3.2. Các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia
3.2.5. Giải pháp 5: Đánh giá đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào
tiếp cận bình đẳng giới và dựa vào thơng tin phản hồi để cải tiến
3.2.5.1. Mục tiêu giải pháp
Kiểm tra, đánh giá là chức năng cuối cùng của một q trình quản lí, thơng qua kiểm tra giúp cho Hiệu trưởng biết được các GV thực hiện các nhiệm vụ ở mức
như thế nào, đồng thời cũng biết được những quyết định quản lí ban hành có phù hợp với thực tế hay khơng, trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ hay thúc đẩy các cá nhân, tập thể đạt tới các mục tiêu đã đề ra.
Đổi mới đánh giá, xếp loại GV nữ theo tiếp cận bình đẳng giới là việc GV tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực nghề nghiệp để từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất đạo đức, giúp tổ chuyên môn và các Nhà trường đánh giá, xếp loại GV hằng năm để từ đó xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng giúp cho ĐNGV hoàn thiện hơn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ.
Đánh giá GV nữ là nhiệm vụ rất quan trọng đối với phát triển nguồn nhân lực của ĐHQG Lào nói chung và ĐNGV nữ nói riêng. Qua đánh giá là tiền đề việc sử dụng, bổ nhiệm đội ngũ hợp lí, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ và tạo động lực làm việc đối với GV nữ khi họ được công nhận năng lực của bản thân. Việc đánh giá cần thực thực hiện công bằng dân chủ phù hợp với đặc điểm của giới theo tiếp cận bình đẳng giới để tạo điều kiện phát triển ĐNGV nữ.
3.2.5.2 Nội dung giải pháp
Xác định tiểu chuẩn đánh giá trên cơ sở hoàn thiện những quy định về nhiệm vụ của GV nữ
Hồn thiện quy trình đánh giá GV nữ trên cơ sở xác định sự khác biệt về giới.
3.2.5.3 Cách thức thực hiện giải pháp
Đánh giá xuất phát từ luận điểm "sự liên hệ ngược", là tạo lập mối liên hệ thông tin ngược (kênh thơng tin phản hồi) trong quản lí; cung cấp cho người quản lí những thơng tin đã được xử lí chính xác để điều chỉnh và hoạt động quản lí có hiệu quả hơn; đồng thời giúp đối tượng quản lí tự điều chỉnh ý thức, hành vi và hoạt động của mình một cách tốt đẹp hơn.
Kiểm tra đánh giá là thơng kênh thơng tin phản hồi quan trọng nhất, có độ tin cậy nhất, đó vừa là tiền đề vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của đơn vị. Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá phải thực hiện công bằng, khách quan và
nghiêm túc tránh cái nhìn phiến diện, a dua, trù dập gây hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển của cá nhân và của đơn vị.
a) Xác định tiêu chuẩn đánh giá
Tiêu chuẩn đánh giá được căn cứ trên cơ sở thuốc đo hiệu quả của công việc. Vậy trước khi đánh giá phải xây dựng được các tiêu chuẩn đánh giá khoa học chính xác phù hợp với thực tiến.
Nhiệm vụ của giáo dục đại học một mặt là dựa trên quy định ban hành của Nhà nước, mặt khác phải dựa vào yêu cầu phát triển của các trường thành viên thuộc ĐHQG Lào. Nhiệm vụ của GV nữ xác định như sau:
Việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức, phẩm chất của người phụ nữ, thực hiện tốt chủ chương đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy định của địa phương và của nhà trường, có ý thức xây dựng mơi trường đồn kết, một tổ chức biết học hỏi.
Nhiệm vụ giảng dạy: Hoàn thành khối lượng giảng dạy và bồi dưỡng CBQL phân cơng; đảm bảo nội dung chương trình đã được quy định; đảm bảo số giờ giảng theo quy định, thực hiện đúng quy định kiểm tra đánh giá sinh viên; có phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm phát huy tình tích cực chủ động, tu duy sáng tạo, và khả năng tích cực học tập của sinh viên..
