- PHẦN LỚN CÁC TỔ CHỨC, CÁC CÔNG TY CHẲNG HIỂU CHIẾN LƯỢC LÀ GÌ!
07 BỆNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP Ở VIỆT NAM
BỆNH THỨ NHẤT: MƠ HỒ VỀ CHIẾN LƯỢC
Bệnh này rất nhiều doanh nghiệp mắc phải, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thể hiện cụ thể là thiếu hoặc chưa tự đánh giá doanh nghiệp mình về 5 vấn đề lớn, gồm: thứ nhất là điểm mạnh, yếu (nội lực của doanh nghiệp) về quản trị, văn hóa doanh nghiệp, nguồn lực. Thứ hai là những cơ hội và thách thức về kinh tế, công nghệ, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Thứ ba là thiếu hoặc chưa tự đánh giá doanh nghiệp thường xuyên trong quá trình phát triển kinh doanh. Thứ tư là thiếu hoặc chưa có chiến lược qua từng thời kỳ hoạt động. Cuối cùng là thiếu hoặc chưa có sự chia sẻ chiến lược giữa bộ máy lãnh đạo và bộ phận thừa hành.
BỆNH THỨ HAI: KỸ NĂNG QUẢN TRỊ KIỂU THUẬN TIỆN ĐẾN...TUỲ TIỆN ... Bệnh này thể hiện ở hoạt động dẫn dắt và hoạt động kiểm tra của lãnh đạo doanh nghiệp “có vấn đề”. Khi lãnh đạo doanh nghiệp giao việc cho cấp dưới thường giao một chiều, không hướng dẫn công việc, không động viên nhân viên, thiếu sự đồng cảm chia sẻ với nhân viên, không giải quyết tốt những mâu thuẫn giữa người cũ và người mới trong doanh nghiệp.
Trong hoạt động kiểm tra, doanh nghiệp thiếu theo dõi hoạt động của nhân viên thường xuyên, không so sánh hiệu qủa công việc của nhân viên, khi nhận viên có sai sót thì đổ thừa, khơng giúp họ sửa sai.
BÊNH THỨ BA: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NHẬP NHẰNG RỐI RẮM
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay không cho cấp dưới biết những thông tin về nguồn vốn, lời, lỗ (phân tích theo ngành hàng doanh nghiệp kinh doanh), dịng tiền với những phân tích thấu đáo nên nhân viên rất thiếu thơng tin, hạn chế sự sáng tạo phấn đấu đưa doanh nghiệp phát triển.
Trong hoạt động kế tốn-tài chính, nhiều doanh nghiệp khơng có số liệu thống kê liên tục qua các năm nên không thể hoạch định được kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Việc đối chiếu sổ sách, chứng từ, hố đơn làm khơng đến nơi đến chốn, bộ phận kế tốn tài chính khơng thường xun rà sốt, phân tích và đề xuất những sáng kiến làm lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp.
BÊNH THỨ TƯ: THIẾU QUAN TÂM NGHIÊM TÚC VÀ ĐẦY ĐỦ VỀ NHÂN SỰ
Nhiều doanh nghiệp dù ra rả nói là con người quan trọng nhưng chỉ tiêu chỉ thấy con số và không thấy chiến lược cũng như kế hoạch và thực thi việc hoạch định chiến lược nhân sự, khơng phân biệt được vai trị giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực, nhầm lẫn giữa duy trì động lực và tạo động lực bên trong của đội ngũ nhân viên, không phát triển được lực lượng kế thừa (bệnh sống lâu lên lão làng) và tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ doanh nghiệp.
BÊNH THỨ NĂM: MARKETING NGẪU HỨNG KHÔNG RÕ MỤC TIÊU Doanh nghiệp thiếu hoạch định chiến lược marketing, thiếu định vị sản phẩm (nhắm tới đối tượng khách hàng là ai, tạo sự khác biệt sản phẩm của mình để cạnh tranh); xem việc phát triển thương hiệu như là làm quảng cáo mà không coi phát triển thương hiệu như phát triển một con người, không thiết lập được hệ thống phân phối hiệu qủa.
