Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới (Trang 141 - 144)

3.3.1. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

3.3.1.1. Mục đích

Mục đích của việc khảo nghiệm là nhằm thu thập thơng tin đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp phát triển ĐNGV nữ ở ĐHQG Lào theo tiếp cận bình đẳng giới đã đề xuất, trên cơ sở đó điều chỉnh các giải pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các giải pháp được nhiều người đánh giá cao.

3.3.1.2. Nội dung và phương pháp khảo sát * Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát tập trung vào hai vấn đề chính:

Thứ nhất: Các giải pháp được đề xuất có thực sự cần thiết đối với việc

phát triển ĐNGV nữ ở ĐHQG Lào theo tiếp cận bình đẳng giới hiện nay khơng?

Thứ hai: Trong điều kiện hiện tại, các giải pháp được đề xuất có khả thi đối

với việc phát triển ĐNGV nữ ở ĐHQG Lào theo tiếp cận bình đẳng giới hiện nay không?

* Phương pháp khảo sát

- Khảo sát bằng bảng hỏi với thang Liket 3 bậc: +) Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết. +) Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

- Thang đánh giá gồm 3 mức độ: Mức Thấp: 1,00-1,66; Mức TB: 1,67 -2,33; Mức Cao: 2,34 – 3,00.

3.3.1.3. Đối tượng khảo sát

Để tìm hiểu sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất, chúng tôi đã khảo sát 175 người gồm: Lãnh đạo, CBQL, Trưởng Khoa, Bộ môn, GV cốt cán.

3.3.2. Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất

3.3.2.1. Sự cần thiết của các giải pháp

Bảng 3.1. Đánh giá tính cần thiết của các giải pháp phát triển đội ngũ

giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới

TT Giải pháp Mức độ ĐTB Thứbậc Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1

Tổ chức tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển ĐNGV nữ theo tiếp cận bình đẳng giới”

160 91,4 15 8,6 0 0 2,91 2

2 Xây dựng quy hoạch phát triển độingũ giảng viên nữ tiếp cận bình đẳng giới

155 88,6 20 11,4 0 0 2,88 5

3

Quản lý tạo nguồn, sử dụng và bổ nhiệm đội ngũ giảng viên nữ phù hợp với năng lực và hoàn cảnh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu bình đẳng giới

157 89,7 18 10,3 0 0 2,89 4

4

Đổi mới quản lí trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nữ ở nhà trường theo tiếp cận bình đẳng giới và dựa vào năng lực

150 85,7 25 14,3 0 0 2,85 6

5

Đánh giá đội ngũ giảng viên nữ theo tiếp cận bình đẳng giới dựa vào năng

lực và phản hồi thông tin để cải tiến 159 90,9 16 9,1 0 0 2,9 3 6

Quản lí xây dựng chính sách và tạo môi trường làm việc thuận lợi trên cơ sở xác định rõ các ưu tiên chiến lược đối với đội ngũ giảng viên nữ

163 93,1 12 6,9 0 0 2,93 1

ĐTB chung 2,89

Với ĐTB chung = 2,89 cho thấy, các ý kiến đánh giá cao về mức độ cần thiết của các giải pháp phát triển ĐNGV nữ ở ở ĐHQG Lào theo tiếp cận bình đẳng giới

đã được đề xuất trong luận án (ĐTB dao động từ 2,85 đến 2,93); điều này khẳng định các giải pháp trong luận án là cần thiết trong quá trình phát triển ĐNGV nữ ở ở ĐHQG Lào theo tiếp cận bình đẳng giới .

Trong 6 giải pháp đã đề xuất, giải pháp “Xây dựng chính sách và tạo mơi trường làm việc thuận lợi trên cơ sở xác định rõ các ưu tiên chiến lược đối với ĐNGV nữ” được đánh giá rất cần thiết với ĐTB = 2,93 đánh giá cần thiết và rất cần thiết, xếp thứ 1/7 giải pháp.

3.3.2.2. Tính khả thi của các giải pháp quản lí

Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ

giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới

TT Các giải pháp Mức độ ĐTB Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % 1

Tổ chức tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển ĐNGV nữ theo tiếp cận bình đẳng giới”

158 90,3 17 9,7 0 0 2,9 1

2

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên nữ tiếp cận bình

đẳng giới 152 86,9 23 13,1 0 0 2,86 5

3

Quản lý tạo nguồn, sử dụng và bổ nhiệm đội ngũ giảng viên nữ phù hợp với năng lực và hồn cảnh trên cơ sở đáp ứng u cầu bình đẳng giới

153 87,4 20 11,4 2 1,1 2,87 4

4

Đổi mới quản lí trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nữ ở nhà trường theo tiếp cận bình đẳng giới và dựa vào năng lực

148 84,6 27 15,4 0 0 2,84 6

5

Đánh giá đội ngũ giảng viên nữ theo tiếp cận bình đẳng giới dựa vào năng lực và phản hồi thông tin để cải tiến

156 89,1 19 10,9 0 0 2,89 2

6

Quản lí xây dựng chính sách và tạo mơi trường làm việc thuận lợi trên cơ sở xác định rõ các ưu tiên chiến lược đối với đội ngũ giảng viên nữ

158 90,3 14 8,0 3 1,7 2,88 3

Với ĐTB = 2,87 cho thấy, các ý kiến đánh giá cao về tính khả thi của các giải pháp phát triển ĐNGV nữ ở ở ĐHQG Lào theo tiếp cận bình đẳng giới đã được đề xuất trong luận án (ĐTB dao động từ 2,84 đến 2,90).

Kết quả xếp hạng thứ bậc của khảo sát đánh giá tính khả thi các giải pháp quản lí ở bảng 3.2 có sự chênh lệnh so với tính cấp thiết các giải pháp đưa ra. Sự khác biệt đó là tất yếu, khách quan bởi các đối tượng có vị trí cơng tác khác nhau, trình độ cũng khơng đồng đều, cho nên khi phân tích lí giải cũng theo ý kiến chủ quan của mình. Mặt khác, những giải pháp là vơ cùng cấp thiết song không phải giải quyết được trong một sớm một chiều mà còn cần sự kết hợp của nhiều lực lượng, sự quan tâm của cấp lãnh đạo về cơ chế và đầu tư cho giáo dục. Tuy nhiên theo ý kiến của CBQL, GV các giải pháp đưa ra với mục đích, nội dung và cách thức thực hiện khá rõ ràng, cụ thể nên mức độ khả thi của các giải pháp được đánh giá cao.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w