Nhiệm vụ NCKH: Tham gia chủ nhiệm đề tài NCKH các cấp, viết các bài báo đăng trên các tạp trí uy tín trong và ngồi nước, báo cáo khoa học tham luận tại các cuộc hội thảo trong và ngoài nước; tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế..
Tham gia các hoạt động quản lí và phục vụ cộng đồng: kiêm nhiệm các chức vụ quản lí của các phịng khoa, bộ mơn… trong các nhà trường; tham gia các hoạt động chuyên môn, tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đơn vị khác khi họ có nhu cầu.
Học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ: tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ chuyên mơn, ngoại ngữ tin học đáp ứng thời kì cách mạng 4.0
b) Xây dựng quy trình đánh giá tổng thể
Hiệu trưởng các nhà trường ra quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra, đánh giá ĐNGV. Trong đó có sự tham gia của Ban giám hiệu, Trưởng Phòng Tổ chức cán
bộ, trưởng khoa, Bộ môn và một số GV dạy giỏi có uy tín về chun mơn, nghiệp vụ của các bộ môn. Nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra, đánh giá là nghiên cứu các văn bản hiện hành của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Thể thao về tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với GV và CBQL giáo dục. Sau đó là xây dựng bộ tiêu chuẩn, lập kế hoạch (thời gian, nội dung, thành phần, đối tượng kiểm tra...) và thống nhất phương pháp kiểm tra, đánh giá thường xuyên để làm căn cứ cho Hội đồng thi đua, khen thưởng xếp loại vào cuối năm học.
Hiệu trưởng tổ chức quán triệt nhiệm vụ năm học, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các quy chế chuyên môn, động viên tinh thần tự học, sáng tạo trong giảng dạy và NCKH.
Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết hoạt động kiểm tra, đánh giá xếp loại GV theo các danh hiệu thi đua và đề nghị các hình thức khen thưởng. Đồng thời phân loại về trình độ, năng lực, chun mơn, nghiệp vụ của GV để có kế hoạch bồi dưỡng, bố trí cơng việc một cách hợp lí, đạt hiệu quả.
Phân công trong Hội đồng kiểm tra đánh giá theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá của các tổ chức đồn thể, của tổ chun mơn, của cá nhân giáo viên. Theo dõi về tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tác dụng của việc kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động của GV; theo dõi nắm bắt và điều chỉnh những sai lệch, hạn chế trong quá trình kiểm tra, đánh giá.
Tổ chức tổng hợp kết quả kiểm tra, sơ kết, đánh giá chất lượng công việc đã kiểm tra sau mỗi đợt kiểm tra thường xuyên. Hội đồng kiểm tra, đánh giá theo dõi ghi nhận kết quả hoạt động kiểm tra, tuyên dương, khen thưởng, động viên kịp thời, đồng thời cũng chỉ ra những mặt hạn chế cần khắc phục để hoạt động kiểm tra, đánh giá của nhà trường ngày càng chất lượng và mang tính tồn diện hơn.
Căn cứ vào kết quả đạt được thông qua những lần kiểm tra thường xuyên làm cơ sở để đánh giá xếp loại GV, trước hết Hiệu trưởng cần yêu cầu Phòng tổ chức cán bộ triển khai đến các đơn vị trong toàn trường rồi tiến hành trình tự đánh giá theo các bước:
Bước 1: GV tự đánh giá, xếp loại
Bước 3: Trưởng khoa đánh giá, xếp loại GV; kết quả được thông báo cho GV, Khoa, Bộ môn báo cáo và báo cáo lên hiệu trưởng ra quyết định
c) Đánh giá GV nữ trên cơ sở thực hiện bình đẳng giới
Đánh giá ĐNGV nữ theo tiếp cận bình đẳng giới là hoạt đơng rất quan trọng và mang tính nhân văn. Kết quả đánh giá sẽ mang lại cơ hội tiếp cận, tham gia và thụ hưởng các nguồn lực đối với GV nữ. Đánh giá một mặt vừa thể hiện yếu tố chủ quan của chủ thể đánh giá đối với đối tượng được đánh giá, mặt khác là sự vận dụng các yếu tố khách quan như: tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá kết hợp với thực trạng của các hoạt động của đối tượng. Vì vậy, muốn thực hiện tốt bất bình đẳng trong đánh giá, cần nâng cao nhận thức về vai trò của ĐNGV đồng thời đưa ra một số tiêu chí đánh giá ưu tiên đối với GV nữ.
