Bình đẳng giới

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới (Trang 46 - 54)

1.2. Khái niệm cơ bản

1.2.3. Bình đẳng giới

1.2.3.1. Khái niệm giới

Giới là một khái niệm rất phức tạp, được nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau, và theo nhiều quan điểm khác nhau.

- Giới có thể được hiểu theo mặt sinh học, là một tập hợp những đặc điểm sinh lí cơ thể đặc trưng ở con người (Ở động vật, giới ở đây có nghĩa là giống.

Trong động vật có giống đực và giống cái). Những đặc điểm sinh lí cơ thể thường

bao gồm những đặc điểm di truyền, những hệ cơ quan sinh lí cơ thể, điển hình và quan trong nhất là hệ cơ quan sinh dục. Ở con người có hai loại hệ cơ quan sinh dục chính là hệ cơ quan sinh dục nam và hệ cơ quan sinh dục nữ, vì vậy lồi người có hai giới là giới nam và giới nữ. Giới theo nghĩa này được hiểu là giới sinh học, giới di truyền.

- Giới cịn được hiểu theo góc độ xã hội, là những đặc điểm mà xã hội đã tạo nên ở người nam và người nữ, là quy định của xã hội về người nam và người nữ, là những đặc trưng xã hội ở nam và nữ. Đó là giới xã hội. Giới xã hội thường bao gồm nhiều vấn đề như: vai trị, vị trí của mỗi giới, đặc điểm và nhiệm vụ của mỗi giới trong xã hội... Những vấn đề này thường do xã hội quy định và biến đối theo từng giai đoạn lịch sử, từng quốc gia, tuỳ theo truyền thống, phong tục tập quán của mỗi dân tộc...

- Tổng quát hơn có thể định nghĩa giới như sau: Giới là một tập hợp người trong xã hội có những đặc điểm sinh học cơ bản giống nhau.

Định nghĩa này cho thấy:

+ Giới là một tập hợp người mang những đặc điểm sinh học cơ bản giống nhau. Những đặc điểm sinh học cơ bản này bao gồm nhiều đặc điểm sinh lí cơ thể, như hình dáng, cấu tạo các hệ cơ quan sinh lí, nhưng điển hình là hệ cơ quan sinh dục. Ở lồi người chủ yếu có hai loại hệ cơ quan sinh dục: hệ cơ quan sinh dục nam

và hệ cơ quan sinh dục nữ. Do đó, lồi người có hai giới (hai tập hợp người) cơ bản: giới nam và giới nữ... Khi một em bé lọt lòng mẹ sinh ra, người ta dựa vào hệ cơ quan sinh dục để xác định em bé thuộc về giới nam hay nữ. Như vậy, giới được hình thành bởi những đặc điểm sinh lí cơ thể. Cũng có thể nói một cách khác, những đặc điểm sinh lí cơ thể là căn cứ để xác định giới, là cơ sở hình thành giới.

Tuy ở lồi người chủ yếu có hai giới là giới nam và giới nữ nhưng trong thực tế vẫn có một số ít người khơng thuộc về hai giới trên, người ta thường gọi là giới thứ ba. Giới này xuất hiện do nguyên nhân chủ yếu là hệ cơ quan sinh dục khơng được bình thường về mặt cấu tạo hoặc chức năng, dẫn tới việc phát triển tâm lí, sinh lí cơ thể khơng bình thường. Nhiều người cho rằng đây là những người có sự lệch lạc trong sự hình thành và phát triển của hệ cơ quan sinh dục.

Định nghĩa giới như trên dựa trên cơ sở những đặc điểm sinh lí cơ thể, chủ yếu là hệ cơ quan sinh dục. Trong trường hợp này, giới được quy định bởi những đặc điểm sinh lí cơ thể. Đó là giới sinh lí cơ thể.

+ Giới là một tập hợp người trong xã hội, vì vậy, giới mang những đặc điểm về nhóm người, về xã hội lồi người. Với ý nghĩa này, khái niệm giới có thể được dùng để chỉ các tập hợp người như giới trí thức, giới sinh viên, giới bình dân...

