Giải pháp 2: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới (Trang 119 - 123)

3.2. Các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia

3.2.2. Giải pháp 2: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở

học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV nữ nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, phù hợp về chuyên môn, chuyên ngành đào tạo; có cơ cấu cân đối hợp lí về độ tuổi, trình độ đào tạo...khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cục bộ và ở các môn đặc thù.

Quy hoạch quản lí phát triển ĐNGV nữ sẽ giúp ĐHQG Lào luôn chủ động trong việc kế thừa, không gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Như vậy, mục đích của việc quy hoạch GV nữ là đảm bảo sự phát triển ĐNGV nữ đủ về số lượng, với chất lượng đảm bảo, cơ cấu đây đủ hợp lí. Mục tiêu này khơng chỉ dừng lại ở việc tạo nguồn cán bộ mà còn là động lực phấn đấu, để ĐNGV nữ phát huy năng lực của mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

3.3.2.2. Nội dung của giải pháp

Tiến hành điều tra khảo sát toàn diện về thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức nói chung và ĐNGV nữ nói riêng. Việc rà sốt, đánh giá đội ngũ phải dựa vào các tiêu chí chung, tiến hành đồng bộ ở các đơn vị thuộc ĐHQG Lào trong một thời gian cụ thể, thống nhất về phương pháp, cách làm. Tiến hành làm một cách nghiêm túc, khoa học đảm bảo tính chính xác cao, đặc biệt trong thu thập và xử lí thơng tin và các số liệu.

Tiến hành rà soát lại đội ngũ, dự báo sự phát triển, từ đó xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên nữ.

Thực hiện thống kê ĐNGV nữ ở các đơn vị thuộc ĐHQG Lào trên cơ sở đó phân chia trình độ đào tạo, độ tuổi, giới tính, thơng qua đó các cấp quản lí dự báo tình hình phát triển của đội ngũ. Sau khi dự báo tình hình phát triển của đội ngũ, các

chủ thể quản lí xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ. Xây dựng chương trình hành động cụ thể ở từng bước: Tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm; đánh giá đào tạo bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với ĐNGV nữ.

3.2.2.3. Cách thức tiến hành giải pháp

Căn cứ để xây dựng quy hoạch là:

Thực trạng ĐNGV nữ; yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng cán bộ của từng thời kì; u cầu xây dựng Đảng, các đồn thể, đổi mới kiện toàn bộ máy nhà nước và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của ngành, địa phương trong từng thời kì. Các căn cứ trên đây tạo cơ sở cho việc dự báo nhu cầu cán bộ (cả số lượng và chất lượng) của từng thời kì, từ dự báo để xây dựng quy hoạch. Tiến hành thống kế số lượng, xác định vị trí việc làm trên cơ sở phân chia theo giới. Thống kê trình độ, học hàm học vị trên cơ sở giới tính, lứa tuổi. Thống kê kết quả hoạt động NCKH phân chia theo giới tính. Thống kê số lượng GV tham gia vào các khoa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Thống kê kết quả thi đua khen thưởng hằng năm (có sự phân chia theo giới)

Trên cơ sở kết quả thống kê, nhà trường tiến hành đánh giá thực trạng của ĐNGV nữ, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu làm cơ sở để xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV nữ.

Xác định nội dung của quy hoạch cán bộ. Các nội dung cụ thể là các chức danh, số lượng từng chức danh, nguồn ở đâu và ai, những tiêu chuẩn cần và đủ của mỗi chức danh. Trên cơ sở nguồn và tiêu chuẩn xác định rõ và đúng những nội dung cần đào tạo, cần bồi dưỡng, bước đi để thực hiện quy hoạch; các giải pháp cần và đủ để thực hiện quy hoạch; dự kiến các khả năng chuyển hố trong q trình chuyển hố đội ngũ cán bộ và các giải pháp khi khả năng này hay khả năng kia có thể xảy ra.

Xác định một quy trình khoa học để xây dựng quy hoạch. Quá trình xây dựng quy hoạch vừa phải làm từ trên xuống vừa phải làm từ dưới lên, vừa phải làm từ các ngành và tổng thể, vừa phải làm theo từng hệ thống đến toàn thể đội ngũ cán bộ. Đảm bảo cho một quy hoạch chung nhất quán với các quy hoạch bộ phận hoặc

quy hoạch nhánh, đồng thời phải đảm bảo tinh thần đồng bộ của quy hoạch và của các quy hoạch.

Phân cơng và phân cấp một cách hợp lí trong việc xây dựng quy hoạch nhằm đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo hoạt động quy hoạch đồng thời phát huy tối đa tinh thần dân chủ trong xây dựng quy hoạch. Đảm bảo tính pháp lí của quy hoạch, khơng để cho quy hoạch chỉ có giá trị một nhiệm kì hoặc trong phạm vi của người đứng đầu cụ thể. Quy hoạch đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải có hiệu lực thực hiện cho đến hết thời gian quy hoạch (có điều chỉnh theo hướng dẫn cụ thể).

Quy hoạch ĐNGV nữ thời gian phải có thời gian 5-10 năm. Phạm vi quy hoạch cỏn bộ bao gồm nhiều cấp và nhiều đơn vị thuộc ĐHQG Lào. Do vậy, quy hoạch đó được phê duyệt nhất thiết phải được cụ thể hoá thành kế hoạch hàng năm, kế hoạch của mỗi ngành, mỗi cấp, kế hoạch của từng giải pháp. Quy hoạch cán bộ là một sản phẩm của tư duy và nhận thức chủ quan của con người khó có thể thành cơng 100%, cũng có thể chỉ phù hợp 70- 80% diễn biến chủ quan của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và đội ngũ cán bộ. Bởi thế quy hoạch phải được soát xét trong diễn biến thực tế để bổ sung điều chỉnh và nếu có thể thì bổ sung thay đổi.

