2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
2.1.3. Đặc điểm của trường Đại học Quốc gia Lào
Trường Đại học Quốc gia Lào (tên giao dịch bằng tiếng Anh: National University of Lào, Viêng Chăn; viết tắt là NUOL), là một trung tâm đào tạo Đại học nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực cao, giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục Đại học, là trường Đại học Quốc gia thứ nhất của nước CHĐCN Lào.
Từ ngày thành lập đến nay, trường ĐHQG Lào đã qua 12 năm xây dựng và trưởng thành trải qua 2 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn từ năm 1996-2000:
Trước những yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hoá và giáo dục Đảng và Nhà nước đang cần số lượng lớn những cán bộ có chun mơn thành thạo: có kiến thức khoa học - kỹ thuật tiên tiến, có phẩm chất chính trị, đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng để đảm đương được công cuộc đổi mới của đất nước. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước đã ra chiến lược giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, để giáo dục của nước Lào từng bước tiến gần tới tiêu chuẩn giáo dục khu vực và quốc tế.
Để thực hiện đường lối chiến lược đó, Bộ GD&ĐT đã đề ra những phương hướng chiến lược quan trọng là tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước cho giáo dục, cải cách giáo dục đại học và chuyên nghiệp, đặc biệt là giáo dục Đại học (Tỷ trọng ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng từ năm 1993 trở về trước thì trọng ngân sách Nhà nước chưa năm nào vượt quá 9,05% mà chỉ dao động trong khoảng 6,6% đến 9,05% là cao nhất). Đối với giáo dục đại học thì Bộ giáo dục quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo cán bộ chuyên môn trong ngành giáo dục ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu của đất nước.
Để đáp ứng được yêu cầu khẩn trường và cấp bách của sự phát triển nguồn nhân lực cho từng lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập trường ĐHQG Lào trực thuộc Bộ GD&ĐTT trên cơ sở nhất 10 trường mà gồm có trường Đại học và CĐ, đó là: ĐH Sư phạm Viêng Chăn, ĐH Bách khoa, ĐH Y, trường CĐ điện, trường CĐ giao thông, trường CĐ kỹ thuật kiến trúc, trường CĐ thuỷ lợi, trường CĐ nông nghiệp, trường CĐ lâm nghiệp và trung tâm Nghiên cứu nông - lâm Vơn Kham.
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 50, ban hành ngày 09/06/1995, về việc thành lập trường ĐHQG Lào tại Thủ đô Viêng Chăn và đã mở khố học đầu tiên vào ngày 05/11/1996. Đây chính là thời điểm HĐH giáo dục của nước CHDCN Lào nói chung và của Thủ đơ Viêng Chăn nói riêng, có sự phát triển mới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Quy mô phát triển GD ĐH dần dần lên, tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng chưa cao, tính đến năm 1996 - 1997 trường ĐHQG Lào chỉ
có 7 khoa và một trung tâm dự bị đại học 2 năm (Trung tâm dự bị đại học nhằm bồi dưỡng ngoại ngữ cho các giảng viên, sinh viên du học nước ngoài theo kiện Nhà nước cử đi học).
Nguyên nhân tạo ra thế cân bằng và ổn định quy mô GD ĐH là do nền kinh tế xã hội trong giai đoạn này phát triển, đời sống nhân dân dần dần được cải thiện. Việc sắp xếp lại hệ thống trường Đại học đã làm cho việc quản lý hệ thống trường Đại học trở thành hệ thống nhất dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục. Đặc biệt tình hình ĐNGV tăng đã giúp cho ngành GD&TT cũng như trường ĐHQG Lào có điều kiện đáp ứng quy mơ phát triển giáo dục đào tạo.
- Giai đoạn từ năm 2000 đến nay:
Đến ngày 20 tháng 06 năm 2000 theo Quyết định số 87 của Thủ tướng Chính phủ, để đáp ứng yêu cầu mới của thị trường kinh tế - xã hội và theo đường lối đổi
mới đất nước, trường ĐHQG Lào đã phát triển và mở khoa thêm, từ 7 khoa trở thành
11 và 1 trường CĐ kỹ thuật cơ sở, những các khoa gồm có: Khoa Giáo dục, Khoa Ngơn ngữ, Khoa - Khoa học tự nhiên, Khoa - Khoa học Xã hội, Khoa Nông nghiệp, Khoa Lâm nghiệp, Khoa Bách khoa, Khoa Y, Khoa Luật, Khoa Kinh tế và Khoa Kỹ thuật Kiến trúc.
Trường ĐHQG Lào có 5 khu trực thuộc như sau
- Khu 1: là “khu Đồng Độc”, địa chỉ đường quốc lộ số 13 Phương Đông, thị xã Đồng Độc, huyện Xaythani, Thủ đô Viêng Chăn. Từ đây đến giữa Thủ đô cách xa khoảng 9 Km. Đây là khu trung tâm (nơi làm việc của BGH, có 8 đơn vị thuộc BGH, một trung tâm thư viện, 7 trung tâm giáo dục và 7 khoa).
- Khu 2: là “khu Sôcpaluâng”, địa chỉ thị xã Sôcpaluang, huyện Sỉsặttanac, Thủ đô Viêng Chăn. Trong khu này chỉ có một khoa như khoa Bách Khoa và các tổ bộ chuyên môn trực thuộc khoa.
- Khu 3: là “khu Tạt Thong”, địa chỉ thị xã Tạt Thong, huyện Sĩ Khột, là cách xa Thủ đô khoảng 25 Km. Trong khu này có một tổ bộ mơn thuỷ lợi cũng trực thuộc khoa Bách khoa.
