- Lệnh, quyết định cùa Chù tịch nước Trong các vãn bản (lệnh và quyết định) của Chú tịch nước cần phân biệt những vãn
1. Thể thức văn bản
Vãn bản có rất nhiều loại theo hình thức (tên gọi) khác nhau. Mỗi một thể loại đều có thể thức và bố cục khác nhau, thể hiện đặc điểm riêng cùa mồi loại văn bản. Nghị định có thể thức và bố cục khác thông tư, biên bản khác với nghị quyết, và nghị quyết khác với cơng điện... Tuy nhiên, giữa chúng cũng có những điểm chung tạo thành thể thức văn bản. Thể thức này giúp ta phân biệt sự khác nhau giữa văn bản với các tác phẩm, hay ấn phẩm khác: văn, thơ, kịch, nhạc, họa, sách, báo...
Thể thức văn bản là toàn bộ các bộ phận cấu thành văn bản, nhằm đảm cho văn bản có hiệu lực pháp lý và sử dụng được thuận lợi trong quá trình hoạt động của các cơ quan. Có những bộ phận nếu thiếu chúng vãn bản được xem như không hợp thức, do đó việc sừ dụng văn bán để truyền đạt các quyết định quản lý sẽ khơng có hiệu quả. Có những bộ phận khác, nếu thiếu chúng sẽ rất khó xác định trách nhiệm của người hay bộ phận soạn thảo
văn bản, việc tra tìm, đăng ký văn bản cũng khó khăn. Ngồi ra, tính hợp lý trong cấu chúc của văn bản cũng được thố hiện thông qua xử lý thể thức cùa nó, từ cách cấu tạo đến cách bố trí chúng một cách khoa học trong mồi một văn bản.
Thể thức là những đối tượng chù yếu của những nghiên cứu vê tiêu chuẩn hố văn bản. Nói cách khác, khi xem xét các yêu cầu để làm cho được soạn thảo một cách khoa học, thống nhất, thì đối tượng trước tiên được quan tâm chính là các bộ phận tạo thành văn bản. Ở đây vấn đề cần nghiên cứu không phải chi là hình thức của các vãn bản, mà quan trọng hơn là kết cấu của chúng, nội dung thông tin cùa từng yếu tố trong vãn bản và mối quan hệ giữa chúng với nhau, với mục tiêu sử dụng vãn bản. Những yếu tố đều có khả năng làm tăng lên hay hạ thấp giá trị của các văn bản trong thực tế.
Theo quy định hiện nay, thể thức văn bản quản lý hành chính của ta bao gồm những yếu tố sau đây:
- Quốc hiệu
- Địa danh và ngày tháng ban hành văn bản - Cơ quan (tác giả) ban hành