Định kiến giới như đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng ở chương 2 đối với hoạt động tuyển dụng bổ nhiệm đánh giá GV nữ. Xóa bỏ định kiến giới chính là nâng cao nhận thức về vai trò của ĐNGV nữ, thay đổi tư duy trong đánh giá và công nhận cống hiến, năng lực cũng như cố gắng hồn thành vai trị “kép” của GV nữ.
ĐHQG Lào cần xây dưng các tiêu chuẩn đánh giá riêng cho GV nữ. Các tiêu chuẩn dựa trên quy định của pháp luật, ngoài ra xem xét các vấn đề về giới tính. Một số đề xuất tiêu chí đánh giá dành cho GV nữ như sau:
Việc đánh giá hàng năm đối với trường hợp GV nữ nghỉ thai sản thì vẫn đánh giá những tháng lao động cịn lại trong năm như bình thường
Tính điểm ưu tiên cho GV nữ được xét tặng danh hiệu “giỏi việc nước” đảm việc nhà”
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng sát sao trong quản lí, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động chun mơn của GV nữ. Từ đó mới có những đánh giá khách quan nhất với chất lượng của năng lực của đội ngũ, đánh giá đúng đắn nhất kết quả thu được từ GV nữ
GV nữ tự nhìn nhận, đánh giá kết quả lao động của bản thân, từ đó phát huy những mặt tích cực cùng như những điều chỉnh những hạn chế của mình.
Việc đánh giá phải đảm bảo thực chất và cơng bằng đối với GV có thể n tâm lao động, có động lực để hồn thành tốt nhiệm vụ của bản thân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ĐHQG Lào.
3.2.6. Giải pháp 6: Quản lí xây dựng chính sách và tạo môi trường làm việc thuận lợi trên cơ sở xác định rõ các ưu tiên chiến lược đối với đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới
3.2.6.1. Mục tiêu giải pháp
Mục tiêu của giải pháp là nhằm xây dựng được cơ chế, tạo động lực thúc đẩy GV phát huy tốt vai trị của mình trong giảng dạy và NCKH. Bên cạnh đó thì việc thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với GV là một giải pháp mang tính chất địn bẩy, tạo động lực để GV n tâm cơng tác, khơng ngừng học nâng cao trình độ, phấn đấu vươn lên hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Văn hố tổ chức liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một tổ chức. Biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, triết lí, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lí…, bầu khơng khí tâm lí. Thể hiện thành một hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử được xem là tốt đẹp và được mọi người trong tổ chức chấp nhận.
Văn hóa nhà trường là tổng hợp các giá trị, các chuẩn mực, niềm tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường tạo nên sự khác biệt giữa trường này với trường khác
Như vậy văn hóa nhà trường trước hết là là văn hóa của đội ngũ giáo viên. Trong nhà trường điều quan trọng nhất là những giá trị tri thức, văn hóa chất lượng tạo nên thương hiệu của mỗi nhà trường. Điều đó thể hiện ở việc đội ngũ giáo viên khơng ngừng trau dồi đạo đức, luôn tự học, nhằm nâng cao trình độ cho bản thân, thể hiện khát khao thơi thúc mình tự hồn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
Nhà trường tạo dựng mơi trường đồn kết, mọi người đồng thuận hướng về một phía, tạo cho các cá nhân ham học hỏi, có động lực tìm hiểu tri thức mới đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp.
