Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới (Trang 61 - 65)

gia Lào

1.4.1. Về cơ chế, chính sách

Vấn đề bình đẳng giới được thể chế hố trong chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước, tạo cơ sở pháp lí, tạo điều kiện và cơ hội trao quyền bình đẳng cho cả nam và nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố - xã hội. Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, Chính phủ đã có nhiều giải pháp như: ban hành các chính sách đặc thù, lồng ghép vào các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội và gia đình những quy định riêng cho phụ nữ, tạo điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện bình đẳng giới một cách thực chất.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Điều 63 quy định: “Cơng dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình”; Luật bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 10 là căn cứ pháp lí cao nhất của Nhà nước ta nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phụ nữ.

Nghị quyết của Bộ Chính trị Số 11 - NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 Về

cơng tác phụ nữ thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, Nghị quyết đã xác

định quan điểm: “Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong

Nghị định của Chính phủ số 48/2009/NĐ- CP ngày 19 /5/2009 quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới; Nghị quyết số 57/NQCP ngày 01/12/2009 ban hành chương trình hành động của chính phủ đến giai đoạn 2020; Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 1241/QĐ-TTg ngày 22/7/2009 phê duyệt chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/10/2010 phê duyệt chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 -2020 với mục tiêu: “Đến năm 2020 về cơ bản đảm bảo cơ hội, năng lực tham gia và hưởng lợi một cách bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của đất nước”.

Chỉ thị số 06/ CT-GD ngày 28/2/1985 của Bộ GD&ĐT đã nêu một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ của ngành. Trong đó đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh cơng tác đề bạt, tăng cường tỉ lệ cán bộ nữ ở các cấp quản lí giáo dục và các cơ sở trường học”. Chủ trương đó được tiếp tục thể hiện trong Chỉ thị số 15/CTGDĐT

ngày 19/9/1994 của Bộ GD&ĐT: “ Xây dựng quy hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBQL đương chức và kế cận là cán bộ nữ ở cơ sở trường học và các cấp

quản lí của ngành”.

Quyết định số 970/QĐ-BGDĐT ngày 9/3/2012 phê duyệt kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành giáo dục giai đoạn 2012 -2015, với mục tiêu: “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lí, lãnh đạo trong các cơ

sở giáo dục và các cơ quan quản lí giáo dục”; Kế hoạch số 418/KH-BGDĐT ngày

25/5/2012 và 579/KH-BGDĐT ngày 9/5/2013 của Bộ GD&ĐT về thực hiện Đề án

tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong trường học năm 2013.

Tuy nhiên, giữa văn bản pháp luật và thực tiễn ln có một khoảng cách nhất định. Một số quy định trong các lĩnh vực có liên quan đến bình đẳng giới cịn chưa phù hợp đã dẫn tới những hạn chế điều kiện và cơ hội tham gia bình đẳng của phụ nữ như vấn đề tuổi nghỉ hưu; tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm… của cán bộ, viên chức nữ. Việc thiết lập một hệ thống giám sát, báo cáo thường xuyên, các

điều khoản chế tài cam kết thực hiện và triển khai các chính sách về bình đẳng giới cịn thiếu và cịn yếu dẫn đến bình đẳng giới được triển khai một cách hình thức. Lồng ghép giới trong việc xây dựng chính sách thiếu sự nhạy cảm giới dẫn đến việc quy hoạch đội ngũ cán bộ nữ gặp khó khăn.

1.4.2. Yếu tố văn hóa

Lào vốn xuất phát điểm là một nước nông nghiệp với quan niệm "trọng nam khinh nữ" đã bám rễ sâu trong suy nghĩ của con người, trở thành lối tư duy định kiến đối với nữ giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Định kiến giới thể hiện ở thái độ và sự nhìn nhận, đánh giá thiếu công bằng và khách quan về năng lực, vai trò của phụ nữ, điều này dẫn đến sự phân biệt đối xử tiêu cực với nữ giới. Trong quản lí ĐNGV, định kiến giới ảnh hưởng tới q trình phân cơng giảng dạy, thực hiện đề tài NCKH; ảnh hưởng tới quá trình bổ nhiệm, đánh giá, thi đua khen thưởng. Trong cơng việc, GV nam và GV nữ cùng trình độ, năng lực thì người quản lí thường ưu tiên lựa chọn nam giới hơn.

