3.2. Các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia
3.2.3. Giải pháp 3: Quản lí tạo nguồn, sử dụng và bổ nhiệm đội ngũ giảng
viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới
3.2.3.1. Mục tiêu giải pháp
Tạo nguồn, sử dụng và bổ nhiệm ĐNGV nữ phù hợp với năng lực và hoàn cảnh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu bình đẳng để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ hiện nay, việc bố trí sử dụng hợp lí ĐNGV cần đạt được mục tiêu sau:
Trong bố trí, phân cơng lao động phải dựa trên cơ sở nhất quán các quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường.
Bố trí, sử dụng cán bộ, GV trong chuyên môn phải đúng với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với năng lực, đảm bảo thực hiện đúng chế độ, chính sách, cơng
bằng về định mức lao động, giữ vững được sự đồn kết nhất trí của ĐNGV trong nhà trường, tránh tình trạng GV do nhận thức khơng đầy đủ yêu cầu của nhà trường, nên có thể xem việc bố trí sử dụng GV viên có sự thiên vị hay trù úm cá nhân gây mất đoàn kết nội bộ.
3.2.3.2. Nội dung của giải pháp
Tạo nguồn, sử dụng, bổ nhiệm GV nữ đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo các tiêu chí, số lượng, chất lượng, cơ cấu đặc biệt là trình độ chuyên mơn, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.
Việc bổ nhiệm các chức vụ Trưởng khoa, Phịng, ban, Bộ mơn, việc phân cơng, bố trí GV nữ là quyền hạn và trách nhiệm của người Hiệu trưởng. Hiệu trưởng chỉ đạo và phân quyền cho các phó Hiệu trưởng, Trưởng khoa, bộ mơn phân công nhiệm vụ cho GV dạy bộ mơn. Nếu phân cơng hợp lí sẽ phát huy tối đa tiềm năng của GV, hoặc ngược lại, việc phân cơng, bố trí khơng hợp lí sẽ làm giảm chất lượng cơng việc cá nhân và làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Cụ thể như:
- Việc phân công giáo viên bộ môn giảng dạy các lớp cần đảm bảo tính dân chủ, tính liên tục, tính kế thừa; sự hài hồ kết hợp giữa cũ và mới, già và trẻ; chú ý cơ cấu về trình độ, năng lực của GV cơng bằng cho các lớp và có sự lưu ý tới tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh cá nhân của mỗi GV nhằm động viên giáo viên tích cực phấn đấu hồn thành nhiệm vụ được giao.
- Khi bố trí GV kiêm nhiệm tham gia hoạt động của Đoàn thanh niên, Chủ tịch Cơng đồn... cần chú ý tới năng lực cá nhân và các điều kiện khác như: thời gian, độ tuổi, giới tính, điều kiện gia đình... Mặt khác, phải đảm bảo tốt các chế độ chính sách đối với GV làm công tác kiêm nhiệm, có như vậy mới động viên, khuyến khích GV đầu tư thời gian, cơng sức hồn thành tốt cơng việc được giao.
Về nội dung sử dụng ĐNGV:
Về quan điểm sử dụng ĐNGV của nhà trường là phân công “đúng người, đúng việc”. Duy trì và giữ vững sự đồng thuận trong ĐNGV, tạo cho họ có được
một động lực làm việc tốt, phát huy tối đa niềm say mê, sáng tạo trong công việc, đồng thời tạo ra một bầu khơng khí làm việc cởi mở, thân thiện.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Xây dựng cơ chế tạo nguồn, sử dụng GV nữ theo đúng vị trí việc làm, nhằm tạo động lực và tăng cường tính chuyên nghiệp của ĐNGV các trường Đại học thuộc ĐHQG Lào. Hoạt động tạo nguồn là quá trình nhằm thu hút những người đủ năng lực đáp ứng yêu cầu cơng việc.
