Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới
Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV nữ ở ĐHQG Lào theo tiếp cận bình đẳng giới được thể hiện ở bảng 2.13
Bảng 2.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ
giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới
S TT Nội dung Mức độ ĐTB ĐLC Thứbậc Rất khơng ảnh hưởng Khơng ảnh hưởng Ít ảnh hưởng hưởngẢnh Rất ảnh hưởng 1 Về cơ chế, chính sách 0,3 0,6 6,3 42,8 50,0 4,42 0,73 3 2 Yếu tố văn hóa 8,4 12,8 16,6 30,3 31,9 3,64 0,88 4 3 Bộ phận hỗ trợ và thực
thi bình đẳng giới 2,2 0,9 2,5 35,3 59,1 4,48 0,87 2 4 Yếu tố từ chính bản thân
GV nữ 0,0 1,3 6,3 30,9 61,6 4,53 0,79 1
ĐTB chung 4,27 0,76
Bảng 2.13 cho thấy, các yếu tố trên ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV nữ ở
ĐHQG Lào theo tiếp cận bình đẳng giới ở mức cao với ĐTB = 4,27 và ĐLC = 0,76. Giữa các yếu tố có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới sự phát triển ĐNGV ở ĐHQG Lào theo tiếp cận bình đẳng giới. Trong đó, yếu tố “Yếu tố từ chính bản thân GV
nữ” có sự ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển ĐNGV nữ ở ĐHQG Lào theo tiếp
cận bình đẳng giới, với ĐTB = 4,53; tiếp đến là yếu tố“Bộ phận hỗ trợ và thực thi
bình đẳng giới” với ĐTB = 4,48 (xếp thứ 2).
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, yếu tố "Yếu tố văn hóa” được xác định là yếu tố có ảnh hưởng ít nhất đến sự phát triển ĐNGV nữ ở ĐHQG Lào theo tiếp cận bình đẳng giới (ĐTB là 3,64).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận án đã nêu những thực trạng ĐNGV nữ về số lượng, chất lượng và cơ cấu của ĐHQG Lào mà tác giả đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn để thu nhập các dữ liệu về thực trạng ĐNGV nữ. Tác giả đã vận dụng lí luận của chương 1, phân tích được thực trạng phát triển ĐNGV nữ ở ĐHQG Lào theo tiếp cận bình đẳng giới xác định mặt mạnh, mặt hạn chế về các mặt: quy hoạch; tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng; thực hiện chế độ chính sách; kiểm tra đánh giá, qua đánh giá; thực trạng nhận thức về định kiến giới trong hoạt động phát triển ĐNGV nữ.
Từ kết quả phân tích đánh giá về thực trạng phát triển ĐNGV nhà trường, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về việc phát triển ĐNGV nữ của ĐHQG Lào nhằm đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực theo tiếp cận bình đẳng giới. Từ đó, sẽ là cơ sở cho người nghiên cứu xây dựng và đề xuất các giải pháp mang tính cấp thiết và cụ thể nhằm phát huy tốt tiềm lực sẵn sàng có của nhà trường. Đây là nội dung mà luận án sẽ đề xuất trong chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NỮ Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO THEO TIẾP CẬN BÌNH ĐẲNG GIỚI