Từ phía tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 65 - 89)

Các tổ chức là nơi phát hiện, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ. Vai trò của tổ chức trong việc xây dựng, hướng tới hồn thiện các yếu tớ trong nhân cách của người cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo là vô cùng quan trọng, được thể hiện cụ thể qua các nội dung sau:

Thứ nhất, giáo dục nhận thức: Đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục nhận thức,

nhất là nhận thức về lý luận chính trị, Hồ Chí Minh khẳng định, muốn làm cách mạng trước hết cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng bởi: “Khơng có lý luận cách mạng thì khơng thể có vận động cách mạng” [76, tr.127]. Người xem đây là tiêu chí đầu tiên của người làm cách mạng, của người cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp là thiếu một lý luận tiên phong dẫn đường. Từ khi có Đảng lãnh đạo, cách mạng Việt Nam đã liên tiếp giành thắng lợi. Tuy nhiên, cũng theo Hồ Chí Minh, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, phải trang bị trình độ lý luận, sự nhận thức cho phù hợp và đó là yêu cầu

vừa bức thiết, vừa thường xuyên của một Đảng cầm quyền nói chung, đới với đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo nói riêng. Nếu khơng trang bị, cập nhật kiến thức kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng lý luận yếu kém, dẫn đến trước nhiệm vụ cách mạng ngày càng mới và phức tạp, tổ chức Đảng sẽ không tránh khỏi lúng túng, sai lầm, khuyết điểm. Vì thế, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Phải học tập lý luận, phải nâng cao trình độ lý luận chung của Đảng, trước hết là của cán bộ cốt cán của Đảng” [80, tr.92]. Người cho rằng, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, kém lý luận, khinh lý luận, hoặc lý luận suông là khuyết điểm to nhất, gây tác hại khó lường nhất, cho nên việc tăng cường công tác giáo dục lý luận, chính trị với cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo là việc làm quan trọng, vô cùng cần thiết của mỗi tổ chức và các ban, ngành chức năng.

Theo Hồ Chí Minh, cơng tác giáo dục chính trị đới với các cán bộ lãnh đạo gồm các nội dung chủ yếu:

Một là, giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo Hồ Chí Minh, chỉ khi có

lý luận Mác - Lênin mới có thể củng cớ, nâng cao được đạo đức cách mạng, để người cán bộ giữ vững được lập trường, làm giàu thêm sự hiểu biết và trình độ chính trị, nhờ đó mà hồn thành tớt mọi cơng tác mà Đảng và nhân dân giao phó. Một trong những đặc điểm quan trọng trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là sự thống nhất chặt chẽ giữa tính cách mạng và tính khoa học, giữa lý luận với thực tiễn. Do đó, việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, làm hạn chế, khắc phục được những khuyết điểm sai lầm như bệnh quan liêu, bệnh chủ quan, duy ý chí… mà cịn góp phần hồn thiện nhân cách người cán bộ lãnh đạo. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là “cuốn kinh thánh vạn năng”, nên Người yêu cầu các cán bộ lãnh đạo phải biết áp dụng linh hoạt trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

Hai là, học tập, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Những hoạt động gắn với nội dung này không chỉ mang

lãnh đạo nói riêng mà cịn định hướng, hướng dẫn, tạo thành nguyên tắc cho họ trong hành động. Đây cũng chính là một biểu hiện của nội dung gắn liền lý luận với thực tiễn, gắn việc học đi đôi với thực hành, bởi đường lới, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chính là sự quán triệt, vận dụng sáng tạo và phù hợp chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Hồ Chí Minh khằng định: những chính sách và nghị quyết của Đảng đều vì lợi ích của nhân dân, do đó, đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên là trong bất kỳ hồn cảnh nào, cho dù khó khăn đến đâu cũng phải kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng; trong đó: “Cán bộ lãnh đạo phải nắm vững chính sách của Đảng và Chính phủ, phải đi đúng đường lối của quần chúng. Phải biến quyết tâm của Đảng, Chính phủ thành quyết tâm của toàn dân” [77, tr. 398].