Quy trình thực hiện tạo nguồn, sử dụng được tiến hành bào gồm: Bước 1 Tạo nguồn, sử dụng đối tượng bên trong nhà trường Bước 2: Tạo nguồn và sử dụng đối tượng bên ngoài nhà trường
Tạo nguồn, sử dụng đối tượng bên trong nhà trường chủ yếu là tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, ưu tiên GV nữ, các chuyên ngành được đào tạo trong trường, sinh viên được ở lại trường phải được tiếp tục đào tạo ngay trong thời gian 3-5 năm kể từ ngày ở lại trường, phải đạt trình độ thạc sĩ trở lên.
Cần thống nhất nguyên tắc phân công chuyên mơn, phân cơng GV, quy trình và các tiêu chí bổ nhiệm tổ trưởng chun mơn, cán bộ phụ trách đoàn thể. Lập dự thảo kế hoạch phân công, phân nhiệm cho ĐNGV, kế hoạch được hướng dẫn và yêu cầu triển khai bắt đầu từ cấp tổ chun mơn, có giới hạn một số chỉ tiêu và số tiết tối đa kể cả GV làm cơng tác kiêm nhiệm và có sự lưu ý quan tâm đến nguyện vọng cá nhân.
Việc bố trí, sử dụng ĐNGV phải phù hợp với từng GV, đúng chuyên môn, đúng năng lực để họ phát huy tốt nhất năng lực, sở trường trong cơng tác và giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật.
Hiệu trưởng các trường thuộc ĐHQG Lào giao Phòng Tổ chức cán bộ, phòng Pháp luật tiến hành theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đã phân công: về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc được giao, mức độ phù hợp với cơng việc, những khó khăn cần tháo gỡ và điều chỉnh kịp thời.
Tiến hành theo dõi, nhận xét và đánh giá kết quả, tuyên dương, khen thưởng động viên kịp thời những GV có thành tích, hồn thành tốt nhiệm vụ của mình;
đồng thời cũng chỉ ra những mặt hạn chế, yếu kém cần khắc phục để các hoạt động của nhà trường mang tính tồn diện hơn.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
- Phải có quan điểm thống nhất trong tồn thể GV đối với việc phân cơng, bố trí sử dụng đội ngũ.
- Phải có sự nhận định, đánh giá chính xác về năng lực, khả năng, ý thức trách nhiệm của từng GV nữ
- Có chế độ chính sách cụ thể, rõ ràng và hợp lí đối với những trường hợp tham gia hoạt động kiêm nhiệm, thực hiện chế độ theo đúng chính sách hiện hành, đặc biệt các chính sách ưu tiên GV nữ.
- Đảm bảo đầy đủ điều kiện làm việc cho GV.
- Việc phân công công tác của ĐNGV nữ trong nhà trường cần phải tuân thủ các yêu cầu sau:
+ Phân công giảng dạy dựa trên cơ sở đảm bảo sự đồng đều về trình độ, năng lực của GV nữ các bộ mơn giữa các lớp trong các đơn vị. Có chú trọng đầu tư GV giỏi đối với lớp chất lượng cao.
+ Phân công hoạt động kiêm nhiệm của Chi bộ, Đồn Thanh niên, Cơng đoàn... Cần chú ý tới năng lực cá nhân, điều kiện thời gian, định mức lao động của mỗi GV nữ làm công tác kiêm nhiệm. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loại công việc mà phân công GV nữ cho phù hợp. Mặt khác, người Hiệu trưởng cần phải đảm bảo tốt chế độ chính sách đối với GV làm hoạt động kiêm nhiệm, có như vậy mới động viên, khuyến khích GV nữ đầu tư thời gian, cơng sức hồn thành tốt cơng việc được giao.
3.2.4. Giải pháp 4: Đổi mới quản lí trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới
3.2.4.1 Mục tiêu giải pháp
Đổi mới công tác bồi dưỡng nhằm chú trọng nâng cao năng lực của ĐNGV nữ đang là vấn đề cần thực hiện ngay tại ĐHQG Lào. Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng ĐNGV nữ xây dựng ĐNGV có chất lượng cao nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ sư phạm nâng cao nhận thức, có phẩm chất đạo đức
tốt..nâng cao chất lượng ĐNGV nữ đại học theo chuẩn, nâng tỉ lệ GV có trình độ tiến sĩ đáp ứng u cầu nhiệm vụ phát triển giáo dục trong từng giai đoạn. Nâng cao tinh thần tự giác trong tự học tự bồi dưỡng nhằm tiếp thu những tri thức mới của nhân loại giúp cho mỗi GV nữ tự hồn thiện mình hơn nữa để có thể phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT.