Ngược lại phải đề phòng khuynh hướng lập quy hoạch một cách hình thức và hồn tồn khơng chú trọng đến nó trong q trình cơng tác của cán bộ. Sau khi xây dựng quy hoạch, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV nữ theo từng nhiệm kì, từng năm. Quy hoạch ĐNGV nữ là cơ sở để xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ nữ theo lĩnh vực, theo chức danh, trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ trên các mặt: Độ tuổi, trình độ, năng lực, thực tiễn, sức khỏe...) từ đó cụ thể hố kế hoạch về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV nữ trong các đơn vị thuộc ĐHQG Lào.

Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển ĐNGV nữ:

Xác định các yếu tố bên ngoài gồm: Nhu cầu của xã hội, chính sách của nhà nước đối với giáo dục nói chung và ĐHQG nói riêng, xu hướng phát triển giáo dục đại học, các yếu tố văn hóa, phong tục..

Nhu cầu của xã hội ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, hiện nay số lượng người học đăng ký vào các trường, các khoa thuộc ĐHQG Lào có giảm ở những

ngành khoa học ơ bản, nhưng tăng các ngành khoa học kĩ thuật, kinh tế, đặc biệt số lượng học viên sau đại học càng ngày càng tăng; nhu cầu đa dạng hóa các loại hình đào tạo, cải tiến nội dung phương pháp đào tạo là những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển ĐNGV nữ trong các trường thuộc ĐHQG Lào. Số lượng GV nói chung và GV nữ nói chung đã đi vào ổn định. Chính vì vậy, phát triển ĐNGV nữ cần tập trung vào nâng cao chất lượng cũng như tăng cường sự đóng góp của ĐNGV nữ đối với sự phát triển chung của nhà trường

Các yếu tố văn hóa tư tưởng: Hiện nay yếu tố ảnh hưởng nhất, trở thành rào cản đối với việc thực hiện bất bình đẳng trong phát triển ĐNGV nữ đó là nhận thức và vai trò của GV nữ trong CBQL các cấp ĐHQG Lào nói riêng và của xã hội nói chung. Do sự nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề bình đẳng giới đặc biệt tư tưởng trọng nam khinh nữ, định kiến về giới vốn là tư tưởng cố hữu ở nước Đông Nam Á truyền thống đã tạo ra khoảng cách giới, cản sự tham gia, đóng góp và thụ hưởng của GV nữ trong sự phát triển chung của các trường Đại học thuộc ĐHQG Lào.

Phân tích nguồn lực, xác định cơ hội và thách thức

Sử dụng phương pháp SWOT trong quy hoạch ĐNGV nữ các trường Đại học thuộc ĐHQG Lào ta thấy có những điểm mạnh, điểm yếu như sau:

Số lượng GV nữ năm học 2017-2018, chiếm tới 44,45% đây là tỉ lệ không chênh lệch quá lớn so với tỉ lệ GV nam. GV nữ phù hợp quá trình tiếp cận và rèn luyện nhân cách cho sinh viên, trở thành hình mẫu lí tưởng đối với mơi trường có tới khoảng hơn 8.000 sinh viên nữ.

Hạn chế GV nữ: Số lượng GV nữ có trình độ Tiến sĩ và học hàm học vị thấp hơn GV nam nhiều. Nữ GV tham gia hoạt động quản lí rất ít. Nhiều khi chính sự khơng tự tin của GV nữ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của GV nữ; phụ nữ thường không dễ chấp nhận sai lầm của bản thân vì vậy, sau mỗi thất bại họ thường có tâm trạng bi quan, chán nản. Thời gian sinh nở và chăm sóc con nhỏ kéo dài cũng làm hạn chế khả năng tiếp cận cơ hội phát triển của GV nữ.

Xây dựng quy hoạch, chương trình hành động cụ thể đối với các khâu tuyển dụng; sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, đánh giá thực hiện chính sách

Trước tiên cần xác định vai trò của việc lập quy hoạch của từng khâu: Tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, chế độ chính sách

Xây dựng quy hoạch cụ thể dựa vào các mục tiêu cụ thể đã đề ra.

Kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy hoạch phát triển ĐNGV nữ của các cơ sở thuộc ĐHQG Lào.

Xác định các tiêu chí đánh giá việc thực hiện quy hoạch, hoạt động và công việc cụ thể

Kiểm tra định kì để đánh giá tiến độ thực hiện quy hoạch, hoạt động và công việc cụ thể

Kiểm tra định kì để đánh giá tiến độ thực hiện quy hoạch. Nếu cần thiết có thể điều chỉnh quy hoạch sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp khắc phục bởi đây là một trong những căn cứ để xây dựng quy hoạch cho một chu trình mới.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

CBQL cần có cái nhìn tổng qt, sự phát triển ĐNGV nữ các trường thuộc ĐHQG Lào.

Chủ thể quản lí các cấp của ĐHQG Lào phải ln có ý thức trách trong việc xây dựng quy hoạch ĐNGV nữ tại đơn vị mình. Giám đốc chỉ đạo các Hiệu trưởng có kế hoạch chỉ đạo kiểm tra việc rà sốt đội ngũ để đánh giá đúng tình hình phục vụ cho quy hoạch.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w