Ba là, giáo dục các chuẩn mực đạo đức cách mạng và các nguyên tắc rèn luyện các chuẩn mực đó. Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ lãnh đạo trước hết phải

giác ngộ đạo đức cách mạng, phải có đức trước rồi đi đến hồn thiện năng lực trí tuệ, bản lĩnh và phong cách. Khi đã hội đủ tất cả các phẩm chất đó, người cách mạng, nhất là cán bộ lãnh đạo sẽ ln giữ vững được chủ nghĩa mình theo đuổi, lý tưởng mình đã chọn và kiên quyết theo con đường của mình, của giai cấp mình. Các chuẩn mực đó giúp họ ngày càng hồn thiện bản thân, để xứng đáng với vai trị vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ của nhân dân.

Người cũng chỉ ra phương châm giáo dục bao gồm:

Một là, phải luôn gắn lý luận với thực tiễn, việc học đi đôi với thực hành. Mối

quan hệ qua lại hai chiều giữa lý luận và thực tiễn là sự phản ánh mới quan hệ của q trình nhận thức biện chứng. Thực tiễn chính là nguồn gớc, là cơ sở, là động lực của lý luận; vì vậy, phải thực hiện triệt để phương châm học đi đôi với hành; hành động luôn thống nhất với nhận thức. Việc giáo dục lý luận, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo phải nhằm đạt được các mục đích đề ra. Đới với mỗi khóa học, mỗi lớp học, mỗi cơ sở đào tạo, đều cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể, trong đó gắn nội dung của việc học tập với các hoạt động tham quan thực tế. Bên cạnh đó, cũng cần phải biết học hỏi, khai thác kinh nghiệm thực tiễn từ các đơn vị đến tham

quan, có sự nghiên cứu thơng qua người học; đặc biệt phải kiên quyết tránh xa căn bệnh hình thức, tổ chức đi thực tế theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Trong việc đề ra các kế hoạch nghiên cứu thực tiễn, cùng với việc tham quan, học hỏi từ những mơ hình tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, rất cần phải tổ chức tới những nơi được coi là có nhiều vấn đề, nhiều mâu thuẫn đòi hỏi áp dụng các lý luận để giải quyết vấn đề trong chính thực tiễn của nơi đó. Có như vậy, việc học tập lý luận mới thực sự đem lại hiệu quả và có tác động một cách sâu sắc đến người cán bộ lãnh đạo; giúp họ có thể áp dụng linh hoạt các kiến thức trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của mình, vì “nếu đưa một lý luận rất đúng ra nói, rồi xếp nó lại một xó, khơng đưa ra thực hành, thì lý luận ấy thành lý luận sng” [76, tr.127].

Hai là, bảo đảm tính thống nhất, hợp lý giữa tính Đảng và tính khoa học. Hồ

Chí Minh khẳng định: “Mỗi người trong Đảng phải hiểu rằng: lợi ích của cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng…, phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước hết…Vơ luận lúc nào, vơ luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng. Đó là “tính Đảng” [74, tr.290]. Để đảm bảo được tính Đảng, theo Người, trong giáo dục nhận thức, một trong những đòi hỏi đầu tiên là phải giáo dục lịng tuyệt đới trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, bởi lẽ, nếu xa rời nền tảng lý luận, các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin sẽ rơi vào chủ nghĩa giáo điều, xét lại; dẫn đến sự tha hóa về đạo đức, bng thả trong lối sống, dẫn đến làm suy giảm tính Đảng.