Mục tiêu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV nữ là trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kĩ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ đối với GV nữ trong bối cảnh mới giáo dục; Nâng cao năng lực đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế cho ĐNGV nữ, góp phần thực hiện thành cơng sự nghiệp đổi GD&ĐT .
3.2.4.2. Nội dung giải pháp
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng GV nữ là quá trình tạo ra chất mới và sự phát triển toàn diện trong mỗi con người. Đào tạo, bồi dưỡng GV nữ là trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, hình thành kĩ năng, hình thành nên phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, tạo ra năng lực hành động mới tương ứng cho mỗi GV nữ. Bồi dưỡng còn là hoạt động nhằm khắc phục mặt hạn chế, phát huy mặt tích cực, bù đắp những thiếu hụt, khiếm khuyết của mỗi GV nữ, giúp họ đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới. Chất lượng cán bộ được hình thành do nhiều nhân tố tác động, trong đó phần lớn là thơng qua con đường giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy, việc phát triển ĐNGV nữ tại ĐHQG Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và thể thao, chúng ta phải chăm lo và thực hiện tốt hoạt động bồi dưỡng.
Để xác định nhu cầu bồi dưỡng của ĐNGV nữ, các trường đại học cần phải thực hiện 2 việc:
Thứ nhất, phân tích thực trạng ĐNGV nữ để làm rõ: Họ là ai? Họ có vai trị như thế nào trong sự nghiệp đổi mới giáo dục? Họ đang ở trình độ nào? Năng lực giảng dạy, NCKH như thế nào? Điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì? Phải bồi dưỡng cái gì, phương pháp, hình thức bồi dưỡng như thế nào?
Thứ hai, xuất phát từ chính nhu cầu hiện nay của ĐNGV. Từ đó, chúng ta xác định nhu cầu bồi dưỡng của ĐNGV. Trên cơ sở đó xây dựng chương trình bồi dưỡng cho phù hợp.
i) Xác định căn cứ xây dựng chương trình bồi dưỡng GV nữ - Căn cứ pháp lí:
+) Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học;
+) Chiến lược phát triển giáo dục 2015-2030, giải pháp Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục;
+) Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX, Ban chấp hành Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào về đổi mới giáo dục, giải pháp Phát triển đội ngũ nhà giáo và
CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;
- Căn cứ vào thực trạng ĐNGV nữ.
ii) Xây dựng chương trình bồi dưỡng GV nữ
Tăng cường kiến thức và kĩ năng sư phạm cho GV nữ theo hướng chuẩn hố, hiện đại hóa, nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho ĐNGV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu trong thời kì mới.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp * Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV
Căn cứ nhu cầu thực tế cần bồi dưỡng của GV nữ, căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của ĐHQG Lào, căn cứ khả năng tài chính cho phép, ĐHQG Lào chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm, bao gồm: Mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương thức bồi dưỡng, thời gian, kinh phí, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng. Các khoa đào tạo cần lập kế hoạch bồi dưỡng cho GV nữ theo 4 bước như sau:
Bước 1. Xác định nhu cầu cần bồi dưỡng của từng GV nữ;
Bước 2. Định hướng lựa chọn nội dung, chương trình, phương thức bồi dưỡng phù hợp với từng GV nữ;
Bước 3. Xây dựng kinh phí, đề xuất thời gian, địa điểm bồi dưỡng; Bước 4. Trình thủ trưởng phê duyệt.
