Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 109 - 119)

3.1.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, từ phía tổ chức: Bên cạnh những mặt đã đạt được, đội ngũ cán bộ

lãnh đạo vẫn còn những mặt hạn chế, tồn tại, thậm chí có những biểu hiện đáng báo động. Qua sớ liệu tổng kết trong 10 năm (2006-2016), tồn ngành Thanh tra và các cấp, các ngành đã triển khai 93.696 cuộc thanh tra hành chính và 834.640 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra, kiểm tra, phát hiện nhiều tổ chức, cá nhân trong đó có các cán bộ lãnh đạo có hành vi vi phạm trên nhiều lĩnh vực; thanh tra đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đới với 8.234 tập thể, 33.722 cá nhân; kiến nghị thu hồi 142.160 tỷ đồng, 993.978 USD và 51.515 ha đất; chuyển cơ quan điều tra 752 vụ, 1.143 đối tượng [105]. Việc đưa ra xử phạt hành chính cũng

như sớ tiền, sớ đất đai thu hồi về cho ngân sách nhà nước nêu trên cho thấy sự yếu kém trong năng lực lãnh đạo, quản lý; sự suy thoái trong phẩm chất đạo đức; sự thiếu vững vàng, kiên định trong bản lĩnh của các cán bộ đã không chỉ làm ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn kéo theo sự yếu kém của cả tập thể.

Trước vấn đề này, Đảng đã thẳng thắn chỉ ra và thừa nhận những tồn tại, hạn chế trong việc xây dựng, hướng tới hoàn thiện nhân cách đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo. Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Việc đổi mới công tác cán bộ chưa có đột phá lớn. Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu nhất qua nhiều nhiệm kỳ nhưng vẫn chưa có những tiêu chí cụ thể và giải pháp khoa học để khắc phục. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp... chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Những hạn chế, khuyết điểm trong công tác cán bộ là một trong những điểm yếu, cản trở sự phát triển” [22, tr.194]. Cho đến nay, tình trạng đánh giá, lựa chọn cán bộ vẫn nhiều nơi, nhiều lúc chưa thật chính xác; việc lựa chọn các đới tượng cịn yếu về năng lực, trình độ, uy tín chưa cao vẫn cịn tồn tại… dẫn đến việc bổ nhiệm một sớ cá nhân khơng xứng đáng, thậm chí vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước vào các vị trí lãnh đạo quan trọng của Đảng, Nhà nước và các vị trí cán bộ chủ chớt ở một số địa phương, ngành. Một số bộ, ngành, địa phương do công tác chuẩn bị nhân sự chưa tớt dẫn đến tình trạng “hụt cán bộ kế cận”, bớ trí cán bộ khơng đúng quy hoạch.

Cơng tác cán bộ còn nhiều hạn chế và bất cập; trong đó, việc thực hiện một sớ khâu trong cơng tác này cịn mang tính hình thức và chậm đổi mới. Các chính sách đới với cán bộ cịn bất cập, chưa phát huy hết được tiềm năng của cán bộ. Hiện nay, chúng ta chưa có tiêu chí rõ ràng cũng như chưa ban hành cơ chế hiệu quả để đánh giá đúng cán bộ, để một mặt lựa chọn được đúng cán bộ; mặt khác, tạo động lực cho họ cống hiến, nhằm bảo vệ cán bộ cũng như thu hút, trọng dụng nhân tài. Trong cơng tác quản lý cán bộ, có nơi, có lúc cịn bị bng lỏng, chưa có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người yếu kém, uy tín thấp, khơng đủ sức khoẻ… Việc đánh giá cán bộ, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo hiện nay vẫn yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa dựa trên kết quả cụ thể; nhiều trường hợp cịn thiên về cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến.

Thực tế cho thấy, quy hoạch cán bộ thiếu tính tổng thể, thiếu sự liên thông giữa các cấp, các ngành, các địa phương; còn dàn trải, khép kín, chưa bảo đảm phương châm "động" và "mở". Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhất là cán bộ lãnh đạo chậm đổi mới, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, chưa gắn với quy hoạch và theo chức danh. Việc sắp xếp, bớ trí, phân cơng, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử vào cách chức danh, nhất là các vị trí chủ chớt vẫn cịn mang tính hình thức, cớt làm cho đúng quy trình mà chưa thực sự chú trọng đến yếu tố đúng người, đúng việc.

