Kiểm soát quyền lực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 150 - 157)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định rằng: phải “nhốt quyền lực vào chiếc lồng thể chế”. Theo đó, quyền lực của người cán bộ lãnh đạo phải được đặt trong khuôn khổ kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặt dưới sự giám sát của nhân dân. Do đó, Đảng, Nhà nước phải có cơ chế kiểm sốt quyền lực hiệu quả đối với cán bộ, đảng viên có chức vụ, quyền hạn. Cơ chế kiểm soát quyền lực một mặt phải bảo đảm đầy đủ điều kiện để cán bộ lãnh đạo thực thi trách nhiệm, quyền hạn một cách hiệu quả; mặt khác, cần có các chế tài để kiềm chế quyền lực, đảm bảo quyền lực không trở thành công cụ để mưu lợi cá nhân, làm phương hại đến quyền lợi của nhân dân, sự tồn vong của Đảng và chế độ.

Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự tha hóa quyền lực của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý là yêu cầu cấp bách hiện nay, để họ khơng có cơ hội câu kết,

hình thành “nhóm lợi ích” tiêu cực, tham nhũng; nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong hoạt động của xã hội. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu, hồn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên; đảm bảo mọi tổ chức đảng và đảng viên đều được kiểm tra, giám sát và chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng, dù người đó là ai, đang giữ chức vụ gì.

Kiểm sốt quyền lực là một trong những biện pháp vô cùng hữu hiệu để góp phần xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, đồng thời cũng là một trong những yếu tố quan trọng của nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược cho các nhiệm kỳ tới. Để công tác này đạt được hiệu quả, cần thực hiện các yêu cầu sau:

Thứ nhất, tăng cường việc kiểm tra, giám sát của các cấp có thẩm quyền đới

với cán bộ lãnh đạo để họ luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình ở mọi nơi, mọi lúc, trong từng hồn cảnh cụ thể. Việc bng lỏng quản lý của tổ chức đồng nghĩa với việc để cho cán bộ, kể cả cán bộ lãnh đạo được tự do, buông thả trong công việc cũng như trong sinh hoạt và lối sống. Thực tế đã chứng minh rằng, những cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo thối hóa biến chất về đạo đức, lối sống, để cho chủ nghĩa cá nhân chi phới có một phần ngun nhân từ sự buông lỏng quản lý trong công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy Đảng và chính quyền.

Cán bộ lãnh đạo là đới tượng dễ mắc những khuyết điểm này do ít bị kiểm tra, giám sát bởi họ có “đặc quyền” kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên cấp dưới còn cán bộ cấp dưới khơng có quyền kiểm tra, giám sát cán bộ lãnh đạo. Điều này là hoàn toàn trái với tư tưởng Hồ Chí Minh. Người cho rằng, kiểm tra, giám sát có hai cách: “Một cách, từ trên x́ng, tức là người lãnh đạo kiểm sốt kết quả những cơng việc của cán bộ mình. Một cách nữa là từ dưới lên. Tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát những sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cái cách sửa chữa sự sai lầm đó” [74, tr.328]. Như vậy, Hồ Chí Minh rất coi trọng kiểm tra, giám sát, đặc biệt là việc “kiểm tra ngược” của quần chúng, của cán bộ cấp dưới đối với cán bộ cấp trên - cán bộ lãnh đạo, quản lý chứ khơng phải chỉ có một chiều. Hiện nay, sự kiểm tra, giám sát theo chiều hướng thứ hai này đang bị buông lỏng, nên một bộ phận không

nhỏ cán bộ lãnh đạo tự cho phép mình đứng ngồi, thậm chí đứng trên pháp luật, dẫn đến cậy quyền, ức hiếp nhân dân.

Đất nước bước vào công cuộc đổi mới, hội nhập với thế giới, đòi hỏi tư duy phải cởi mở, thơng thống, khơng bó buộc, nhưng điều đó khơng đồng nghĩa với sự buông lỏng, thiếu giám sát, vô nguyên tắc. Hơn nữa, trong điều kiện khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển như hiện nay, đặc biệt sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vừa tạo ra nhiều mặt thuận lợi để xây dựng nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhất là cán bộ cấp chiến lược, đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức trong việc bảo vệ, phát triển đội ngũ cán bộ đó. Vì vậy, cơng tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đặc biệt cán bộ lãnh đạo càng trở nên quan trọng trên tinh thần phải “quản lý và kiểm tra chặt chẽ đảng viên cả ở nơi công tác và nơi cư trú để mỗi cán bộ, đảng viên, công chức ở bất kỳ cương vị nào đều phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, không để đồng tiền cám dỗ sa vào tham nhũng dưới bất kỳ hình thức hoặc mức độ nào” [17, tr.143]. Mục tiêu lớn nhất là: “Cơng tác kiểm tra, giám sát phải góp phần phát hiện và khắc phục được những khuyết điểm, thiếu sót khi mới manh nha” [17, tr. 144]. Nội dung kiểm tra, giám sát phải toàn diện, cả về tư tưởng chính trị, động cơ, thái độ, năng lực cơng tác, phẩm chất đạo đức, lối sống và thu nhập, tài sản của cá nhân, gia đình cán bộ lãnh đạo. Khi phát hiện thấy cán bộ lãnh đạo có biểu hiện suy thoái hoặc giàu lên bất thường cần phải kịp thời tiến hành kiểm tra, xác minh, làm rõ. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của tổ chức Đảng, các cơ quan chức năng và quần chúng nhân dân để có những thơng tin đầy đủ, chính xác; kiên quyết khắc phục căn bệnh “hình thức”, làm cho có, chiếu lệ, hình thức. Đặc biệt, phát huy vai trò của cơ quan truyền thơng, báo chí và dư luận xã hội trong đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lới sớng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, muốn quản lý, kiểm tra, giám sát có hiệu quả thiết thực, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ như sau:

Một là, đối với Trung ương Đảng, cần có những quy định cụ thể và chặt chẽ

hơn nữa về chế độ cán bộ, công chức, đảng viên; trước hết, những cán bộ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý phải báo cáo thường xuyên và chịu sự kiểm tra về thu nhập, thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản, đặc biệt chú ý kiểm tra những trường hợp giàu lên một cách bất thường.

Hai là, đối với tổ chức cơ sở Đảng, tiếp tục coi trọng việc nâng cao chất lượng

sinh hoạt đảng, không ngừng củng cố, chỉnh đốn tổ chức cơ sở Đảng, thực hiện nền nếp việc quản lý đảng viên. Kịp thời xây dựng quy định chặt chẽ đối với những đảng viên có quan hệ nhiều đến tiền, hàng hóa, tài sản của Nhà nước; có các biện pháp thiết thực để nhân dân thường xuyên tham gia xây dựng Đảng bằng cách kiểm tra, phát hiện và đấu tranh với những hành vi sai trái, thối hóa biến chất của đội ngũ cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo.

Ba là, đối với các đảng viên, nhất là đảng viên giữ vai trò là cán bộ lãnh đạo,

chi bộ cần có quy chế bắt buộc mọi đảng viên đều phải có chương trình, bản đăng ký và kế hoạch tự kiểm tra, chịu sự giám sát về mọi mặt và có trách nhiệm báo cáo kết quả công khai trước tổ chức cơ sở Đảng qua các kỳ sinh hoạt Đảng; trong đó, nêu cao vai trò gương mẫu đi đầu của người cán bộ lãnh đạo trong tự phê bình và phê bình.

Trong quá trình kiểm tra, giám sát, cần đặc biệt chú ý đến việc đánh giá kết quả, hiệu quả, mức độ hoàn thành các chức danh, chức vụ mà người cán bộ lãnh đạo được Đảng, Nhà nước giao, nhất là trước khi đề bạt, bổ nhiệm vị trí cao hơn hay đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược. Sau công tác kiểm tra, giám sát, phải có báo cáo, tổng kết để nhân rộng những điển hình tiên tiến và xử lý, rút kinh nghiệm kịp thời những trường hợp sai phạm; đồng thời, có cơ chế khen thưởng thỏa đáng cũng như các biện pháp thích hợp để bảo vệ các tập thể, cá nhân tích cực tham gia đấu tranh. Khi phát hiện thấy những biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lới sớng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, phải làm rõ và kiên quyết đấu tranh, xử lý; tránh tình trạng chỉ “kiểm điểm”, đưa ra “rút kinh nghiệm” hoặc tiến hành“xử lý nội bộ”, làm mất niềm

tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Việc đưa ra xét xử các trường hợp cán bộ lãnh đạo vi phạm trong thời gian vừa qua đã được tiến hành với quyết tâm xử lý đúng người, đúng tội, nghiêm minh, khơng có vùng cấm. Tuy nhiên, cần phải thực hiện triệt để hơn nữa để có tác dụng răn đe, đồng thời tránh gây thất thoát tiền của của nhà nước và nhân dân.

Thứ hai, tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân. Trong bối cảnh

đất nước đang đẩy mạnh việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân kiểm sốt quyền lực nhà nước có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhằm phát huy tới đa vai trị của các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh,v.v..và của quần chúng nhân dân trong việc kiểm tra, giám sát cán bộ lãnh đạo. Đây là các kênh thông tin vô cùng quan trọng góp phần xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo trong giai đoạn hiện nay.

Theo đó, có thể bổ sung, làm rõ thêm một sớ giải pháp chủ yếu để hồn thiện cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay như sau:

Một là, đổi mới, hoàn thiện thể chế bầu cử theo hướng dân chủ, tiến bộ. Thể

chế bầu cử ở nước ta hiện nay về cơ bản đã từng bước được chú trọng xây dựng tiến tới đồng bộ; quyền bầu cử, các nguyên tắc bầu cử và trình tự, thủ tục bầu cử có sự tiếp cận tới chuẩn mực chung của thế giới. Tuy nhiên, vẫn cịn một sớ hạn chế như: bầu cử nặng về cơ cấu, tỷ lệ người tự ứng cử còn thấp; hiệp thương của Mặt trận Tổ q́c vẫn cịn mang tính hình thức, chưa phát huy được vai trò đại diện cho nhân dân trong việc tham gia bầu cử; ý thức về quyền và nghĩa vụ trong bầu cử của nhân dân chưa cao... dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ lãnh đạo được lựa chọn chưa đáp ứng được các yêu cầu chung của cơng cuộc đổi mới. Việc hồn thiện thể chế bầu cử theo hướng dân chủ cũng là hình thức để nhân dân có thể phát huy được quyền làm chủ và quyền kiểm soát đội ngũ cán bộ lãnh đạo thông qua bầu cử. Tuy nhiên, muốn

