Về việc dùng mỹ từ pháp

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản 1 (Trang 91 - 93)

- Văn phòng ưý bannhân dân quận (đế thi hành)

3. về việc dùng mỹ từ pháp

a) M ĩ từ pháp

Mỹ từ pháp là một trong những kỹ thuật hành văn, gồm những cách thức làm cho câu văn trở nên đẹp đẽ. Văn bản không cần đẹp đẽ, hiểu theo nghĩa hẹp là chải chuốt, bay bướm hay gọt giũa, súc tích. Văn bản chi cần rõ ràng, chính xác dễ hiểu.

Như vậy, tất cả những mỹ từ có cơng dụng làm cho câu văn màu mè, lả lướt, bóng bảy, khoa trương hay điêu luyện, tinh vi,

cầu kỳ, uyên bác đều không được dùng trong văn bản. Những inỹ’ từ pháp này gồm có: điển cố, tý lệ, âm tỷ, hoán dụ, tá âm, micu tả, hội ý, hợp loại, ngoại ngừ, thậm xưng, ngụ ngừ,...

Còn lại những mỹ từ pháp có thể được dùng trong văn chương hành chính như sau: đối xứng, diệp ngừ và đảo ngữ.

Đối xứng là cách xếp đặt những từ trong câu văn chia làm hai vế cân xứng nhau, cơng dụng của nó là làm cho cầu văn được nhịp nhảng dễ đọc .

Điều kiện để hai vế đối nhau là đối thanh ở mỗi nhịp đối ý và ở cùng một loại từ.

Văn chương hành chính thời xưa chịu ảnh hưởng của Hán văn hay dùng mỹ từ pháp đối xứng. Ngày nay thói quen này vẫn cịn nhưng rất í t .

Ví dụ: chính quyền trong sạch, quân đội oai hùng, nhân dân sẽ được an cư lạc nghiệp .

b) Điệp ngữ - Điệp ngữ là cách nhắc lại nhiều lần một từ, bất kể thuộc loại từ nào, nhằm mục đích làm cho câu văn thêm mạnh ý. Trong câu văn ý niệm nào cần được chú ý, nhấn mạnh những chữ diễn tả ý niệm ấy sẽ được nhấn mạnh. Ví dụ:

- Cư dân không được đốt pháo, không được gây tiếng nổ, không được tụ tập đông đảo trên đường phố (điệp ngữ được nhắc lại: không được).

Tất cả đều do dần, tất cả là vì dân, tất cả là phải tuỳ thuộc vào dân: (Điệp ngừ được nhắc lại: tất cả, dân).

- Sưu tầm tài liệu một cách nhanh chóng, giải quyết vấn đề hành chính một cách nhanh chóng, soạn thảo bản văn một cách

nhanh chóng, người soạn thao công văn chưa chắc đã phục vụ một cách đắc lực. (Điệp ngừ được nhấc lại: nhanh chóng).

c) Dào ngữ - Đảo ngữ là thay đổi vị trí những chữ xếp đặt trong câu văn nhằm mục dích nhấn mạnh một ý trong câu văn.

Ví dụ câu nói xi: cơ quan cần được cải tiến về cả ba phương diện cơ cấu tổ chức, thú tục điều hành và nhân viên quán trị.

Câu trên dùng đảo ngữ: cơ cấu tổ chức, thủ tục điều hành và nhân viên quản trị, cơ quan cần được cài tiến cả về cả ba phương diện. Trong ba phương diện cơ cấu tổ chúc, thù tục điều hành và nhân viên quản trị, tuỳ thuộc vào ý muốn diễn tả, câu văn cịn có thể được xếp đặt khác nhau:

- Nhân viên quản trị, cơ cấu tổ chức và thủ tục điều hành, cơ quan cần được cải tiến về cả ba phương diện

- Thù tục điều hành, nhân viên quản trị và cơ cấu tổ chức, cơ quan cần được cải tiến về cả ba phương diện.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản 1 (Trang 91 - 93)