1.2. Khái niệm cơ bản
1.2.2. Phát triển đội ngũ giảng viên nữ trong trường đại học
1.2.2.1. Giảng viên đại học
Luật Giáo dục (2005) của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: GV trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chun mơn, nghiệp vụ; Chức danh của GV bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư; Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên. Trường hợp đặc biệt ở một số ngành chuyên môn đặc thù do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định [34].
Ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luật Giáo dục quy định: GV là những nhà giáo giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, có tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Nhà nước nói chung và những quy định đặc thù của từng trường đại học, cao đẳng nói riêng.
1.2.2.2. Phát triển đội ngũ giảng viên
Theo từ điển tiếng Việt, đội ngũ là “Tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng” [41, tr.45]. Chẳng hạn: “đội ngũ trí thức”, “đội ngũ cán bộ”, “ĐNGV”.
ĐNGV là tập thể những người đảm nhiệm hoạt động giáo dục và dạy học có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định. ĐNGV là nhân tố quan trọng của phát triển GD&ĐT, thông qua hoạt động giảng dạy giáo dục và các hoạt động khác trong và ngoài trường, ĐNGV là người hằng ngày trực tiếp thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển GD&ĐT của hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là tập hợp những người thực hiện hoạt động giảng dạy và quản lí giáo dục tại các trường đại học, cao đẳng dưới sự lãnh đạo, quản lí, điều hành của Ban giám hiệu... được tổ chức thành một lực lượng, cùng chung một mục đích là đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, đảm bảo trình độ, đạt chất lượng cao trong các lĩnh vực về tri thức khoa học và giáo dục và được hưởng các quyền lợi theo Luật giáo dục và các Luật khác được nhà nước quy định.
Đối với người lãnh đạo quản lí của ngành và các đơn vị cơ sở cũng như trường học, phải xây dựng, gắn kết các thành viên để tạo ra một đội ngũ nhà giáo mà trong
đó mỗi người có sắc thái riêng; tập hợp thành một khối đoàn kết thống nhất; phát huy sức mạnh và năng lực vốn có của đội ngũ mà mỗi cá nhân là một thành viên tích cực của đội ngũ đó. Từ đó mở rộng và xây dựng ĐNGV, đơng đảo những người dạy học của ngành lớn mạnh ngang tầm với nhiệm vụ nặng nề của ngành trong xu thế phát triển giáo dục hiện nay của thời đại.
Phát triển ĐNGV là phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục đào tạo cho các cơ sở dạy nghề. Trong phạm vi nhà trường, phát triển ĐNGV [37] nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Phát triển GV đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng theo chuẩn, đồng bộ về cơ cấu, thực hiện tốt kế hoạch đào tạo của nhà trường.
- Tạo được bầu khơng khí hào hứng, lành mạnh trong tập thể GV để mọi người phấn khởi, hài lịng, gắn bó với nhà trường, đóng góp cơng sức của cá nhân một cách tốt nhất.
- Có chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với GV có trình độ cao, năng lực nghề nghiệp giỏi, tạo điều kiện để GV an tâm ổn định nghề nghiệp và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong một tổ chức, khoa học quản lí bàn đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực là tạo ra sự phát triển bền vững về hiệu quả năng lực của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về mặt chất lượng và số lượng của đội ngũ cũng như chất lượng sống của nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực được đặt trong nhiệm vụ quản lí nguồn nhân lực và là một nội dung quan trọng trong quản lí nguồn nhân lực.
Trong nhà trường, phát triển ĐNGV được coi là vấn đề trọng tâm của quản lí. Nó có quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực nói chung. Như vậy phát triển ĐNGV là tạo ra một đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, độ tuổi, giới tính nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực giảng dạy và giáo dục của nhà trường, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường.
