Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới (Trang 84 - 86)

2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng

Khảo sát thực trạng phát triển ĐNGV nữ ở ĐHQG Lào theo tiếp cập bình đẳng giới qua các khía cạnh: quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng ĐNGV, thực trạng tạo điều kiện thuận lợi và tạo động lực làm việc cho ĐNGV. Tìm hiểu sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến phát triển ĐNGV nữ ở ĐHQG Lào theo tiếp cận bình đẳng giới.

2.2.2. Đối tượng nghiên cứu thực trạng

Khảo sát các yếu tố liên quan đến phát triển ĐNGV nữ qua các bộ phận: Tổ chức cán bộ, Đào tạo, Quản lí khoa học, Cơng tác chính trị và trưng cầu ý kiến của các CBQL trong Ban Giám hiệu, các phòng ban chức năng, Ban chủ nhiệm khoa, các chuyên gia nghiên cứu giáo dục, chuyên gia nghiên cứu về vấn đề bình đẳng giới và các GV nữ hiện đang công tác tại ĐHQG Lào.

2.2.3. Nội dung nghiên cứu thực trạng

Xem xét, đánh giá thực trạng ĐNGV nữ ở ĐHQG Lào theo các lĩnh vực sau: - Thực trạng về chất lượng và số lượng ĐNGV nữ;

- Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV nữ; - Tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm GV nữ; - Đào tạo, bồi dưỡng đối với GV nữ; - Đánh giá đối với GV nữ;

- Xây dựng mơi trường làm việc và đưa bình đẳng giới vào nhà trường.

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu

Từ việc thu thập các văn bản mang tính chỉ đạo, chiến lược, kế hoạch, triển khai, báo cáo, đánh giá của các cấp quản lí, của ĐHQG Lào được tiến hành khảo sát có liên quan đến lĩnh vực quản lí, tổ chức nhân sự, Luận án tiến hành nghiên cứu, bình luận về một phần thực trạng quản lí phát triển ĐNGV nữ.

- Công cụ khảo sát

Phiếu khảo sát được chia làm 2 loại, mỗi loại gồm một hệ thống các câu hỏi được xây dựng bám sát vào nội dung, mục đích cần nghiên cứu của luận án.

- Mẫu 1: dành cho cán bộ các Phòng, Ban, Bộ phận chức năng của nhà trường (ví dụ: bộ phận phụ trách công tác Tổ chức cán bộ, bộ phận phụ trách Đào tạo, bộ phận phụ trách Sau đại học, bộ phận phụ trách Khoa học, Bộ phận phụ trách Cơng tác chính trị, thi đua khen thưởng).

- Mẫu 2: dành cho Ban giám hiệu, lãnh đạo các Phòng, Ban, Khoa, Viện, Trung tâm, chuyên gia và GV hiện đang công tác ở ĐHQG Lào.

- Khảo sát

Gửi phiếu khảo sát tới đầu mối tại ĐHQG Lào, có nêu rõ lí do, mục đích tiến hành khảo sát và trao đổi cụ thể các vấn đề liên quan đến nội dung khảo sát để đảm bảo các nội dung khảo sát được hiểu rõ, chính xác đúng với ý tưởng của tác giả. Số lượng phiếu khảo sát: 320 phiếu; Thời gian khảo sát: từ tháng 8/2017 đến tháng 12/ 2018.

Tham gia khảo sát có 320 người.

Bảng 2.1. Đặc điểm đối tượng khảo sátTiêu chí SL % Tiêu chí SL % Giới tính Nam 160 50 Nữ 160 50 Tuổi <30 tuổi 61 19,1 31-40 tuổi 131 40,9 41-50 tuổi 50 15,6 > 51 tuổi 78 24,4 Trình độ Tiến sĩ 25 7,8 Thạc sĩ 201 62,8 Cử nhân 86 26,9 Cao đẳng/ trình độ khác 8 2,5 Số năm cơng tác 1 – 5 năm 46 14,4 6 -14 năm 119 37,2 15 – 20 năm 52 16,3 Trên 21 năm 103 32,2

Tiến hành phỏng vấn sâu và nghiên cứu điển hình

Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả có tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực quản lí giáo dục, quản lí nhân sự, các thầy cơ trong Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm các Khoa, Bộ mơn, lãnh đạo Phịng, Ban… để tìm hiểu thêm các nội dung trong tài liệu được cung cấp, ý nghĩa các số liệu, các văn bản thu thập được. Các giải pháp được đề xuất từ thực trạng nghiên cứu sẽ thực tiễn hơn, gắn liền với hoạt động của mỗi trường khi đưa ra áp dụng.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w