Tuy nhiên, theo góc độ của Tâm lí học giới tính, Giới được hiểu như là một tập hợp người có chung những đặc điểm sinh lí điển hình. Mỗi một tập hợp người đó bị chi phối và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội một cách khác nhau, tạo nên những giá trị xã hội khác nhau. Từ đó hình thành những đặc tính riêng của từng giới và dần dần hình thành những đặc điểm xã hội đặc trưng cho mỗi giới (về chức năng, vai trò xã hội, nghĩa vụ, quyền hạn...). Trong trường hợp này, giới được quy định bởi những đặc điểm xã hội. Nói một cách khác, giới mang tính xã hội. Đó là giới xã hội.

Như vậy, giới bao gồm hai loại thuộc tính, thuộc tính sinh lí cơ thể và thuộc tính xã hội.

Xét về mặt sinh lí cơ thể, giới là những đặc điểm bẩm sinh có tính di truyền. Yếu tố quan trọng và điển hình của giới ở đây là hệ cơ quan sinh dục. Và dưới ảnh hưởng chủ yếu của hoạt động của hệ cơ quan sinh dục, cơ thể con người cịn có nhiều những biến đổi khác, tạo nên những đặc trưng của giới về hệ xương và hệ cơ,

chiều cao và cân nặng, tỉ lệ giữa cơ và mỡ, hình dáng đặc trưng của cơ thể nam và cơ thể nữ, sức lực của từng giới (trương lực của cơ bắp, của gân, khớp...) và về nhiều đặc điểm sinh lí cơ thể khác. Do cấu tạo sinh lí cơ thể khác nhau, ở mỗi giới có những chức năng sinh lí khác nhau, như giới nữ có khả năng thụ thai, sinh nở, có hiện tượng kinh nguyệt... giới nam khơng có những chức năng trên, nhưng thường cao lớn khoẻ mạnh hơn, có khả năng sản xuất ra tinh trùng...

Xét về mặt xã hội, giới là những đặc điểm do xã hội tạo ra, do những quy định, luật lệ, đòi hỏi... của xã hội đối với con người là nam hay nữ. Ban đầu, dưới ảnh hưởng của những đặc tính về sinh lí cơ thể như chiều cao, tầm vóc to lớn của cơ thể, sức mạnh... người nam và người nữ được phân công những cơng việc, những vai trị khác nhau trong đời sống xã hội. Dần dần mỗi người, mỗi giới tạo nên những đặc tính về mặt xã hội như vai trị trong gia đình, địa vị trong xã hội hoặc những yếu tố về mặt tâm lí như nhu cầu về sự thành đạt, nhu cầu về đời sống tình cảm... Những yếu tố trên chịu sự tác động của xã hội, của lịch sử, tạo nên những đặc điểm, chức năng, vai trò xã hội khác nhau. Giới được thể hiện ở vai trò, chức năng, nghĩa vụ xã hội. Giới là tập hợp người có những vai trị chức năng xã hội nhất định. Như vậy, giới có thể được hiểu là giới sinh học hay giới xã hột.

Khi nói đến giới sinh học, người ta thường chú ý nhiều đến hệ cơ quan sinh dục của con người. Khi em bé lọt lòng mẹ sinh ra, người ta chỉ dựa vào hệ cơ quan sinh dục để xếp em bé đó thuộc về giới nam hay giới nữ (em trai hay em gái). Khi em bé lớn lên, đặc biệt là khi bước vào thời kì dậy thì, người ta có thể xếp một người vào giới thứ ba nếu hoạt động của hệ cơ quan sinh dục của người đó là khơng bình thường.

Khi nói đến giới xã hội, có nhiều vấn để được quan tâm như: - Vai trò của người nam, người nữ trong xã hội.

- Sự phân công lao động trong xã hội cho người nam và người nữ - Sự bình đẳng giữa giới nam và giới nữ (vấn đề bình đẳng giới)

- Những quan điểm đánh giá về vai trò của người nam và của người nữ trong xã hội.

- Mối quan hệ xã hội và sự cư xử giữa hai giới.

1.2.3.2. Khái niệm bình đẳng giới

Ngày nay, trong xã hội, cịn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp về giới xã hội như: vấn đề bình đẳng giới, vấn đề quan hệ giữa hai giới, vấn đề giới tính ở mỗi giới...

- Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tâm lí xã hội, do những đặc điểm về mặt sinh lí cơ thể, giới nữ (cịn gọi là nữ giới) thường có nhiều khó khăn và thiệt thòi hơn giới nam (gọi là nam giới) trong đời sống xã hội như:

+ So với nam giới, nữ giới có tầm vóc bé nhỏ hơn, sức lực yếu đuối hơn nhưng lại mang nhiều thiên chức nặng nề hơn: có hiện tượng kinh nguyệt, có sự thụ thai và sinh nở... Việc sinh nở là một thiên chức cao cả của người phụ nữ đồng thời cũng là một gánh nặng đối với họ. Để cho ra đời một con người, người phụ nữ phải "mang nặng đẻ đau", hao tổn rất nhiều về mặt sức lực, về mặt cơ thể và thường phải mất từ 3 đến 5 năm lo lắng cho việc chăm sóc và ni dạy một đứa con, khiến cho họ gặp nhiều khó khăn hơn nam giới trong việc vươn lên, học tập, rèn luyện để phát triển nhân cách. Đó là chưa kể việc sinh nở một đứa con có thể làm cho người phụ nữ xấu đi, già đi, ốm yếu đi nhanh hơn bình thường (trong thực tế sự "xấu đi", “già đi", "ốm yếu đi" dễ xảy ra trong những trường hợp sinh đẻ không đúng khoa học, sinh đẻ quá sớm, quá mau, quá nhiều...).

+ So với nam giới, ở Việt Nam, Lào và một số nước Châu Á, nữ giới thường chịu nhiều sự đánh giá khắt khe, nặng nề hơn, chịu nhiều những quy định bất công trong xã hội như: nữ giới bị coi như phải gánh chịu toàn bộ việc lao động nội trợ trong gia đình, phải “đảm dang", “chịu khó" lo lắng mọi cơng việc nhà, chăm sóc con cái, cơm nước... phải lo việc nhà cho nam giới đi giao tiếp ngoài xã hội, nữ giới phải thụ động trong tình yêu, bị đánh giá nặng nề, bị kiểm soát chặt chẽ trong đời sống tình cảm yêu đương, trong sự chung thuỷ và thậm chí ngay cả trong trách nhiệm đối với con cái.

+ So với nam giới, nữ giới ít được tạo điều kiện để hoạt động xã hội, để học tập vươn lên. Ngày nay vẫn cịn nhiều người có quan niệm lạc hậu, bất công về phụ nữ, như “trọng nam khinh nữ", "thuyền theo lái, gái theo chồng", “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu"… Thực tế, người phụ nữ vẫn chưa thực sự bình đẳng với nam

giới trong xã hội. Những quan niệm này thậm chí cịn tồn tại ngay trong bản thân người phụ nữ khiến cho họ thường thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh và thiếu điều kiện thuận lợi để vươn lên ngang tầm với nam giới trong xã hội.

+ Người phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi khác trong đời sống sinh lí, tâm lí, xã hội, trong tình u, hơn nhân, gia đình, trong việc tham gia quản lí và hoạt động xã hội... Thậm chí ở nhiều vùng, người phụ nữ còn bị đánh đập, hành hạ và bị sử dụng như một cơng cụ lao động biết nói. Vì vậy, vấn đề đấu tranh cho quyền bình đẳng giới, vấn đề xây dựng bình đẳng giới thực sự là một vấn đề rất cần thiết, rất quan trọng, nhưng cũng là một vấn đề rất phức tạp, khó khăn và cịn nhiều quan điểm chưa thống nhất.

+ Trong việc đấu tranh cho bình đẳng giới, cịn nhiều quan niệm chưa đầy đủ và đúng đắn như: Có người cho rằng bình đẳng giới chỉ là việc người nữ có thể làm mọi việc giống như người nam, có quyền ăn mặc và sinh hoạt giống như nam giới. Có người cho rằng, đấu tranh cho sự bình đẳng giới là chỉ cần thực hiện sự đãi ngộ ngang bằng giữa hai giới. Có người cịn hiểu sai lệch về khái niệm “đảm đang" ở người phụ nữ...

+ Sự bình đẳng giới cần phải được hiểu một cách đúng đắn tồn diện theo nhiều khía cạnh sau đây:

- Người nữ cần phải được tôn trọng như người nam giới, cần tin tưởng ở người phụ nữ trong việc đảm nhiệm những chức năng, những vai trò xã hội của họ.

