Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới (Trang 104 - 106)

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào

2.4.5. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ

giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới

Kiểm tra đánh giá là hoạt động quan trọng trong chức năng quản lí nói chung và quản lí nguồn nhân lực nói riêng. Kiểm tra đánh giá góp phần chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của ĐNGV nữ hiện tại để có những điều chỉnh kịp thời về chế độ, chính sách của tổ chức. ĐHQG Lào ln xác định, đánh giá ĐNGV nói chung và đánh giá ĐNGV nữ nói riêng là việc làm tiến hành thường xuyên và đặt hiệu quả là trên hết. Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra, đánh giá là việc làm gặp nhiều khó khăn.

Bảng 2.11. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới

TT Đối tượng Mức độ ĐTB ĐLC Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 1

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra, đánh giá hoạt động chuyên môn, nghiên cứu, giảng dạy, đối với ĐNGV có lồng ghép giới trong quá trình thẩm định, Thực hiện nghiêm túc, chất lượng từ Nhà trường, khoa, tổ bộ môn.

29,1 48,1 14,1 6,6 2,2 3,95 0,78 1

2

Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá sát thực tế, không bị ảnh hưởng bởi tư tưởng nam quyền và không thông qua những tiêu chuẩn do nam giới quy định mang tính mất công bằng

1,6 58,4 20,3 11,9 7,8 3,34 0,77 4

3 Công tác kiểm tra, đánh giá đã thực hiện khách quan, cơng bằng;

TT Đối tượng Mức độ ĐTB ĐLC Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu Kém thể hiện sự tích cực trong việc

khuyến khích, khen thưởng kịp thời, thúc đẩy ĐNGV nữ có thành tích nhiệt huyết, hoàn thành tốt công việc

4

Phân loại đánh giá cán bộ, ĐNGV hàng năm có thực hiện đúng quy định, quy trình, chính sách của các cấp, nhà nước, đảm bảo cơ hội bình xét thi đua, khen thưởng là công bằng giữa nam và nữ

23,8 48,8 15,6 8,1 3,8 3,81 0,69 2

5

Thực hiện tốt hoạt động rút kinh nghiệm sau thanh tra, đánh giá, kiểm tra có lồng ghép cơng bằng bình đẳng giới

2,5 56,3 19,1 12,5 9,7 3,29 0,86 5

ĐTB chung 3,56 0,75

Bảng trên cho thấy, nội dung xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra, đánh giá hoạt động chuyên môn, nghiên cứu, giảng dạy, đối với ĐNGV có lồng ghép giới trong q trình thẩm định, thực hiện nghiêm túc, chất lượng từ Nhà trường, khoa, tổ bộ môn, chiếm tỉ lệ đánh giá thực hiện ở mức độ khá, tốt là 77,2%. Đây là nội dung cần tiếp tục phát huy hơn nữa, bên cạnh đó cần tìm hiểu nguyên nhân đề xuất những giải pháp để khắc phục những hạn chế trong nội dung này. Việc phân loại đánh giá cán bộ, ĐNGV hàng năm có thực hiện đúng quy định, quy trình, chính sách của các cấp, nhà nước, đảm bảo cơ hội bình xét thi đua, khen thưởng là cơng bằng giữa nam và nữ, có tỉ lệ đánh giá thực hiện ở mức độ khá, tốt là 72,5%. Tuy nhiên, có 15,6% đánh giá thực hiện ở mức trung bình, 8,1% đánh giá thực hiện ở mức độ yếu đặc biệt có 3,8% đánh giá thực hiện ở mức độ kém. Tuy việc phân loại đánh giá cán bộ ĐNGV hàng năm đã thực hiện theo đúng quy trình, việc xét thi đua khen thưởng cũng đã được thực hiện theo quy định. Nhưng do các tiêu chí đánh giá cịn chung chung lên việc phân loại chưa được các GV đánh giá cao.

Hai nội dung: Công tác kiểm tra, đánh giá đã thực hiện khách quan, cơng bằng; thể hiện sự tích cực trong việc khuyến khích, khen thưởng kịp thời, thúc đẩy ĐNGV nữ có thành tích nhiệt huyết, hồn thành tốt cơng việc; Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá sát thực tế, không bị ảnh hưởng bởi tư tưởng nam quyền và không thông qua những tiêu chuẩn do nam giới quy định mang tính mất cơng bằng, có tỉ lệ đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình lần lượt là ( 19,4%; 20,3%), trong khi đó tỉ lệ đánh giá thực hiện ở mức độ yếu đều là 11,8%; đặc biệt còn tỉ lệ đánh giá hai nội dung này ở mức độ kém lần lượt là (6,6%; 7,8%) từ đó có thể khẳng định đội ngũ CBQL chưa thật sự quan tâm đến nội dung này. Như ta đã phân tích ở trên, hiện nay các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chưa sát với thực tế, tư tưởng bình đẳng giới đã có nhiều tiến bộ trong những năm gần đây, tuy nhiên để xóa bỏ hẳn là việc khó khăn, do đó trong hoạt động kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển ĐNGV nữ vẫn còn tư tưởng trọng nam coi thường nữ. Nội dung kiểm tra đánh giá đã khách quan công bằng. Trong khi đó, nội dung khen thưởng vẫn chưa tạo động lực cho ĐNGV nữ.

Một trong những hạn chế của hoạt động kiểm tra đánh giá cho hoạt động phát triển ĐNGV nữ, đó chính là hoạt động tổ chức rút kinh nghiệm sau kiểm tra đánh giá. Chính vì vậy mà nội dung Thực hiện tốt hoạt động rút kinh nghiệm sau thanh tra, đánh giá, kiểm tra có lồng ghép cơng bằng bình đẳng giới, có tỉ lệ đánh giá thực hiện ở mức độ yếu là 12,5%; đặc biệt có tới 9,7% đánh giá thực hiện ở mức độ kém. Qua trao đổi trưởng ban thanh tra của ĐHQG Lào, đồng chí cho biết, hiện nay hoạt động phát triển ĐNGV đã được quan tâm, việc xây dựng kế hoạch có sự lồng ghép bình đẳng giới, hoạt động kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch đó đã được tiến hành, tuy nhiên vấn đề sau kiểm tra đánh giá nhà trường làm chưa tốt. Nhà trường tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm đã làm nhưng chưa hiệu quả trong khi đó việc lồng ghép cơng bằng bình đẳng giới chưa làm trong các buổi rút kinh nghiệm. Đây là một trong những vấn đề CBQL nhà trường cần quan tâm và thực hiện có hiệu quả hơn nữa. Khi tiến hành

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w