Nghiên cứu về vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở các trường

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới (Trang 26 - 32)

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.3. Nghiên cứu về vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở các trường

học theo tiếp cận bình đẳng giới

1.1.3.1. Nghiên cứu ở nước ngồi

Bình đẳng giới là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của toàn thế giới bởi đây là nội dung quan trọng nhất của mục tiêu tiến bộ và cơng bằng xã hội. Thúc đẩy bình đẳng giới là một trong những vấn đề có tính tồn cầu, là mối quan tâm lớn của nhân loại nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội.

Tác giả Jasbir K S Singh (2008) trong nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong giáo dục đại học tại các quốc gia thuộc khối thịnh vượng chung “Women in leadership and management in higher education: a statistical overview” đã khẳng định: Ở các trường đại học của các quốc gia nằm trong khối thịnh vượng thì giáo sư đầu ngành chủ yếu là nam; cán bộ giảng dạy, chuyên gia giáo dục cao cấp là phụ nữ chỉ ở mức dưới 30%; nữ giáo sư, GV chính, GV cao cấp có tỉ lệ thấp hơn nam (chỉ chiếm khoảng ¼ trên tổng số GV); nam giới giữ các vị trí quản lí hàng đầu trong các trường đại học nhiều hơn nữ; GV nữ có bằng tiến sĩ ít hơn GV nam; hầu hết phụ nữ làm việc ở các cấp thấp hơn như các GV, nhân viên kiêm nhiệm và trợ giảng; tỉ lệ nữ làm lãnh đạo, chuyên gia cao cấp trong các lĩnh vực sinh học, hóa học, máy tính, kĩ thuật, tốn học, thơng tin và y học rất thấp. Phụ nữ được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, trưởng bộ môn, trưởng khoa đối với các khoa hàn lâm nhiều hơn là vào các vị trí quản lí cấp cao [53].

Nhìn chung, trong những năm gần đây sự tham gia của phụ nữ ở các vị trí quản lí cấp phó, cấp trưởng dù đã có cải thiện song về tổng thể, nam giới vẫn còn chiếm đa số ở các vị trí này. Ở các cấp quản lí cao (giám đốc điều hành và chủ tịch, hiệu trưởng…) nam giới vẫn đông hơn phụ nữ. Phụ nữ ở các vị trí hiệu trưởng, giáo sư, chủ tịch, phó chủ tịch là rất hiếm.

Nghiên cứu về nữ GV làm việc tại các trường đại học do hội đồng Viện Hàn lâm Canada tổ chức vào năm 2012 cho thấy: tỉ lệ GV nữ trong các trường đại học rất thấp, chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng số GV; GV nữ có tỉ lệ cao nhất trong các ngành khoa học nhân văn, khoa học xã hội và giáo dục, khoa học đời sống và thấp nhất trong các ngành khoa học vật lí, khoa học cơng nghệ thơng tin, kĩ thuật và tốn học [48]; tỉ lệ tiến sĩ nữ hiện chiếm 46,7% trong tổng số tiến sĩ tại Canada; tỉ lệ GV nữ có học hàm cao chiếm tỉ lệ thấp (nữ GV là phó giáo sư và giáo sư khoảng 20%); các giáo sư nữ làm việc tạm thời có tỉ lệ cao hơn những giáo sư làm việc toàn thời gian. Kết quả khảo sát trên cho thấy sự chênh lệch trong việc giảng dạy tại các trường Đại học cũng như tổ chức vị trí lãnh đạo, quản lí, phụ trách đơn vị và các vị trí NCKH trong ngành, khoa đào tạo. Nghiên cứu đưa ra rất nhiều chính sách, tuy nhiên chú trọng vẫn là các chính sách hỗ trợ trong đào tạo, NCKH cũng như trong giảng dạy.

Đây là các chính sách được ưu tiên nhiều hơn để rút ngắn khoảng cách về giới tại Canada.