- Người nữ phải được hưởng mọi tiêu chuẩn và quyền lợi giống như nam giới trong lao động, trong hoạt động xã hội, trong học tập, và hưởng thụ các giá trị xã hội.

- Người nữ phải được phân công lao động và làm việc phù hợp với đặc điểm sinh lí cơ thể của mình để bảo vệ sức khỏe và có điều kiện tiến bộ, phát triển. Sự bình đẳng giới trong trường hợp này là sự bình đẳng xuất phát từ những đặc điểm sinh lí cơ thể.

- Người nữ phải được chăm sóc và quan tâm về mọi mặt, đặc biệt là được học tập để nâng cao trình độ, được tham gia quản lí xã hội, được hưởng đầy đủ mọi cơ hội để vươn lên trong xã hội như nam giới.

- Do chịu nhiều thiên chức nặng nề, người nữ phải được ưu đãi hơn, phải được tạo điều kiện và được chăm lo nhiều hơn, giúp cho họ được học tập, có điều kiện thuận lợi tham gia các hoạt động của xã hội, có điều kiện để phát triển nhân cách toàn diện.

+ Cần cụ thể hố hơn việc đấu tranh cho quyền bình đẳng giới, tạo điều kiện cho người phụ nữ vươn lên trong cuộc sống xã hội, phát triển tài năng và nhân cách toàn diện bằng nhiều giải pháp:

- Tăng cường các thiết bị hiện đại trong gia đình (máy giặt, tủ lạnh, máy hút bụi, bếp gas...) để người phụ nữ khỏi vất vả với công việc nội trợ.

- Dành thời gian cho người phụ nữ được giao tiếp xã hội, tham gia các hoạt động xã hội.

- Dành thời gian cho người phụ nữ được học tập theo nhu cầu vươn lên của mỗi người.

- Giúp cho người phụ nữ có điều kiện được tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí, làm đẹp và trang điểm, đọc sách báo và tập luyện thể dục thể thao...

Điều 5, điều 6 Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH 11 của Quốc hội khoa XI, ngày 29/11/2006 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: "Bình đẳng

giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trị ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó" và “Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển” [33].

Như vậy, bình đẳng giới khơng phải là sự hốn đổi vai trị của nam, nữ từ thái cực này sang thái cực khác và cũng khơng phải là sự tuyệt đối hóa bằng con số hoặc tỉ lệ 50/50 mà là sự tơn trọng sự khác biệt về giới tính trong các vai trị sản xuất, tái sản xuất, vai trị chính trị và cộng đồng. Đặc biệt là sự chia sẻ cơng việc gia đình, chăm sóc các thành viên gia đình để tạo cơ hội và điều kiện cho nam, nữ phát triển bình đẳng. Đồng thời tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ bù đắp những khoảng

trống do việc mang thai, sinh con và gánh vác phần lớn lao động gia đình đem lại. Bình đẳng giới được chia thành sáu cấp độ: cấp độ quyền; cấp độ phúc lợi; cấp độ nguồn lực; cấp độ năng lực; cấp độ chính sách và cấp độ kiểm sốt. Trên sáu cấp độ này nữ và nam bình đẳng về vị thế và vai trị trong xã hội; bình đẳng trong việc hưởng thụ các phúc lợi xã hội; bình đẳng về mặt tiếp cận, sử dụng, khai thác các nguồn lực của xã hội; bình đẳng trong hoạch định, ra quyết định, kiểm sốt chính sách và bình đẳng trong việc kiểm sốt sự phát triển xã hội [44, tr.216].

Tóm lại Bình đẳng giới là nam giới và nữ giới được thừa nhận và coi trọng ngang nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội. Trên cơ sở đó, phụ nữ phát huy được những cơ hội, tiềm năng của mình để tham gia, đóng góp cho xã hội cũng như được thụ hưởng các nguồn lực, thành quả phát triển, được hưởng tự do và chất lượng của cuộc sống.

1.2.3.3. Bình đẳng giới trong giáo dục

Bình đẳng giới trong lĩnh vực GD&ĐT được quy định tại Điều 14, Luật Bình

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w