- Khu 4: là “khu Đonnụckhủm”, thuộc địa chỉ thị xã Đonnụckhủm, huyện Sỉsăttanạc. Ở khu này có một khoa như: khoa Luật và các tổ bộ chuyên môn trực thuộc khoa.
- Khu 5: là “khu Na Bồng”, địa chỉ đường quốc lộ số 13 Phương Đông, thị xã Na Bồng, huyện Xaythani, là cách xa Thủ đơ khoảng 35 Km. Ở khu này có một khoa như: Khoa Nơng nghiệp và các tổ bộ môn trực thuộc khoa.
Các địa điểm cơ sở của trường đang phát huy tác dụng trong đào tạo và có khả năng tiếp nhận các nhiệm vụ theo quy mô đào tạo đa ngành rộng hơn.
* Cơ cấu tổ chức quản lý nhà trường
Căn cứ vào quy định tạm thời về nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của trường Đại học theo Quyết định số 557, ngày 22/07/1998 của Bộ Giáo dục và ĐHQG Lào tiếp tục phát triển tổ chức bộ máy trên cơ sở các phòng ban nghiệp vụ, các khoa và tổ chức bộ môn và thành lập mới các đơn vị trực thuộc, nhằm đảm bảo yêu cầu quản lý và hoạt động của trường ĐH.
Sơ đồ 2.1. Tổ chức quản lý giáo dục ĐH ở nước CHDCND Lào
* Ban giám hiệu
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hanh các hoạt dộng của nhã trường, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo điều lệ trường ĐH. Giúp
Bộ Giáo dục – thể thao Văn phòng GD - TT Hội đồng - ĐHQG ĐHQG Lào Khoa Đại học Các Khoa
việc cho Hiệu trưởng gồm có bốn Hiệu phó: Phó Hiệu trưởng: Phụ trách lĩnh vực QL hành chính và xây dựng; Phó Hiệu trưởng: Phụ trách lĩnh vực đào tạo; Phó Hiệu trưởng: Phụ trách lĩnh vực kế hoạch và quan hệ quốc tế; Phó Hiệu trưởng: Phụ trách lĩnh vực quản lý sinh viên.
* Các phịng ban:
- Phịng hành chính tổng hợp: Có chức năng quản lý tổng hợp các hoạt
động của trường, tổ chức giao dịch, trao đổi thông tin và ngoài trường. Tham mưu cho BGH về tổ chức bộ máy, quản lý hồ sơ và thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBCC theo quy định hiện hành.
- Phịng NCKH và sau đại học: Quản lý các hoạt động NCKH, xây dựng
phương hướng, kế hoạch NCKH, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ khoa học.
- Phòng tổ chức cán bộ: Quản lý hồ sơ cán bộ của nhà trường, quản lý
các tổ chức bộ máy, thực hiện kiểm tra - đánh giá toàn bộ các cán bộ và các đơn vị của trường.
- Phịng Khoa học: Có chức năng định hướng phát triển đào tạo trước mắt
và lâu dài của trường, tổ chức xây dựng và quản lý chương trình, kế hoạch, quy mơ và hình thức đào tạo theo mục tiêu đào tạo chung đã đặt ra. Tổ chức chỉ đạo, thực hiện, kiểm tra toàn bộ các hoạt động giảng dạy, học tập. Thực trạng công tác tuyển sinh, tiếp nhận và quản lý sv trong thời gian học tập ở trường.
- Phòng Quản lý SV: Lưu trữ hồ sơ sv trong suốt quá trình đào tạo và tốt
nghiệp ra trường. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với sv, kết hợp với các đoàn thể tổ chức các hoạt động văn - thể - mỹ và GD chính trị trong SV. Xây đựng mơi trường GD, phịng chống tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm. Điều phối hoạt động giảng dạy và quản lý chất lượng tại nơi trường liên kết đào tạo.
- Phịng tài chính: Có chức năng lập kế hoạch chi tiêu, quản lý tài chính, tổ
chức thực hiện các hoạt động thu chi tài chính theo quy định. Có chức năng quản lý cơ sở vật chất, mua sắm và lắp đặt trang thiết bị, duy chỉ bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị, nhà xưởng nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập.
- Phòng quan hệ quốc tế: Có chức năng quản lý sự quan hệ quốc tế với
đã đặt ra. Quản lý người nước ngoài và sv nước ngồi đang làm cơng tác và học tập tại Trường.
- Phòng quản lý tài sản và dịch vụ: Có chức năng quản lý các tài sản của
trường (tài sản cố định, tài sản lưu động,...) và dịch vụ việc sửa chữa... Quản lý cụ thể việc xây dựng mới và việc sửa lại của trường.
* Về mặt tổ chức:
Trường ĐHQG Lào đã triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 50, ngày 9/6/1995. Đến nay trường ĐHQG Lào đã hoàn thành cơ bản về tổ chức như sau:
- Hoàn thiện hợp nhất 10 trường và các trung tâm ở Thủ đô Viêng Chăn thành một trường đại học.
- Đã tổ chức lại thành 10 khoa (Faculty) và 7 trung tâm giáo dục.
- Đã có sắc lệnh của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm: Hiệu trưởng ĐHQG Lào, các phó hiệu trưởng và. Chủ tịch hội đồng tư vấn trường ĐHQG Lào.
- Đã thành lập hiệu bộ gồm 8 phòng ban đặt trung tâm trường ĐHQG Lào tại khu vực Đồng Độc.
- Đã thành lập 10 khoa, từng khoa có chủ nhiệm khoa, một đến bốn phó chủ nhiệm khoa tổng cộng là 37 người, các tổ bộ môn, một thư viện trung tâm, trung tâm công nghiệp và trung tâm lâm nghiệp.