Dữ liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo Úc năm 2010 về giáo dục đại học [60] cho thấy: phụ nữ chiếm 55,8% trong tổng số các nhân viên, GV, người lao động toàn thời gian tại các trường đại học; Ở vị trí GV phụ nữ chiếm 52,8% trong tổng số. Tuy nhiên số phụ nữ là GV chính chỉ chiếm 41,3% và GV cao cấp chỉ cịn 26,7%. Điều đó chứng tỏ tỉ lệ phụ nữ làm việc ở cấp càng cao thì tỉ lệ càng thấp. Có nhiều sáng kiến nhằm giải quyết vấn đề trên như: Nâng cao nhận thức về sự đóng góp của phụ nữ đối với hiệu quả và sự tiến bộ của các trường đại học; Tăng tỉ lệ phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo cao cấp; Giới thiệu các nữ lãnh đạo cấp cao thông qua các phương tiện truyền thông…

Theo báo cáo thống kê Equality in Higher Education Statistical report của cơ quan thống kê giáo dục đại học Anh (HESA) năm 2012 [58] và báo cáo The

Position of Women and BME staff in professorial roles in UK HEIs của các trường đại học, cao đẳng năm 2013 [59] thì nam giới chiếm vị trí lãnh đạo cấp cao nhiều hơn nữ giới; giáo sư nam chiếm đa số còn giáo sư nữ chỉ chiếm dưới 20% trong tổng số các giáo sư; tỉ lệ nữ nhân viên làm việc trong các trường đại học chiếm khoảng 53,7%, tuy nhiên nữ nhân viên tham gia nghiên cứu chiếm 44,2%, nữ nhân viên làm việc toàn thời gian chỉ cịn 38,6%. Hầu hết, phụ nữ chỉ nằm trong nhóm nhân viên hỗ trợ (62,4%) và nhân viên làm việc bán thời gian (54,6%). Tỉ lệ nữ chiếm rất thấp trong các lĩnh vực điện, điện tử và máy tính kĩ thuật, cơ khí, hàng khơng, kĩ thuật sản xuất và vật lí. Tuy nhiên, phụ nữ nghiên cứu về y khoa, y tế, tâm lí học và hành vi cao hơn nam giới. Phụ nữ chiếm đa số là các giáo viên không chuyên nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng tại Anh.

Tại Việt Nam, có thể nói, thành cơng của ngành giáo dục trong những năm

qua có phần đóng góp khơng nhỏ của ĐNGV nữ, ngày càng có nhiều nữ GV đạt học hàm, học vị cao, một số GV nữ là Bộ trưởng và Thứ trưởng, nhiều GV nữ giữ vai trò chủ chốt trong quản lí: cấp Vụ, Viện, Sở, phịng, ban, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng của các trường đại học, Viện trưởng và Phó Viện trưởng của các Viện và Học viện.

Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT thì tỉ lệ GV nữ ở các trường đại học chiếm 47%, trong đó tỉ lệ GV nữ có trình độ tiến sĩ chiếm khoảng 30% [22]; nhiều nữ GV đạt giải cao trong các cuộc thi, các giải thưởng lớn, vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”; một số GV nữ đảm nhiệm vai trị hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Ngồi ra, nhiều GV nữ được bổ nhiệm vào các chức vụ trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng phịng, phó trưởng phịng, trưởng bộ mơn, phó trưởng bộ mơn… Ngày nay nữ GV có nhiều cơ hội để phát triển bản thân cũng như có khơng gian rộng mở để khẳng định mình, phát huy thế mạnh của mình, và đóng góp vào cơng cuộc đổi mới đất nước.