Số liệu thống kê về giới của Việt Nam cho thấy số thời gian làm việc nội trợ bình quân một ngày của lao động nữ từ 15 tuổi trở lên cao gấp 2,5 lần so với nam giới ở thành thị và gấp 2,3 lần ở nông thôn. Năm 2002, số giờ làm việc nội trợ bình quân của nữ ở thành thị là 1,97 giờ, của nam giới là 0,78 giờ [36]. Như vậy, quan niệm truyền thống coi việc nội trợ là của phụ nữ, chia sẻ cơng việc gia đình chưa trở thành trách nhiệm thường xuyên của nam giới. Thời gian lao động của nữ giới luôn bị xé lẻ bởi nhiều việc vặt không tên dẫn đến khả năng tập trung chuyên môn của họ bị ngắt quãng và khó chuyên sâu. Để có thể làm trịn “vai trị kép” với một bên là gia đình, một bên là xã hội, nhiều GV nữ phải “gồng” mình lên nỗ lực. Nhiều chị em do q cố gắng, thậm chí là kì vọng vào việc hồn thành “vai trị kép” nên rơi vào tình trạng “q tải”, khủng hoảng tâm lí.

1.4.3. Bộ phận hỗ trợ và thực thi bình đẳng giới

Sự ra đời của Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ, hội liên hiệp phụ nữ của các Bộ, ngành, cơ quan, đoàn thể, tỉnh, thành phố… đã đánh dấu bước phát triển mới của Lào trong việc tăng cường bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của

phụ nữ có vai trị nghiên cứu, đề xuất với các cấp lãnh đạo phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ; tuyên truyền, phổ biến, vận động thực hiện bình đẳng giới; đơn đốc các đơn vị phối hợp thực hiện bình đẳng giới; báo cáo tình hình thực hiện bình đẳng giới; quan hệ quốc tế vì sự tiến bộ của phụ nữ nói chung. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy về cơ cấu tổ chức, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ bao gồm một lãnh đạo nhà trường chịu trách nhiệm chỉ đạo và một số thành viên, song đều là những người thực hiện chức năng kiêm nhiệm. Chính vì vậy thời gian và sức lực đầu tư cho việc nghiên cứu, thảo luận, tư vấn cho lãnh đạo nhà trường về vấn đề quy hoạch, phát triển ĐNGV nữ hầu như còn rất hạn chế. Chức năng, nhiệm vụ và phương hướng của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ chưa rõ ràng, nhiều khi chồng chéo với Ban nữ cơng, Cơng đồn hay Phịng Tổ chức cán bộ. Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ chỉ có vai trị tư vấn, chưa có vị thế hành pháp. Do đó tác động và ảnh hưởng của nó cũng sẽ bị hạn chế và hoạt động của Ban này đơi khi chỉ mang tính hình thức.

1.4.4. Yếu tố từ chính bản thân giảng viên nữ

Do yếu tố văn hóa, ngay từ nhỏ các bé gái thường được giáo dục và ứng xử theo cách dập khn như là sự nữ tính, nhẹ nhàng, dịu dàng, dễ bảo, biết chấp nhận, biết lắng nghe, vâng lời… Đến khi lớn dần, cách giáo dục đó ăn sâu vào tiềm thức trở thành tâm lí an phận của người phụ nữ. Với đặc tính này, nữ giới sẽ dễ dàng chấp nhận hiện thực cuộc sống, họ không muốn va chạm hay đối đầu, khơng muốn có thêm rắc rối trong cuộc sống. Đối với GV nữ, sự an phận thực sự trở thành một trở ngại lớn gây khó khăn, cản trở cho sự phát triển chuyên môn và vị thế xã hội. Nhiều chị em từ chối cơ hội thăng tiến, ngại phấn đấu nâng cao trình độ hay tham gia đề tài NCKH…

Có nhiều GV nữ vì áp lực gia đình, mâu thuẫn giữa vai trị gia đình và xã hội mà buộc phải hy sinh sự phấn đấu cơng việc. Nhưng cũng khơng ít chị em u thích cơng việc gia đình, chăm lo con cái, đặt cơng việc gia đình cao hơn cơ quan, đi làm cho gọi là “có cơng việc ổn định”. Tỉ lệ phụ nữ có tâm lí như vậy cao hơn rất nhiều so với nam giới. Với những GV nữ như vậy, sự phấn đấu trong công việc là một điều quả chừng rất xa vời.

Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển ĐNGV nữ đó là: thiếu vắng cơ chế quản lí, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện bình đẳng giới. Bộ phận thực thi bình đẳng giới chỉ có vai trị tư vấn chính sách chứ chưa tham gia vào q trình quyết định thực hiện chính sách liên quan đến các vấn đề phát triển GV nữ trong nhà trường. Định kiến về giới, tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” vốn tồn tại lâu đời trong văn hóa Việt Nam đã hạ thấp vị trí, vai trị của nữ giới, ảnh hưởng tới quá trình đánh giá năng lực thực sự của GV nữ. Ngay bản thân nữ giới vẫn cịn tâm lí an phận, coi trọng gia đình hơn sự nghiệp. Vì thế phát triển ĐNGV của nhà trường sẽ trở nên khó khăn khi chính bản thân đối tượng khơng muốn vận động.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w