BÊNH THỨ SÁU: SẢN XUẤT THEO CÁCH CỦA ...HƠN 50 NĂM TRƯỚC Doanh nghiệp chưa xác định được chiến lược hoạt động sản xuất luôn phục
vụ cho chiến lược kinh doanh, chưa thiết lập hệ thống quản lý chất lượng thực sự (lầm lẫn ISO là công cụ tiếp thị, trong khi ISO là công cụ quản lý nâng cao hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp); chưa quản lý chi phí chất lượng (quên kiểm sốt lãng phí vơ hình – thường chiếm 20% chi chí của doanh nghiệp, mà chỉ chú ý chi phí hữu hình); chưa liên tục cải tiến chất lượng do chưa tạo được môi trường thúc đẩy sản xuất và sáng tạo trong doanh nghiệp. BỆNH THỨ 7: TÂM LÝ SỢ THAY ĐỔI
Bệnh này được thể hiện một hình ảnh khái quát rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp: “Không sợ bệnh, chỉ sợ thấy bệnh mà không chữa, bệnh trở thành tật”, lúc đó vơ phương cứu chữa. Chính căn bệnh thứ 7 khiến cho doanh nghiệp ngại chữa bệnh bằng giải pháp hệ thống quản trị doanh nghiệp (ERP, DMS, CRM,…) – loại thuốc có thể phịng và giảm thiểu bệnh thứ 1 đến bệnh thứ 6. Và điều đó chỉ làm cho doanh nghiệp ngày càng yếu đi, giảm sức cạnh tranh với đối thủ và kết cục tất yếu xảy ra không thể trụ lại được trên thương trường.
NHƯỢC ĐIỂM CHIẾN LƯỢC VÀ TƯ DUY CHIẾN LƯỢC
Về nhược điểm Chiến lược và Tư duy chiến lược của các doanh chủ doanh nhân Việt Nam, chia sẻ bài cũ nhưng vẫn cần suy ngẫm đặc biệt với các Thành Viên mới và Startups entrepreneurs
Chiến lược rối rắm hay đơn giản?
Ngày nay, chúng ta có thể nghe rất nhiều về 2 từ chiến lược, có thể nghe ở mọi người, mọi cấp, mọi lúc, mọi nơi, có nhiều người nói thao thao bất tuyệt nhưng thật rối rắm khó hiểu, khó vận dụng, đặc biệt nếu ta chỉ cần hỏi lại 1 câu đơn giản: chiến lược là gì? Gồm những thành phần thành tố nào ? Thì thường sẽ nhận được thái độ khó chịu, hay sự lúng túng của người nói mà khơng có câu trả lời thuyết phục và rõ ràng.
Vậy chiến lược là gì? Qua thực tế nghiên cứu về cách thiết kế, xây dựng và triển khai chiến lược, rồi ứng dụng thực tế thành cơng vào nhiều tổ chức, loại hình cơng ty từ MNCs đến SMEs trong hơn 20 năm qua, theo yêu cầu của Nhóm quản lý doanh nghiệp, trong giới hạn nhất định, tôi xin cố gắng chia sẻ khái niệm này một cách khái quát và cụ thể, hy vọng rằng dù khái quát mà không thiếu, dẫu chi tiết mà chẳng thừa, từ đó đúc kết thật ngắn gọn về chiến lược, cách lập chiến lược và triển khai sao cho hiệu quả để các bạn trẻ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng và thành công.
Hiểu một cách đơn giản, chiến lược là con đường (giải pháp, phương cách) giản lược nhất, phù hợp nhất, hiệu quả nhất giúp ta tương tác với Tam đối trong điều kiện và nguồn lực chủ quan hiện có, vượt qua môi trường hoạt động, kinh doanh khách quan, để Chiến đấu và chiến thắng, chiếm lĩnh (đạt được) mục tiêu trong khoảng thời gian cho phép, thời gian này là trung và dài hạn (tính bằng năm thậm chí hàng chục năm)
Vì sao cần chiến lược và lợi ích của chiến lược là gì? Khi có chiến lược đúng và thực hiện đủ sẽ đem lại hiệu quả về đầu tư, từ tâm sức, thời gian, đến tài chính, ... đạt mức tốt nhất và cao nhất cùng các lợi ích vơ hình. Nếu khơng có chiến lược hay khi chiến lược và việc thực hiện sai lầm thì thiệt hại thường khó lường, sẽ tổn thất nhiều, thậm chí tổn thương lớn mà kết quả thu nhận khơng bao nhiêu, thậm chí khơng kết quả hay bị âm vốn, phá sản, mất niềm tin... Do vậy, doanh nghiệp cần hết sức quan tâm và thận trọng khi làm chiến lược. Cụ thể, một chiến lược được lập dựa trên 5 thành tố quan trọng gồm
1. Mục tiêu, 2. Tam đối,
3. Nguồn lực và hiện trạng,
4. Môi trường hoạt động và kinh doanh, 5. Cuối cùng là thời gian và thời hạn.
Đây là các thành tố quan trọng cần quan tâm, tìm hiểu, làm rõ, phản biện và thống nhất một cách hợp lý, khả thi trong hệ thống khi hoạch định hay xây dựng chiến lược.