Trong nghiên cứu “Quản lí phát triển ĐNGV nữ trong các trường đại học sư

phạm theo tiếp cận bình đẳng giới” tác giả Cao Tuấn Anh (2015) đã khẳng định:

Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng ngang nhau về vị trí và vai trị giữa nam và nữ trong một lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong trường đại học, thực hiện bình đẳng giới tức là xây dựng một mơi trường làm việc cơng bằng, khơng có bất bình đẳng giới, nơi mà GV nữ có cơ hội tiếp cận, đóng góp và thụ hưởng mọi nguồn lực trong quá trình giảng dạy, NCKH và giáo dục học sinh, sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy ĐNGV nữ các trường Đại học Sư phạm hiện nay chiếm tỉ lệ cao hơn GV nam về mặt số lượng. Tuy nhiên, xét về mặt trình độ và khả năng thực hiện NCKH thì ĐNGV nữ có nhiều hạn chế so với nam. Số lượng GV nữ có học hàm Giáo sư, phó giáo sư và học vị tiến sĩ so cịn thấp so với GV nam. Số lượng nữ GV chủ trì đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước cũng thấp hơn GV nam rất nhiều. Bên cạnh đó, GV nữ cũng gặp phải nhiều yếu tố rào cản ảnh hưởng đến quá trình phát triển như: sự tự ti của chính GV nữ; khó khăn của GV nữ trong tiếp cận với các cơ hội học tập, NCKH; bất bình đẳng trong đánh giá, sắp xếp cán bộ; sự thiếu tin tưởng của các cấp lãnh đạo trong việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ nữ và rào cản từ phía gia đình… Như vậy, trường Đại học Sư phạm đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, GV nói chung thơng qua xây dựng quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và cải thiện môi trường làm việc. Tuy nhiên, nếu xem xét, đánh giá trên cơ sở bình đẳng giới, coi trọng sự khác biệt về giới và giới tính thì lồng ghép giới vào quản lí phát triển ĐNGV nữ tại các trường Đại học Sư

phạm còn nhiều điểm hạn chế. Các vấn đề còn tồn tại như: nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của lồng ghép giới trong việc xây dựng một ĐNGV nữ vững mạnh, chưa xây quy hoạch phát triển đổi với ĐNGV nữ, tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm cán bộ chưa tương xứng với năng lực và phần nào hạn chế cơ hội thăng tiến của GV nữ; chưa tính đến những khó khăn mà GV nữ gặp phải bất cập, thiếu khách quan và môi trường làm việc, các chế độ chính sách đãi ngộ chưa tạo động lực lao động, sáng tạo.

Nghiên cứu cũng đã đề xuất được 6 giải pháp quản lí phát triển ĐNGV nữ các trường đại học sư phạm theo tiếp cận bình đẳng giới đó là: Tổ chức tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển ĐNGV nữ theo tiếp cận bình đẳng giới; Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV nữ phù hợp với xu hướng lồng ghép giới vào chính sách, chiến lược phát triển của nhà trường; Công khai, minh bạch trong tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm ĐNGV nữ phù hợp với năng lực, hồn cảnh và đáp ứng u cầu bình đẳng giới; Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để GV nữ thích ứng được với mọi sự biến đổi; Hồn thiện quy trình đánh giá GV nữ theo tiếp cận bình đẳng giới; Cải tiến cơ chế, chính sách đãi ngộ và tạo môi trường làm việc thuận lợi theo chiều hướng tạo động lực tích cực đối với ĐNGV nữ [1].

Tác giả Lương Hoài Nga trong đề tài“Phát triển đội ngũ nữ CBQL các

trường đại học Y Việt Nam theo tiếp cận bình đẳng giới” [29] đã khẳng định: phát

triển đội ngũ cán bộ nữ theo tiếp cận bình đẳng giới trong các trường Đại học Y là phát triển đội ngũ theo lí thuyết phát triển nguồn nhân lực nhưng phải phù hợp với sự phát triển của ngành y. Việc phát triển đội ngũ nữ CBQL các trường Đại học Y ở Việt Nam phải đảm bảo các ngun tắc có tính kế thừa, tính thực tiễn, tính đồng bộ, tính phù hợp. Trên cơ sở đó, tác giả đề cập sáu giải pháp phát triển đội ngũ nữ CBQL các trường Đại học Y quán triệt tiếp cận bình đẳng giới với việc phát triển đội ngũ CBQL cũng chính là phát triển đội ngũ trí thức gồm: (1) Nâng cao nhận thức về hoạt động phát triển đội ngũ nữ CBQL đối với các cấp quản lí; (2) Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ nữ theo hướng tăng quyền năng cho phụ nữ; (3) Tạo nguồn, sử dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ nữ phù hợp với năng

