Nguyên tắc, các bước và kĩ năng phân tích chính sách

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản 1 (Trang 116 - 118)

I. Mục đích cơ bản của soạn thảo văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước là thế chế hố các chính sách

1.3. Nguyên tắc, các bước và kĩ năng phân tích chính sách

Nguyên tắc

Khi phân tích chính sách định khung chính sách pháp lý người soạn thảo cần nắm vừng quan điểm thực tiễn, khách quan, loàn diện, lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển. Các phương án lựa chọn phải xuất phát từ thực tiễn sống cùa các quan hệ xã hội, nền tảng đạo đức và truyền thống, nền tảng văn hoá ứng xử thực tại; phái từ thực tiễn mà định hướng nhu cầu điều chinh pháp lý, không nên lạm dụng. Chi có các quyết định pháp lý gắn liền với thực tiễn, phục vụ thực tiền và được thực tiễn chấp nhận mới phát huy được tác dụng và hiệu quà trong đời sống xã hội.

Khi phân tích chính sách, nhà nghiên cứu cũng như người soạn thảo dễ bị rơi vào quan điểm phiến diện. Thực tiễn có nhiều khuynln hướng, nhiều biểu hiện cụ thể có khi trái ngược nhau nên đòi hỏi người phân tích chính sách phải biết xem xét nhiều biểu hiộn đa dạng để phát hiện bản chất của vấn đề và lựa chọn phương án phù hợp, tránh nơn nóng, vội vàng áp đặt ý muốn chủ quan.

Nlhà phân tích chính sách phải đặt vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ phổ biến, biện chứng với các vấn đề, các hiện tượng khác C:ó liên quan, phân tích một vấn đề cụ thể trong các điều kiộn lịich sử cụ thể, các mối quan hệ cụ thể, tránh quan liêu, hời họt, m<ột chiều, phiến diện.

Trong khi hoạch định chính sách pháp lý, cần phải biết nhận ra và đánh giá đúng mức cái mới, cái tích cực đang trong quá trình hình thành để bằng các quy định pháp lý mà ủng hộ, dự liệu những điều kiện, quy phạm tạo điều kiện cho cái mới phát triển.

Trong quá trình hoạch định chính sách pháp luật cần chú ý các yêu cầu của chính sách pháp luật mới như sau:

• Phù hợp trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trinh độ của các chủ thể quản lý, nhất quán và thể hiện đúng đường lối chính sách của Đàng Cộng sản cầm quyền;

• Lựa chọn đúng phương pháp, mức độ và hình thức tác động của quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng chính đáng cùa các thành viên trong xã hội, không hạn chế các quyền của nhóm thiểu số khác, phù hợp với khả năng, trình độ của các đối tượng phải thi hành văn bản đó;

• Phù hợp các quy định của Hiến pháp, pháp luật, quản lý nhà nước bàng pháp luật;

• Lựa chọn hình thức văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với nội dung quản lý và thẩm quyền quản lý nhà nước và thẩm quyền ban hành văn bàn quy phạm pháp luật của cơ quan nhà

nước sẽ ban hành văn bản đó.

Các bước phân tích chính sách:

Trong q trình phân tích chính sách, các nhà phân tích cần nắm vững các bước đi như sau:

- Nhận biết vấn đề.

- Cân nhắc những hạn chế.

- Đưa ra những khả năng giải quyết và phân tích chúng.

- Lập bang tiêu chuẩn đánh giá.

- Chọn giải pháp và phân tích các bảo đảm đề thi hành.

- Trinh bày đề xuất cụ thể (đề cương chính sách hoặc dự án luật).

K ĩ năng phân tích chính sách:

- Kĩ năng phân tích chính sách là tổng hoà cùa những kĩ

nâng nghiên cứu khoa học.

- Thu thập, đánh giá thông tin từ các nguồn tin khác nhau. - Khái quát và tổnií hợp.

- Điều tra, đối chiếu.

- Sừ dụng sổ liệu, tính tốn, thống kê.

Xác dịnh các bàng liêu chuân đánh giá:

- Trình bày những giải pháp lựa chọn

- Những bào đảm để thực hiện dề xuất mới.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản 1 (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)