Khái niệm “Xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo”

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 51 - 53)

Trong từ điển Tiếng Việt, khái niệm xây dựng là: “1) Làm nên một cơng trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định. 2) Làm cho hình thành một tổ chức hay một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương hướng nhất định. 3) Tạo ra, sáng tạo ra cái có giá trị tinh thần, có ý nghĩa trừu tượng” [121, tr.1105]. Từ đó, có thể khẳng định, khái niệm xây dựng bao giờ cũng gắn với chủ thể và điều kiện nhất định; trong đó, kết quả của q trình xây dựng là để tạo ra giá trị về vật chất, tinh thần nhằm đáp ứng, thỏa mãn cho nhu cầu của con người.

Từ khái niệm nhân cách người cán bộ lãnh đạo nêu trên, có thể hiểu việc xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch để ngày càng hoàn thiện nhân cách người cán bộ lãnh đạo cho phù hợp với vị trí, vai trị, trọng trách mà họ đảm nhận; để họ đáp ứng tốt nhất yêu cầu, tình hình và nhiệm vụ được giao.

Như vậy, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về nhân cách, nhưng các nhà khoa học đều đi đến khẳng định: nhân cách hình thành trong một quá trình lâu dài, gắn liền với quá trình trưởng thành của con người. Nhân cách được định hình thơng qua quá trình giáo dục, qua các hoạt động thực tiễn, qua quá trình tương tác giữa con người với con người trong xã hội. Con người có nhân cách khi có ý thức và có năng lực hoạt động thực tiễn; khi trở thành chủ thể của các hoạt động, của q trình phát triển chính bản thân mình trong các mới quan hệ xã hội. Khi con người tự ý thức được mình, ý thức được mới quan hệ của mình với người khác, với xã hội thì khi đó nhân cách mới hình thành và dần đi tới hồn thiện.

Dấu hiệu ghi nhận nhân cách đã được hình thành là khi con người có khả năng nhận biết những nhu cầu và lợi ích của mình, có động cơ thúc đẩy việc thực hiện những nhu cầu và trước đó có khả năng điều khiển hành vi của mình, sao cho lợi ích

cá nhân khơng những khơng mâu thuẫn mà cịn phù hợp, hoặc thớng nhất với lợi ích cộng đồng, của xã hội. Do là tổng hoà những phẩm chất xã hội của cá nhân, nên nhân cách bao gồm nhiều yếu tố tác động biện chứng với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, tạo nên diện mạo tương đối ổn định song cũng rất mềm dẻo và linh hoạt. Nhờ vậy, mỗi cá nhân có thể làm chủ được bản thân với tư cách là một chủ thể đầy sáng tạo. Như vậy, con người khi sinh ra chưa phải đã là một nhân cách, mà

chính trong quá trình sinh sống và hoạt động, tương tác với xã hội, con người mới trở thành một nhân cách. Nhân cách đã được hình thành khơng dừng lại, khơng cố định, mà cịn có thể được phát triển để đi đến hoàn thiện và cũng có thể bị suy thối.

Dưới góc độ chính trị học, nhân cách chính là xét về mặt bản chất xã hội, hoạt động xã hội và giá trị xã hội của con người được đặt trong mới quan hệ giai cấp, trong hệ thớng chính trị. Nhân cách là một hiện tượng xã hội - lịch sử, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều sản sinh ra một kiểu nhân cách của thời đại mình. Nhân cách bao giờ cũng phản ánh giá trị chung của thời đại, của một dân tộc, của một giai cấp, một tổ chức, hoạt động trên một lĩnh vực xã hội nhất định; đồng thời, phản ánh những giá trị riêng của cá nhân. Vì thế, nhân cách vừa là sản phẩm của các quan hệ xã hội, lịch sử nhất định - trong đó, mỗi cá nhân khi tiến hành hoạt động thực tiễn chính là quá trình hình thành, phát triển những phẩm chất và năng lực của mình; vừa là sản phẩm của sự tiến bộ lịch sử, sự tiếp thu những thành tựu văn hoá vật chất và tinh thần của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau.

Nhân cách không bị chi phối bởi yếu tố di truyền, cũng không phải là yếu tố nhất thành bất biến. Do là sản phẩm của xã hội, nên cơ chế tác động hai chiều: mối quan hệ giữa nhân cách với xã hội và xã hội với nhân cách đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Nhận biết được cơ chế đó là cách hữu hiệu để đưa ra các biện pháp xây dựng và hoàn thiện nhân cách, nhất là với những người nắm trọng trách quan trọng như cán bộ lãnh đạo. Vì vậy, để xây dựng, hướng tới hoàn thiện nhân cách người cán bộ lãnh đạo, cần phải có sự phới kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức và cá nhân người cán bộ lãnh đạo. Cụ thể như sau:

Một là, với tổ chức. Tổ chức tác động trực tiếp tới việc xây dựng nhân cách

người cán bộ lãnh đạo thông qua các chủ trương, đường lối; thông qua công tác cán bộ như: giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng; thông qua môi trường làm việc với những thể chế, quy chế, nội quy, quy định cụ thể, rõ ràng; thông qua cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết, khen thưởng, kỷ luật.

Hai là, với cá nhân người cán bộ. Bên cạnh việc chịu tác động trực tiếp từ phía

tổ chức, chính bản thân người cán bộ lãnh đạo, thơng qua q trình tự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để học hỏi, trang bị lý luận, kiến thức; thông qua sự trau dồi bản lĩnh, phát huy ưu điểm và sửa đổi những khuyết điểm, hạn chế để hồn thành tớt nhất vai trị lãnh đạo, quản lý của mình.

Từ việc phân tích các yếu tớ trên, có thể khẳng định: người cán bộ lãnh đạo đóng vai trị là chủ thể của nhân cách, nhưng chủ thể của việc xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo lại bao gồm từ cả hai phía: tổ chức và cá nhân người cán bộ lãnh đạo. Hai chủ thể này có tác động qua lại, mật thiết với nhau để hướng tới việc hồn thiện đới tượng chung là nhân cách người cán bộ lãnh đạo, để mỗi người có thể đảm bảo, đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ cách mạng.

Nhân cách là yếu tớ vơ cùng quan trọng trong việc góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng, để họ có đủ tài và đức, xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ của nhân dân. Với Việt Nam, việc trở lại với những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về vấn đề này được coi như một biện pháp hiệu quả khơng chỉ đạt được mục đích rèn đức, luyện tài cho đội ngũ nịng cớt này mà cịn hướng tới mục tiêu lớn lao hơn – đó chính là thiết thực xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, góp phần đưa đất nước phát triển xứng với tiềm năng và vị thế của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)