Cần chú ý rằng với mục tiêu thì cần phải đạt Tam Định (Định tính, Định lượng và Định thời) cũng như phải đủ cao để với và đủ gần để tới hay SMART. Riêng về Tam đối, (tức đối tượng mục tiêu; đối tác và đối thủ) từ kinh nghiệm cá nhân, tôi cho rằng đây là thành tố rất quan trọng mà hầu hết mọi người bỏ qua nên chiến lược làm ra không được phù hợp, không được hiểu đúng, không được khả thi, hay khi triển khai không được trọn vẹn, không được hiệu quả.
Lưu ý rằng dù B2B, B2C, B2G, ...hay gì đi chăng nữa thì vẫn chỉ là H2H hay P2P tức Con người hướng đến Con người.
Về mạnh hay yếu của nguồn lực và hiện trạng, khơng có một định lượng tuyệt đối về vấn đề này. Cách đánh giá mạnh hay yếu cần chú ý so sánh đối chiếu với mục tiêu, nếu nó giúp ta đạt mục tiêu dễ hơn nhanh hơn thì là điểm mạnh cịn nếu cản trở việc đạt mục tiêu sẽ là điểm yếu. Đối với môi trường hoạt động và kinh doanh, người lập chiến lược cần quan tâm những yếu tố khách quan bên ngồi, như kinh tế tế, chính trị, xã hội, thành tựu KHCN,... từ đó có cái nhìn rõ ràng về Nguy và Cơ. Nếu thuận lợi để đạt mục tiêu là Cơ và nếu khó khăn cho việc đạt mục tiêu là Nguy. Nguy hay Cơ phụ thuộc vào tính thích nghi của cá nhân hay tổ chức với các yếu tố khách quan này.
Dĩ nhiên, chiến lược dù lớn hay nhỏ, cho cá nhân, phòng ban, hay tổ chức đều phải xác định rõ thời gian và thời hạn. Thời gian cho chiến lược phải hướng về tương lai, thời hạn cho chiến lược thường tính bằng năm, thời hạn dài hay ngắn phụ thuộc năng lực tư duy, tổng hợp thơng tin, phân tích dữ liệu,... dự báo của cá nhân hay tổ chức.
Đến đây có lẽ nhiều người sẽ tò mò hỏi thêm, như vậy liệu những ai cần tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược? Câu trả lời là người triển khai và thực hiện chiến lược là người chính, ngồi ra cần các thành viên liên quan, tích cực cho cả hàng dọc (ít nhất là trên 1 cấp và dưới 1 cấp) và hàng ngang (các bộ phận chức năng tương đương có tương tác khi triển khai chiến lược). Với cấp cao nhất CEO cùng HĐQT nên mời những đối tác chiến lược thực sự cùng tham gia trong giai đoạn đầu (tổng hợp và phân tích thơng tin) giai đoạn sau chi tiết thì nên làm nội bộ. Chiến lược nên đi từ tổng quát đến chi tiết, từ chiến lược công ty đến chiến lược kinh doanh, chiến lược chức năng, chiến lược triển khai, chiến lược giám sát đánh giá,... để đảm bảo tính ổn định và hệ thống xuyên suốt chiến lược, triển khai linh hoạt thích ứng mà khơng mất kiểm soát, bám sát thực tiễn và kịp thời hiệu chỉnh.
Sau khi hồn tất q trình rất vất vả, và nhiều khi phải làm vật vã tổng hợp, phân tích, chọn lọc, sắp xếp ưu tiên,... của cả tập thể có năng lực, làm việc với tinh thần và thái độ tích cực mới xong chiến lược, thì doanh nghiệp có thể và nên rút gọn tóm tắt trong vài trang theo cấu trúc, mơ hình, hay vài câu khẩu quyết dễ lưu, dễ nhớ.
Chiến lược nên Khoe hay Che? Về nguyên tắc thì chiến lược cần truyền thơng cho tất cả những người liên quan trong quá trình thực thi biết để cùng hành động, phối hợp nhịp nhàng nhằm đạt mục tiêu chung. Ở một số nơi, chiến lược thường bị che dấu bởi vì hoặc họ khơng có chiến lược, hay chiến lược làm chưa tới, chưa hoàn chỉnh; hoặc họ sao chép chiến lược;... hoặc không ý thức được Chiến lược là như đã giải thích. Chú ý rằng khi chiến lược dựa trên chính mình với đặc điểm riêng có của mình thì khơng khơng ai có thể làm tốt như mình được nên khơng cần sợ người ta biết, người ta sao chép.
Vậy đấy! Chiến lược rối rắm hay đơn giản là do sự quan tâm, suy nghĩ, tích hợp nguồn lực trong q trình thiết kế, hoạch định cho đến khi triển khai. Tất cả tuỳ thuộc sự chọn lựa của bạn! Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình!