Thực trạng hoạt động quy hoạch đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới (Trang 91 - 94)

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào

2.4.1. Thực trạng hoạt động quy hoạch đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học

tiếp cận bình đẳng giới

2.4.1. Thực trạng hoạt động quy hoạch đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốcgia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới

Xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực cho một tổ chức nói chung và cho nhà trường nói riêng là hoạt động quyết định đến sự phát triển của nhà trường. Hoạt động này nếu được thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần xây dựng đội ngũ đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động quy hoạch ĐNGV nữ ở ĐHQG Lào được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6. Thực trạng hoạt động quy hoạch đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới

TT Nội dung Mức độ (%) ĐTB ĐLC Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 1 CBQL, lãnh đạo của nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng hoạt động quy hoạch phát triển ĐNGV nói chung và ĐNGV nữ nói riêng.

48,9 31,9 18,1 3,1 0 4,23 0,62 2

2

Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã nhận thức được vai trò quan trọng của ĐNGV nữ trong sự phát triển chung của nhà trường.

45,0 34,4 18,8 1,9 0 4,23 0,65 2

Nhà trường đã xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV nữ chi tiết, cụ thể theo từng năm.

41,6 35,0 19,1 4,4 0 4,14 0,78 4

4

Nhà trường đã thực hiện lồng ghép giới trong hoạt động quy hoạch phát triển ĐNGV nữ ở từng nội dung cụ thể

39,4 35,9 20,3 4,1 0,3 4,10 0,45 5

5

Hoạt động quy hoạch được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và thực tế; có bổ sung, điều chỉnh kịp thời, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và khả năng của ĐNGV nữ 38,8 33,8 21,9 4,7 0,9 4,05 0,69 6 6 Có tính tốn được nguồn lực cần có để thực hiện hoạt động quy hoạch và giải pháp giải quyết các nguồn lực đó

47,5 31,6 18,4 2,5 0 4,24 0,89 1

Bảng 2.6 cho thấy, đa số các ý kiến đều đánh giá các nội dung hoạt động quy hoạch ĐNGV nữ ở mức độ cao. Tuy nhiên vẫn cịn một số nội dung có mức độ đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình, yếu và kém. Ở mỗi nội dung các ý kiến khác nhau cụ thể: vấn đề Nhận thức được tầm quan trọng hoạt động quy hoạch phát triển ĐNGV nữ và đóng góp khơng thể thiếu của ĐNGV nữ đối với sự phát triển chung, có tỉ lệ đánh giá khá, tốt chiếm 79,4%. Điều này cho thấy, nội dung nhận thức tầm quan trọng của hoạt động quy hoạch ĐNGV nữ cũng đã được đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình, yếu. Tỉ lệ đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình chiếm 18,8%, tỉ lệ đánh giá thực hiện ở mức độ yếu chiếm 1,9%. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện xây dựng hoạt động quy hoạch ĐNGV nữ của nhà trường hằng năm thì thực hiện chưa có hiệu quả và chưa được thường xuyên. Ở tất các các nội dung đều có các ý kiến đánh giá thực hiện ở mức độ yếu có tỉ lệ từ 1,9% đến 4,7%. Đây là những vấn đề đội ngũ CBQL cần có những giải pháp để hạn chế bất cập trên.

Như vậy, hai nội dung: Lồng ghép giới trong quy hoạch cán bộ nữ ở các khâu, các ngành lĩnh vực quản lí có xây dựng tiêu chuẩn trong hoạt động quy hoạch chưa được quan tâm và thực hiện hiệu quả. Mức độ khá, tốt chưa cao, mức độ đánh giá trung bình chiếm 20,3%, đặc biệt có tới 4,1% đánh giá thực hiện ở mức độ yếu và 0,3% đánh giá thực hiện ở mức độ kém. Mặc dù nhận thức về quy hoạch GV nữ đã được cải thiện tuy nhiên để thực hiện những nhận thức đó vào các hoạt động cụ thể thì chưa đạt hiệu quả. Tuy vậy đó chưa phải nội dung có nhiều ý kiến đánh giá là kém. Nội dung có nhiều ý kiến đánh giá thực hiện yếu, kém cao nhất đó là: Dự báo quy mô phát triển nguồn nhân lực nữ thuộc các ngành nghề đào tạo có tính khả thi, có tỉ lệ đánh giá thực hiện ở mức độ kém 0,9%. Qua phỏng vấn Trưởng ban Tổ chức cán bộ, đồng chí cho biết: Hiện nay, khâu dự báo quy mơ nguồn nhân lực nói chung và dự báo quy mơ phát triển nguồn nhân lực nữ nói riêng cịn nhiều hạn chế. Đa số chiến lược ngắn hạn, chưa có đội ngũ chuyên biệt dự báo quy mô phát triển nguồn nhân lực nữ của nhà trường. Chủ yếu trên cơ sở dự báo cảm tính chưa có quy trình tính tồn phân tích cụ thể, sát thực tiễn.

Phân tích mối tương quan giữa thực trạng dự báo quy mô phát triển nguồn nhân lực nữ thuộc các ngành nghề đào tạo có tính khả thi với những đối tượng có

chức trách nhiệm vụ khác nhau. Ta thấy, có sự khác biệt trong cách đánh giá về nội dung dự báo quy mô phát triển nguồn nhân lực nữ. Đội ngũ cán bộ đánh giá nội dung này thực hiện mức độ khá, tốt cao. Tuy vậy, vẫn còn những ý kiến đánh giá nội dung này vẫn cịn yếu. Mặc dù vậy, tỉ lệ kém khơng có ý kiến nào đánh giá. Trong khi đó đối tượng GV đánh giá nội dung này có tỉ lệ trung bình, yếu cao đặc biệt còn 1,2% đánh giá thực hiện mức độ kém.

Bảng 2.7. Mối tương quan giữa thực trạng dự báo quy mô phát triển nguồn nhân lực nữ thuộc các ngành nghề đào tạo có tính khả thi

với những đối tượng có chức trách nhiệm vụ khác nhau

TT Đối tượng Tổng số Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 1 Cán bộ 36 16 44,5 12 33,3 5 13,9 3 8,3 0 0 2 GV 82 21 25,6 33 40,2 22 26,8 5 6,1 1 1,2 3 Vừa giảng dạy

vừa quản lí 202 87 43,1 63 31,2 43 21,3 7 3,5 2 0,9

Tổng 124 38,8 108 33,8 70 21,9 15 4.7 3 0,8

Qua phân tích trên tác giả nhận thấy, hoạt động quy hoạch GV nữ thể hiện một số bất cập hạn chế sau:

Về mặt nhận thức và tư tưởng của chủ thể và khách thể trong hoạt động quy hoạch chưa có sự đồng thuận và thống nhất. Chưa nhận thức vị trí, vai trị của hoạt động quy hoạch đối với phát triển nguồn nhân lực, cũng như chưa thể chế hóa được nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ nên trong quá trình thực hiện đã dẫn đến quy hoạch chưa sát với tình hình thực tế.

Việc thực hiện lồng ghép bình đẳng giới trong quy hoạch ĐNGV chưa hiệu quả. Chưa có nội dung về quy hoạch phát triển nhân tài và có chính sách cụ thể nhằm xóa bỏ khoảng cách giới trong nhận thức của CBQL. Chưa tạo điều kiện cho GV nữ đủ năng lực và phẩm chất tham gia hoạt động NCKH và bổ nhiệm các chức vụ quản lí.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w