lực và hoàn cảnh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu bình đẳng giới; (4) Đổi mới quản lí trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ; (5) Đánh giá đội ngũ cán bộ nữ theo hướng tạo động lực phát triển; (6) Xây dựng chính sách và tạo mơi trường làm việc thuận lợi trên cơ sở xác định rõ các ưu tiên chiến lược đối với đội ngũ cán bộ nữ.

1.1.3.2. Nghiên cứu ở trong nước

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Lào đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển giáo dục và thể thao, trong đó có việc xây dựng và phát triển ĐNGV nữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu về phát triển GV nữ ở các trường đại học theo tiếp cận bình đẳng giới.

Những nghiên cứu về đội ngũ cán bộ nữ chủ yếu liên quan đến phát triển đội ngũ cán bộ nữ trong các tổ chức, đơn vị. Tiêu biểu có nghiên cứu "xây dựng đội ngũ cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ huyện ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay" của tác giả Viengmaly Soulixay, nghiên cứu đã đề ra một số giải pháp xây dựng đội ngũ chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Huyện ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2030 trong đó chú trọng nâng cao nhận thức trách nhiệm của cấp ủy, các đồn thể về vai trị của đội ngũ và tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Huyện ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; cụ thể hóa tiêu chuẩn chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Huyện ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; phát huy tính tự giác trong tự học, tự rèn luyện tồn diện của đội ngũ chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Huyện ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; phát huy vai trị của chính quyền và Mặt trận xây dựng đất nước, các đồn thể chính trị, xã hội và Hội liên hiệp phụ nữ cấp trên trong xây dựng đội ngũ chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Huyện ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Vận dụng và thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với đội ngũ chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Huyện ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Huyện ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [45].

Nghiên cứu về "Vai trò của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh SaLaVan Cộng hòa Dân

và nghiên cứu về Hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô

viêng chăn [19] của King Phay Pha Sa Van Xay, đã chỉ ra những giải pháp nhằm

phát huy vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ (HLHPN) trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Khuyến khích phụ nữ tham gia trong lĩnh vực chính trị, nâng cao trình độ học vấn của phụ nữ, phát huy được vai trò to lớn đối với việc phát triển phụ nữ, thực trạng bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ.

Như vậy, các nghiên cứu trên đã đưa ra được một số giải pháp nhằm phát triển đội ngũ cán bộ nữ nói chung và đặc biệt là nhấn mạnh đến vai trò của đội ngũ cán bộ nữ, hội liên hiệp phụ nữ ở Lào. Tuy nhiên, vấn đề phát triển ĐNGV nữ theo tiếp cận bình đẳng giới chưa được nghiên cứu tại các cơng trình này. Những giải pháp mà các nghiên cứu trên đưa ra là cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất một số giải pháp phát triển ĐNGV nữ ở ĐHQG Lào theo tiếp cận bình đẳng giới.

Tóm lại, ở nước ngồi vấn đề phát triển ĐNGV, phát triển ĐNGV nữ ở các trường đại học đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, góc độ và đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên những cơng trình nghiên cứu về phát triển ĐNGV nữ ở các trường đại học theo tiếp cận bình đẳng giới thì chưa nhiều, hầu như chỉ được nghiên cứu xen kẽ trong các nghiên cứu khác. Còn ở nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào thì gần như chưa cơng trình nào nghiên cứu về phát triển ĐNGV trong các trường Đại học, đặc biệt là chưa có cơng trình nào nghiên cứu về phát triển ĐNGV nữ ở ĐHQG Lào theo tiếp cận bình đẳng giới. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa về lí luận và thực tiễn.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w