Xây dựng nhà trường thành một tổ chức biết học hỏi thì chất lượng đội ngũ giáo viên được bảo đảm, nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị.
3.2.6.2. Nội dung giải pháp
Đảm bảo thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với ĐNGV nữ.
Xây dựng cơ chế khen thưởng, động viên, khuyến khích GV nữ
Huy động các nguồn lực tài chính từ các doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp để lập quỹ khen thưởng, hỗ trợ GV trong hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp
Thí điểm thực hiện cơ chế sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của GV theo định hướng phát triển năng lực
Các cấp lãnh đạo quản lí cần xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của ĐHQG Lào, qua đó xác định những mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể trong hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ.
Xây dựng nhà trường theo tinh thần là một tổ chức biết học hỏi: tổ chức biết học hỏi là một tổ chức mà trong đó mọi thành viên được huy động lơi cuốn vào việc tìm kiếm phát hiện và giải quyết vấn đề, vào việc làm cho tổ chức có khả năng thực hiện cách làm mới, để biến đổi, phát triển và cải tiến liên tục nhằm đẩy nhanh khả năng tăng trưởng của tổ chức, khiến tổ chức có thể đạt được mục tiêu của mình một cách tốt đẹp nhất.
Trong đó, xây dựng ĐNGV nữ cùng nhau hướng tới tương lai, cùng thống nhất ý chí vì mục tiêu chung của nhà trường, có tinh thần hợp tác, học hỏi, ln tự đánh giá về năng lực của mình, giúp đỡ đồng nghiệp. Bên cạnh đó mỗi thành viên xác định cho mình một mục tiêu để phấn đấu góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Đảm bảo thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với ĐNGV nữ.
+ Phòng Tổ chức cán bộ chỉ đạo CBQL các đơn vị tiến hành rà sốt lại chế độ chính sách đối với ĐNGV viên nữ và yêu cầu thực hiện nghiêm các chính sách theo quy định hiện hành.
+ Quan tâm chính sách ưu đãi cho GV dạy nữ có trình độ cao, chính sách cho GV nữ ở xa, chính sách kiêm nhiệm của GV, chính sách dạy thừa giờ… chỉ đạo các Khoa, bộ mơn quan tâm tham mưu cho phịng Tổ chức cán bộ, BGH nhà trường xét nâng lương sớm cho các GV có thành tích xuất sắc.
Xây dựng cơ chế khen thưởng, động viên, khuyến khích GV nữ
Cơ chế khen thưởng, động viên, khuyến khích có vai trị quan trọng trong tạo động lực giảng dạy của GV. Vì thế, hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo việc xây dựng cơ chế khen thưởng, động viên, khuyến khích GV nữ.
+ Thực hiện tốt phong trào thi đua, tiến hành bình xét thi đua dân chủ công bằng, tạo động lực cho đội ngũ phấn đấu đạt được thành tích cao trong hoạt động giáo dục. Tiến hành động viên khen thưởng kịp thời những GV, tập thể GV nữ có thành tích xuất sắc trong các phong trào do ngành phát động.
+ Hiệu trưởng cần biểu dương những GV nữ đi đầu trong thực hiện giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên; có chế độ khen thưởng thỏa đáng đối với những GV nữ có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp hình thức tổ chức như ưu tiên trong phân công giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ; xét các danh hiệu thi đua, nâng lương sớm, quy hoạch vào các vị trí quản lí…
+ Chế độ khen thưởng GV nữ và sinh viên cần được thể hiện trong Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường
Huy động các nguồn lực tài chính từ các doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp để lập quỹ khen thưởng, hỗ trợ GV nữ trong hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp
+ Để huy động các nguồn tài chính, hiệu trưởng cần chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa giáo dục; tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp... đóng trên địa bàn, tranh thủ sự giúp