Giải pháp 1: Tổ chức tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới (Trang 116 - 119)

3.2. Các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia

3.2.1. Giải pháp 1: Tổ chức tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức

quan trọng của phát triển đội ngũ giảng viên nữ theo tiếp cận bình đẳng giới

3.2.1.1 Mục tiêu của giải pháp

- Góp phần thay đổi và nâng cao nhận thức của cấp quản lí và ĐNGV về vấn đề giới và bình đẳng giới ở ĐHQG Lào, đồng thời nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị, nhiệm vụ và những đóng góp to lớn, khơng thể thiếu của ĐNGV nữ đối với sự phát triển của ĐHQG Lào.

- Góp phần thay đổi và nâng cao nhận thức của chính ĐNGV nữ ở ĐHQG Lào về vai trò, trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp giáo dục nước nhà đồng thời giúp họ khẳng định vị trí của mình trong xã hội.

3.2.1.2. Nội dung giải pháp

- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí của ĐNGV nữ và ý thức của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.

- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hội nghị, hội thảo về giới và bình đẳng giới.

- Biểu dương những tập thể và cá nhân thực hiện tốt bình đẳng giới, những tấm gương GV nữ điển hình.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành

Hoạt động nhận thức của con người nhằm phản ánh hiện thực khách quan, thơng qua đó mà con người nắm bắt được những tri thức về mọi sự vật hiện tượng của tự nhiên và xã hội. Do ảnh hưởng của định kiến giới, bất bình đẳng giới, GV nữ phải chịu nhiều thiệt thịi so với GV nam trong việc giành được cơng việc tốt phù hợp với chuyên môn cũng như cơ hội thể hiện năng lực bản thân. Bên cạnh đó, cịn chịu sự đánh giá khắt khe trong các hoạt động khác. Chính vì vậy cần nâng cao

nhận thức về bình đẳng giới về vai trị của GV nữ nhằm phát triển ĐNGV nữ là việc làm cần thiết.

Tổ chức hoạt động tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức từ thái độ ứng xử xã hội và hành vi cụ thể đối với GV nữ. Thông qua các lớp tập huấn chuyên đề về những nội dung trọng tâm như: Những khn mẫu xã hội tạo ra bất bình đẳng giới; Tăng cường sự hiểu biết nhận thức và nguyên nhân của khoảng cách giới trong hoạt động bổ nhiệm cán bộ đã tác động không công bằng đến phụ nữ; tầm quan trọng của vấn đề giới trong việc sử dụng nguồn nhân lực nữ CBQL ở các đơn vị thuộc ĐHQG Lào; Quyền phụ nữ, quyền bình đẳng giới là những giá trị đạo đức, nhân văn cao cả, cần được mọi người trong xã hội tơn trọng, nhìn nhận, đánh giá đúng; xúc tiến bình đẳng giới và tăng quyền cho GV nữ.

Trong đó, cần tập chung “Xúc tiến bình đẳng giới có sự tham gia của nam giới trong các cơng việc nhà và chăm sóc gia đình” cơng việc chăm sóc người trong gia đình, cơng việc nhà khơng được trả lương là vấn đề thiết yếu với phúc lợi xã hội về sự bền vững của nền kinh tế. Tuy vậy, khi nào chưa giải quyết được sự bất bình đẳng như mặc nhiên coi những cơng việc nhà, chăm sóc gia đình là của phụ nữ thì vấn đề sẽ khó giải quyết.

Nội dung, hình thức tun truyền vận động phải ln được đổi mới thơng qua nhiều hình thức linh hoạt như:

Thực hiện qua băng rơn, khẩu hiệu, áp phíc về bất bình đẳng; phổ biến phát tài liệu về bất bình đẳng, trong đó quan trọng nhất là phổ biến nội dung của luật bất bình đẳng giới để tất cả cán bộ, GV trong nhà trường hiểu rõ mục đích, bản chất về quyền và nghĩa vụ của tập thể và cá nhân trong việc đối xử với GV nữ; bản tin của trường, các tạp trí, trang web cũng cần cập nhập thường xuyên các nội dung liên quan đến bất bình đẳng, về vai trò, tầm quan trọng và những tấm gương điển hình của GV nữ có thành tích cao trong lao động; các bài viết tiêu biểu về bất bình đẳng cần được đăng tải công khai, rộng rãi.

Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về bình đẳng giới, đặc biệt là các lớp dành cho đối tượng là CBQL các cấp, những cán bộ trực tiếp tiến hành các hoạt động liên quan đến việc đảm bảo và thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ là việc làm cần thiết.

Thơng qua các khóa bồi dưỡng, tập huấn góp phần nâng cao nhận thức và kĩ năng thực hiện bất bình đẳng giới, xóa bỏ những định kiến về giới và lồng ghép vào trong các chính sách về giáo dục, sử dụng chất xám của đội ngũ tri thức công bằng, hiệu quả đối với cả GV nam và nữ.

Tổ chức hội nghị, hội thảo, các buổi tọa đàm có nội dung liên quan đền vấn đề về bất bình đẳng giới về phát triển ĐNGV nữ trong các đơn vị thuộc ĐHQG Lào. Nội dung hội nghị, hội thảo, các chun đề về bất bình đẳng có thể đề cập tới là: Nâng cao nhận thức của toàn xã hội với bất bình đẳng; vai trị của GV nữ đối với sự phát triển của nhà trường; xóa bỏ khoảng cách giới, đề ra mục tiêu phát triển bình đẳng giới trong nhà trường; chia sẻ trách nhiệm gia đình…

Việc nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL các cấp để thực hiện bình đẳng giới là một vấn đề khơng hề đơn giản cả về lí luận và thực tiễn. Để đội ngũ CBQL thực hiện được quyền phụ nữ ở nhà trường, họ cần được trao thẩm quyền chức trách nhiệm vụ cụ thể. Cùng với đó, đội ngũ này phải thường xuyên được bồi dưỡng những phẩm chất, kĩ năng, hiểu biết phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, cũng như khắc phục được những tư tưởng bảo thủ trì trệ, những suy nghĩ theo lối mịn lạc hậu, hình thành những phẩm chất, kĩ năng, hiểu biết phù hợp, dám chịu trách nhiệm cá nhân trong việc ra quyết định và chỉ đạo thực hiện.

Năng lực của đội ngũ CBQL để thực hiện quyền phụ nữ cần được các đơn vị thuộc ĐHQG Lào thường xuyên đánh giá, thông qua kết quả làm việc cụ thể có hiệu quả thiết thực. Đây là cơng việc quan trọng, cơ bản, không thể tiến hành thực hiện như một phong trào, mà phải thường xuyên liên tục, kiên trì nhất qn và khơng ngừng đổi mới.

ĐHQG Lào thường xuyên tiến hành khen thưởng và biểu dương đối với cán bộ, GV nữ có thành tích xuất sắc trong giảng dạy NCKH và tham gia các hoạt động xã hội trong nhà trường. Những điển hình GV nữ “giỏi việc trường đảm việc nhà” là tấm gương tích cực góp phần xóa bỏ định kiến về giới, nâng cao vai trị nhận thức, đóng góp của GV nữ, đồng thời khích lệ GV nữ phát huy năng lực và hồn thiện bản thân mình ngày một tốt hơn.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

Cần giải quyết đồng bộ các hoạt động trên từng bước tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của các cấp quản lí và mỗi cán bộ viên chức về vị trí vai trị của phụ nữ nói chung, GV nữ nói riêng và những đóng góp của họ trong sự nghiệp phát triển của ĐHQG Lào.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w