1.2.2.3. Phát triển đội ngũ giảng viên nữ trong trường Đại học * Vai trò, ưu thế của giảng viên nữ trong trường đại học
Song song với vai trò và sứ mạng của nhà trường đại học, GV nói chung và GV nữ nói riêng có một vị trí vơ cùng quan trọng trong xã hội. Trong lĩnh vực nghề nghiệp chun mơn, họ đóng vai trị là người trực tiếp đào tạo, hình thành nhân cách của thế hệ SV theo mục tiêu mà xã hội và nhà trường đặt ra; là nhà khoa học đồng thời cung ứng các dịch vụ xã hội, phục vụ cộng đồng. Đặc biệt với GV nữ, họ còn là người tái sản xuất sức lao động cho xã hội với thiên chức của người làm vợ, làm mẹ.
Trong vai trò của một nhà sư phạm, qua sự tác động của GV nữ mà hình thàn thế giới quan đạo đức, trí tuệ và định hướng nghề nghiệp của người học. Nhân cách của một nhà giáo dục, tính chất, hệ thống các mối quan hệ qua lại giữa người dạy và người học chính là tấm gương, là hình mẫu để học trị noi theo. Nhiệm vụ của GV nữ chính là tạo ra một cách tích cực và có mục tiêu nhân cách của người học.
Nghề dạy học là nghề đặc thù, nghề tái tạo các kinh nghiệm, giá trị xã hội. Sản phẩm lao động của một nhà sư phạm chính là nhân cách của người học. Nhân cách đó được hình thành qua khả năng lĩnh hội và năng lực sáng tạo các kinh nghiệm xã hội của người học. Vì thế, nhân cách người GV là phương tiện quan trọng nhất để người GV hành nghề. Nói như nhà giáo dục học K.D.Usinxki: “Trong
giáo dục tất cả đều phải dựa vào nhân cách của người giáo dục, sức mạnh của giáo dục chỉ bắt nguồn từ nhân cách của con người chân chính. Khơng một điều lệ, một chương trình, khơng một cơ quan giáo dục nào dù có được tạo ra khơn khéo như thế nào cũng không thay thế được nhân cách của con người trong sự nghiệp giáo dục. Không một sách giáo khoa, một lời khuyên răn nào, một hình phạt, một hình thức khen thưởng nào có thể thay thế ảnh hưởng cá nhân của người dạy với người học”. [15, tr.190]
Hơn nữa, đa số SV sư phạm là là nữ nên các GV nữ có nhiều sự đồng cảm với các em hơn, các GV nữ dễ trở thành hình tượng mà SV nữ noi theo. Bên cạnh đó, GV nữ là những người sống thiên về tình cảm, ít cứng rắn hơn GV nam nên khả năng tiếp cận với SV thuận lợi hơn các GV nam. Lịng u nghề của SV khơng thể
hình thành đơn thuần qua một vài giờ lên lớp mà nó được hình thành qua sự cảm nhận về lịng say mê của chính người giảng dạy. Nó là q trình truyền đạt kiến thức thông qua trái tim chứ không phải con đường của học thuật và lí trí. Với vai trị này, khơng một đối tượng nào có thể thực hiện tốt hơn là GV nữ.
Ở lứa tuổi sinh viên, SV nữ thường hay hình thành cho mình một hình mẫu nhân cách về một người GV chuẩn mực. Hình mẫu này thường là từ một GV nữ hoặc cũng có thể là sự tổng hợp các ưu điểm của nhiều GV nữ mà các em tiếp xúc trong q trình học tập. Vì thế vai trị của ĐNGV nữ rất quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của SV. Họ chính là tấm gương, là hình mẫu lý tưởng về chun mơn, đạo đức, nhân cách, chuẩn mực mà các SV nữ mong muốn trong tương lai.
Với một số đặc điểm tính cách riêng biệt của giới như là sự nhẹ nhàng, dịu dàng; với đặc điểm của nghề đó là sự mẫu mực, chân thành, giản dị trong lối sống, GV nữ vẫn luôn tạo được niềm tin, sự yêu mến của mọi thế hệ SV.