* Đổi mới hoạt động bồi dưỡng GV
- Về phương pháp bồi dưỡng: Đối với GV, nên kết hợp giữa phương pháp lấy người học làm trung tâm và tự bồi dưỡng của GV nữ là chủ đạo. Chúng tôi đề xuất một quy trình bồi dưỡng GV nữ bao gồm các bước sau đây:
+ Bước 1: Phát tài liệu bồi dưỡng, hướng dẫn sơ bộ cho GV nữ về nội dung tài liệu.
+ Bước 2: GV nữ tự nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng.
+ Bước 3: Tổ chức cho GV nữ trao đổi về tài liệu bồi dưỡng
+ Bước 4: Tập trung những nội dung GV nữ chưa rõ, chưa thống nhất qua tự nghiên cứu và trao đổi, thảo thuận.
+ Bước 5: Tổ chức giải đáp những nội dung GV nữ chưa rõ hoặc chưa thống nhất ở tài liệu bồi dưỡng.
- Về hình thức bồi dưỡng: Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục hiện đại, GV nữ cần được bồi dưỡng dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú như:
+ Bồi dưỡng thường xuyên: Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên được thực hiện bằng nhiều cách như tự học, tự bồi dưỡng, tham gia các buổi hội thảo, tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn. Thăm quan học tập kinh nghiệm về đào tạo, NCKH của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Trong đó tự học, tự bồi dưỡng là cách bồi dưỡng cơ bản nhất, thông qua các hoạt động thực tiễn về giảng dạy, đi thực tế ở trường phổ thông, người GV nữ tự rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục những mặt còn hạn chế.
+ Bồi dưỡng tập trung: Nhằm bồi dưỡng một cách có hệ thống để nâng cao năng lực cho ĐNGV nữ chưa được chuẩn hố về trình độ, nghiệp vụ sư phạm, lí luận chính trị... Có thể tập trung học liên tục hoặc tập trung theo từng đợt, cấp chứng nhận từng đợt học, khi nào người học tích lũy đủ số chứng nhận của các module thì được cấp chứng chỉ.
+ Bồi dưỡng theo hình thức từ xa, online, qua mạng internet...
* Đổi mới đánh giá kết quả bồi dưỡng GV
Cùng với việc đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng GV nữ, cần thiết phải đổi mới việc đánh giá kết quả bồi dưỡng GV nữ.
Về nội dung đánh giá: Cần đánh giá trên hai phương diện: Thứ nhất, nhận thức của GV nữ về các vấn đề được bồi dưỡng; Thứ hai, khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng được bồi dưỡng vào hoạt động đào tạo, NCKH.
Về hình thức đánh giá: Có thể sử dụng các hình thức đánh giá, như tự đánh giá, đánh giá của bộ môn, khoa/trường, đánh giá của sinh viên…
Xây dựng và phát triển ĐNGV nữ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực và được coi là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Muốn phát triển, nâng cao chất lượng ĐNGV nữ đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT , chúng ta cần đổi mới hoạt động bồi dưỡng. Để đổi mới hoạt động này, cần triển khai thực hiện quy trình bồi dưỡng như sau:
1) Xác định mục tiêu bồi dưỡng;
2) Xác định nhu cầu bồi dưỡng của ĐNGV; 3) Xây dựng nội dung bồi dưỡng;
4) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV;
5) Đổi mới hoạt động tổ chức bồi dưỡng GV; 6) Đổi mới đánh giá kết quả bồi dưỡng GV.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
Cán cộ quản lí các cấp, ĐNGV phải nghiêm túc và có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng GV đối với sự phát triển của giáo dục.
Đội ngũ CBQL phải xây dựng kế hoạch sát với thực tiễn của giáo dục nhà trường, sau đó phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng.
ĐNGV cần nâng cao tinh thần tự giác trong tự học, có thái độ tích cực tiếp thu tri thức trong q trình bồi dưỡng, ln có tinh thần cầu tiến, học hỏi đồng nghiệp trong quá trình làm việc.
Cần đảm bảo về cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng có chuẩn bị đầy đủ thì hoạt động bồi dưỡng mới đạt được hiệu quả cao nhất.