Tính khoa học được thể hiện cụ thể trong sự mô tả hiện thực cuộc sớng và q trình phát triển một cách khách quan. Yêu cầu của tính khoa học là phải đưa ra kiến giải hợp lý về những nguyên nhân của nó, tránh rơi vào tình trạng “tơ hồng” hay “bôi đen”. Việc bảo đảm sự thớng nhất giữa tính Đảng và tính khoa học là yếu tố quyết định đến kết quả, đến mức độ thành cơng của vấn đề giáo dục nhận thức. Địi hỏi này với cán bộ lãnh đạo càng trở nên cấp thiết bởi vị trí, vai trị đặc biệt của họ trong tổ chức, trong Đảng.

Thứ hai, kiểm soát quyền lực: Trong công tác cán bộ, việc đào tạo, bồi dưỡng,

sử dụng cán bộ đã rất khó, song để “giữ” được cán bộ, phát huy được hiệu quả vai trò của họ trong mỗi tổ chức, cơ quan, địa phương hay đơn vị cịn khó khăn hơn nhiều. Bởi theo Hồ Chí Minh: cán bộ các cơ quan , các đồn thể , cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ , quyền lực này là do nhân dân “ủy cho họ quyền lãnh đa ̣o” mà có . Hơn nữa, quyền lực mà nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước suy cho cùng là giao cho những người cụ thể thực thi. Vì vậy, kiểm sốt quyền lực nhà nước là một nhu cầu khách quan từ phía người ủy quyền đối với người được ủy quyền và thực chất của kiểm soát quyền lực nhà nước là kiểm sốt quyền lực đới với cá nhân các cán bộ lãnh đạo.

Kiểm soát quyền lực bao gồm nhiều khâu: kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá… trong đó, theo Hồ Chí Minh, cơng tác kiểm tra, giám sát là vô cùng quan trọng, bởi nếu có kiểm sốt như thế:

1) Mới biết cán bộ và nhân viên tốt hay xấu.

2) Mới biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của các cơ quan.

3) Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các mệnh lệnh và nghị quyết. Theo Người, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát nhằm chỉ ra những mặt đã tốt để tiếp tục phát huy, những mặt còn hạn chế cần khắc phục để giúp cán bộ kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, tránh việc dẫn đến sai lầm nghiêm trọng mới cảnh báo hay góp ý. Để cơ chế kiểm sốt quyền lực luôn được thi hành một cách hiệu quả, Hồ Chí Minh đề ra những phương thức sau:

Một là, kiểm tra kết hợp từ dưới lên và từ trên xuống. Đây là cách người lãnh

đạo thay mặt tập thể kiểm tra, kiểm sốt những cơng việc mà cán bộ dưới quyền mình được giao. Việc thực hiện khâu kiểm tra từ trên xuống giúp người cán bộ lãnh đạo kiểm soát được hầu hết kết quả những cơng việc của cán bộ mình. Cách thức kiểm tra này cũng phải thường xuyên được đưa vào áp dụng trong các khâu công tác và các tổ chức.

Kiểm tra từ dưới lên là hình thức “quần chúng và cán bộ kiểm sốt sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cách sửa chữa sai lầm đó” [74, tr.240]. Đây là cách

cán bộ cấp dưới và quần chúng bày tỏ, thể hiện chính kiến, thái độ của tập thể đới với người lãnh đạo thông qua sự góp ý thẳng thắn, mang tính tích cực, xây dựng trong các cuộc họp, các buổi tranh luận được tổ chức công khai dân chủ.

Theo Hồ Chí Minh, cần thiết phải kết hợp cả hai phương pháp kiểm tra nêu trên vì mỗi cách thức đều có những ưu điểm và hạn chế, việc kết hợp chúng với nhau sẽ phát huy được tối đa ưu điểm, làm giảm đến mức thấp nhất những hạn chế của mỗi phương thức. Trong đó, Người nhấn mạnh: chỉ có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, nhất là với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, từ đó mới có biện pháp sửa chữa và giúp đỡ họ kịp thời.