đạt được những mục đích đó, hệ thớng pháp luật về bầu cử nước ta cần tập trung hoàn thiện theo các nội dung:

1) Đổi mới công tác bầu cử bảo đảm nguyên tắc nhân dân ủy quyền có điều kiện và có thời hạn, tạo điều kiện để nhân dân tiếp cận, nắm bắt thơng tin, có ý thức về vai trị, trách nhiệm của mình và thực sự làm chủ trong quá trình lựa chọn, bầu ra những người đại diện cho mình.

2) Kết hợp hài hòa giữa việc định hướng, cơ cấu của tổ chức với quyền tự ứng cử, quyền đề cử của công dân và các thể chế xã hội; nâng cao tỷ lệ tự ứng cử nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

3) Nâng cao hơn nữa vai trị của Mặt trận Tổ q́c trong tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu ứng cử viên và giám sát bầu cử. Hoạt động hiệp thương cần có những đổi mới về mặt thủ tục, cần đi vào thực chất, bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân để lựa chọn và giới thiệu được những đại biểu ưu tú, thật sự xứng đáng tham gia vào các cơ quan quyền lực nhà nước.

4) Xây dựng và thực hiện cơ chế vận động tranh cử dân chủ, tổ chức, tạo điều kiện để các ứng cử viên tham gia vận động tranh cử, tiếp xúc cử tri, trình bày kế hoạch hành động khi trúng cử. Qua hoạt động tranh cử, cử tri sẽ có thêm thơng tin về các ứng cử viên, biết được chương trình hành động của họ để trên cơ sở đó thực hiện quyền bầu cử của mình một cách thực chất, lựa chọn ra những người xứng đáng nhất.

5) Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong công tác tuyên truyền về bầu cử; đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ về các ứng cử viên, giúp cử tri có cái nhìn khách quan, tồn diện về các ứng viên, từ đó có sự lựa chọn đúng đắn; cần có cơ chế đưa tin và bình luận về những cán bộ lãnh đạo tham gia ứng cử vừa bảo đảm tính dân chủ, vừa bảo đảm tính khách quan, trung thực.

Hai là, hoàn thiện các quy định pháp luật về việc thực hiện bãi miễn đại biểu của nhân dân. Để nâng cao hiệu quả, vai trò của nhân dân trong việc kiểm soát quyền lực Nhà nước, kiểm sốt quyền lực đới với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cần tiếp tục cụ thể hóa các quy định về quyền bãi miễn của cử tri đối với các đại biểu Quốc

hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Hiện nay, vấn đề bãi miễn đại biểu dân cử mới chỉ được quy định một cách khái quát ở Hiến pháp 2013, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, Luật Tổ chức Quốc hội 2014, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015. Để đảm bảo quyền bãi miễn của nhân dân được thực thi trên thực tế, cần xây dựng luật về bãi miễn đại biểu dân cử của cử tri; trong đó, quy định rõ ràng về cơ chế, quy trình cử tri bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; phát huy vai trị của các đồn thể nhân dân trong việc thực hiện quyền bãi miễn đại biểu của các cử tri, có cơ chế để nhân dân thơng qua các tổ chức đại diện của mình thể hiện quan điểm, ý chí, sự kiểm sốt và quyền bãi miễn các đại biểu khi cần thiết.

Ba là, hoàn thiện các chế định pháp lý để phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Hồ Chí Minh ln đề cao

vai trị của nhân dân trong việc giám sát bộ máy nhà nước. Người kêu gọi: “Từ ngày thành lập Chính phủ, trong nhân viên có nhiều khuyết điểm. Có người làm quan cách mạng, chợ đỏ, chợ đen, khinh dân, phì gia…Xin đồng bào hãy phê bình, giúp đỡ giám sát cơng việc Chính phủ” [74, tr.75]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy quyền làm chủ của nhân dân đề cập đến các quyền của nhân dân trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước thơng qua việc góp ý, phê bình, thực hiện quyền khiếu nại, tớ cáo... Ngày nay, các quyền đó được thể hiện ở quyền của công dân tham gia thảo luận các công việc chung của đất nước, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong trong từng địa phương và trong phạm vi cả nước; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về các vấn đề quan trọng như: xây dựng bộ máy nhà nước; xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội...

Để phát huy vai trò của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội, thực hiện vai trị kiểm sốt quyền lực nhà nước, cần mở rộng quy chế dân chủ cơ sở, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các luật liên quan như: Luật Khiếu nại, tố cáo,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 150 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)