Trong nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học cơng nghệ, GV nữ đóng vai trị là một nhà khoa học, là cầu nối giữa khoa học đến với đời sống xã hội. Thông qua việc thực hiện các các đề tài và cơng trình NCKH, bằng hệ thống tri thức chuyên sâu, GV nữ đã góp phần khám phá và lý giải các hiện tượng của đời sống. Bên cạnh đó với vai trị của một chun gia, họ có thể tham gia cung ứng các dịch vụ cho nhà trường, SV, cho tổ chức kinh tế xã hội thơng qua các chương trình tư vấn, hướng nghiệp, bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn kỹ năng tiếp cận theo chuẩn quốc tế. Việc đưa khoa học đến với đời sống chính là sự mong đợi của xã hội đối với một người GV trong thời đại mới.
Tóm lại, ĐNGV nữ có một vị trí rất quan trọng đối với xã hội nói chung và ĐHQG Lào nói riêng. Với những đặc điểm về giới cũng như về giới tính của mình, họ có thế mạnh trong giao tiếp, ứng xử, trong giải quyết các mâu thuẫn, xung đột của tổ chức cũng như của bản thân người học. Bằng chính sự nhiệt tình, tấm lịng nhân ái, bao dung, yêu thương con người nữ GV đã xây dựng được niềm tin, lòng yêu nghề tới thế hệ trẻ - những giáo viên tương lai đang tiếp bước trên con đường sự nghiệp trồng người. Tuy nhiên, để hài hịa các yếu tố gia đình và xã
hội, địi hỏi sự nỗ lực cố gắng của bản thân GV nữ. Bên cạnh đó họ cũng cần sự quan tâm chia sẻ rất lớn của gia đình, của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, của toàn xã hội giúp cho họ có điều kiện phát huy vai trị, năng lực và sở trường của mình trong cơng cuộc phát triển đất nước.
* Phát triển ĐNGV nữ trong trường Đại học
ĐNGV nữ là một trong những lực lượng nòng cốt mang lại giá trị cơ bản và thực hiện sứ mệnh của nhà trường với tri thức kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực chuyên môn, với những ưu thế của bản chất như sự cẩn trọng, tỉ mỉ, kiên trì, dịu dàng, ĐNGV nữ đang góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, đối với ưu thế về mặt số lượng, ĐNGV nữ còn thực hiện những hoạt động mang ý nghĩa rất lớn đối với giáo dục là người thắp lên niềm tin, lòng yêu người, yêu nghề.
Trong trường Đại học ĐNGV nữ là bộ phận cấu thành nên đội ngũ cán bộ, viên chức, có một vị trí rất quan trọng trong xã hội. Với những đặc điểm về giới tính, họ có thế mạnh trong giao tiếp, ứng xử, trong giải quyết các mâu thuẫn, xung đột của tổ chức cũng như của bản thân người học. Tuy nhiên để hài hịa các yếu tố gia đình và xã hội, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của bản thân GV nữ. Bên cạnh đó họ cũng cần sự quan tâm chia sẻ rất lớn của gia đình, của các tổ chức cơ quan đoàn thể, của toàn xã hội.
Trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, ĐNGV nữ cần đảm bảo một số các yêu cầu cơ bản như: phẩm chất chính trị và lối sống đạo đức trong sáng; có tinh thần học hỏi; trau dồi kiến thức, tri thức, kĩ năng giảng dạy; NCKH; có lịng nhiệt huyết u người, u nghề, có ý trí phấn đấu, trong phát triển sự nghiệp.
Để thực hiện hoạt động phát triển ĐNGV nói chung, ĐNGV nữ nói riêng, cần thực hiện một số bước sau: Một là: Nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho GV và CBQL. Hai là: Xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà trường. Ba là: Thực hiện tốt hoạt động tuyển chọn, bổ sung GV; tạo cơ chế phù hợp để thu hút GV giỏi về trường công tác. Bốn là: Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, năng lực sư phạm cho ĐNGV. Năm là: Đổi mới và tăng
cường hoạt động kiểm tra, đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của ĐNGV. Sáu là: Tăng cường các điều kiện đảm bảo cho GV thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và NCKH. Bẩy là: Thực hiện tốt chính sách và khuyến khích GV chuyên tâm, yêu nghề, nâng cao năng lực chuyên môn.