Hai là, kiểm tra, kiểm soát phải xuất phát từ thực tế và dựa trên thực tế. Theo

đó, khi tiến hành kiểm tra, giám sát, không nên chỉ căn cứ vào các báo cáo mà phải đến tận nơi, xem xét tình hình thật cụ thể. Theo Hồ Chí Minh, ḿn chớng lại căn bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết chắc chắn các nghị quyết có được áp dụng, thi hành hay không, hay việc thi hành có đúng hướng dẫn khơng; ḿn biết những ai ra sức làm, những đối tượng nào thực hiện cho qua chuyện…thì chỉ có một cách là “khéo kiểm sốt” vì: “Kiểm sốt khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định sẽ bớt đi” [74, tr.327]. Khéo kiểm soát mang ý nghĩa là việc kiểm tra, giám sát phải được tiến hành đúng lúc, đúng thời điểm nhằm chỉ ra được đúng người, đúng lỗi. Muốn vậy, Người nhắc nhở các cán bộ lãnh đạo phải thường xuyên đi kiểm tra và giải quyết công việc tại cơ sở, phải xem xét người thật, việc thật, từ đó mới có sự đánh giá đúng đắn, khách quan về cán bộ cấp dưới và công việc: giúp tránh được những sai lầm, giúp tìm hiểu được kỹ càng từng trường hợp để đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời, nhất là đối với các cán bộ lãnh đạo cấp dưới mà mình phụ trách.

Ba là, việc kiểm tra, kiểm soát phải tiến hành một cách có hệ thống và phải được tổ chức chu đáo. Theo Hồ Chí Minh: “Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo

thì cũng như ngọn đèn pha. Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ” [74, tr.637]. Khi tiến hành các hoạt động

kiểm tra, thanh tra cần phải chú ý đến tuần tự các bước, tiến hành theo đúng lớp lang. Việc cử người đi kiểm tra, kiểm soát cũng phải được cân nhắc một cách kỹ lưỡng; đặc biệt, phải gắn trách nhiệm đối với cán bộ kiểm tra, quy định cụ thể vấn đề ai đi kiểm tra việc gì, nơi nào, nếu có sơ suất thì người ấy phải chịu trách nhiệm. Có như thế, cán bộ kiểm tra mới làm hết chức trách, nhiệm vụ của mình, tránh qua loa, cả nể. Bên cạnh đó, việc quy trách nhiệm cũng phải đi liền với quy chế xử lý vi phạm một cách nghiêm minh và có chế độ khuyến khích, biểu dương kịp thời những đơn vị, cá nhân thực hiện tớt để mang tính làm gương, nhân rộng điển hình.

Bốn là, kết hợp chặt chẽ giữa cơ chế kiểm tra, giám sát với việc tự kiểm tra, kiểm điểm của mỗi cá nhân. Đây là nội dung chính của khâu cơng tác kiểm soát

quyền lực đối với những người cán bộ của Đảng đang giữ chức vụ trong các cơ quan, tổ chức, nhất là những người đảm nhiệm vị trí lãnh đạo; đồng thời, đây cũng là một nội dung quan trọng của sinh hoạt tự phê bình và phê bình. Yêu cầu này phải được thực hiện từ cả hai phía: cán bộ lãnh đạo và cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra. Bên cạnh ý thức tự giác phê bình và phê bình của cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến ý thức phê bình và tự phê bình của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát. Người chỉ rõ, các ủy ban kiểm tra và cán bộ kiểm tra phải học tập và thấm nhuần đường lối, quan điểm của Đảng, phải luôn luôn chú ý nâng cao khả năng chuyên môn, cố gắng trong công tác, phải nỗ lực trau dồi đạo đức cách mạng; đặc biệt là phải nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật; phải thật thà tự phê bình và phê bình để nêu gương trong việc chấp hành kỷ luật của Đảng. Trong khâu công tác này, phải luôn giữ thái độ chí cơng vơ tư, khơng thiên vị, khơng bị chi phối bởi thành kiến.

Việc tự kiểm tra, kiểm điểm hay tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 65 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)