Về bản lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 61 - 62)

Với Hồ Chí Minh, trước hết, bản lĩnh của người cán bộ lãnh đạo là phải xác

định được đúng vị trí, vai trò và nhiệm vụ của mình; xác định được trọng trách của mình trước Đảng và nhân dân, phải loại bỏ hoàn toàn sự mưu cầu danh lợi của bản thân. Đây không chỉ là yêu cầu với các cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng mà chính bản thân Người đã nêu gương mình với vai trò người lãnh đạo điển hình khi xác định được rõ ràng: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đầy tớ cho dân” [75, tr.434]. Người đã dành trọn vẹn cả cuộc đời mình vì một mục đích duy nhất là phấn đấu cho độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.

Thứ hai, bản lĩnh của người cán bộ lãnh đạo được thể hiện qua việc kiên quyết

đi theo cái đúng và nỗ lực, kiên trì sửa chữa cái sai. Với Hồ Chí Minh, đó là bản lĩnh của người cán bộ lãnh đạo cần có để có thể xác định một con đường đi đúng, mưu cầu cho lợi ích cho nước cho dân; kiên quyết chống thực dân, đế quốc; nhưng

đồng thời Người cũng tìm hiểu và khai thác giá trị của các nền văn minh mình đã đi qua để làm giàu tri thức cho mình, hoàn thiện mình để xứng đáng là người lãnh đạo, người công bộc mẫu mực của nhân dân. Trong tình thế đất nước hiểm nghèo, nhất là sau ngày độc lập, giữa bộn bề công việc đối nội và đối ngoại, Hồ Chí Minh vẫn kiên định vào con đường cách mạng Việt Nam theo chủ nghĩa cộng sản, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua mọi sóng gió, từng bước đi đến thắng lợi. Bên cạnh đó, trong lãnh đạo và chỉ đạo đôi lúc không tránh khỏi sai lầm, song Người luôn thẳng thắn nhận lỗi và kiên quyết cùng toàn Đảng sửa chữa những sai lầm đó.

Thứ ba, bản lĩnh của người cán bộ lãnh đạo là phải biết ra quyết định đúng

thời điểm và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Theo Hồ Chí Minh, một người dù tài giỏi đến đâu cũng không thể nắm được hết mọi mặt của một vấn đề, cũng không thể biết hết được mọi việc xảy ra trong thực tiễn. Cho nên, người cán bộ lãnh đạo cần phải biết phát huy trí tuệ của tập thể, của đông đảo quần chúng nhân dân nhằm tập trung được tối đa nguồn sức mạnh nội lực trong việc hoàn thành sự nghiệp cách mạng. Tuy nhiên, có những thời điểm nhất định, người cán bộ lãnh đạo phải kịp thời và dũng cảm ra quyết định; đồng thời, phải thực hiện tới cùng quyết định của mình để không bỏ lỡ thời cơ cách mạng như những quyết định của Người trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong thời kỳ bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng 1945-1946...

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)