Ở các cấp, tình trạng bổ nhiệm các cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; đặc biệt, việc bổ nhiệm người nhà, người thân, họ hàng, tình trạng kéo phe kéo cánh còn xảy ra. Chủ trương thu hút nhân tài đã được đề cập và bước đầu triển khai nhưng chậm được cụ thể hố bằng các cơ chế, chính sách phù hợp. Điều này dẫn đến việc thu hút trí thức trẻ và người có trình độ cao chưa đạt được những chỉ tiêu, yêu cầu đề ra. Trong khi đó, chính sách cán bộ giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ, thiếu thớng nhất. Các chính sách liên quan đến tiền lương, nhà ở và việc xem xét, đánh giá thi đua, khen thưởng chưa thực sự tạo được động lực để người cán bộ, trong đó có cán bộ lãnh đạo tồn tâm, tồn ý với cơng việc.

Công tác theo dõi, nhận xét, đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu nhất, vì vẫn cịn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, dĩ hòa vi quý trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Do chưa có căn cứ để đánh giá cán bộ như: tiêu chuẩn chức danh, các tiêu chí đánh giá… một cách cụ thể, khoa học, nên việc nhận xét về phẩm chất và năng lực, trình độ cán bộ, nhất là năng lực thực tiễn và đạo đức cịn chưa chính xác và mang tính hình thức. Hiện tượng các cấp có thẩm quyền trong việc đánh giá cán bộ khơng nắm được năng lực, trình độ, khả năng, sự cớng hiến, thậm chí thành tích của cán bộ, nhất là về những hạn chế, thiếu sót, tồn tại, hoặc khuyết điểm, vi phạm,v.v.. vẫn còn xảy ra, dẫn đến tình trạng nhận xét, đánh giá, xem xét, quyết định bổ nhiệm nhầm đối tượng. Hậu quả nghiêm trọng của vấn đề này là nhiều vi phạm, sai trái, gây hậu quả lớn đã và đang xảy ra trong thực tế.

Mặc dù đã có những kết quả bước đầu, song công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật... đới với cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, trong đó có cán bộ cấp chiến lược của nhà nước nói riêng, trong thời gian qua có phần bị bng lỏng, thiếu các chương trình kế hoạch rõ ràng cụ thể. Công tác kiểm tra, giám sát chưa mang lại hiệu quả thiết thực, bởi có nhiều cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược liên quan đến các lĩnh vực nhạy cảm; mặt khác do những sơ hở, bất cập, chồng chéo trong cơ chế, chính sách… dẫn đến những hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật của cán bộ lãnh đạo chậm được phát hiện. Trong thực tế, tuy Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, ban hành quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về kê biên tài sản, trả lại quà tặng, quy định về nêu gương, phát huy vai trò của người đứng đầu,v.v.. song vẫn cịn khơng ít những cán bộ lãnh đạo thực hiện không nghiêm quy định của pháp luật, Điều lệ Đảng và quy định về nêu gương, dẫn đến pháp luật với các biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lới sớng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”…

Bên cạnh đó, vai trị giám sát của các cơ quan dân cử; sự giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, của các tổ chức chính trị - xã hội cũng chưa được phát huy. Hiện nay, chúng ta vẫn đang chưa có cơ chế phù hợp để tăng cường và phát huy hơn nữa vai trò của nhân dân trong giám sát cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo; chưa phát huy được một cách hiệu quả vai trò, trách nhiệm của các cơ quan truyền thơng, báo chí trên tinh thần: dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, đựa vào nhân dân để rèn luyện, giáo dục cán bộ, đảng viên.

Về tổ chức nhà nước, chúng ta chưa có những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn, đẩy lùi bệnh quan liêu, tham ô, tham nhũng… trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhất là những người nắm các vị trí trọng yếu trong các cơ quan công quyền, người đứng đầu các địa phương, bộ, ban, ngành. Việc ban hành và đưa vào thực hiện một số điều luật như: Luật công chức, Pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiêm, chớng lãng phí, Luật khiếu nại, tớ cáo… đã thu được một số kết quả bước đầu, song chưa đủ mạnh để ngăn chặn và đẩy lùi sự thối hóa, biến chất về đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo. Đây là một trong những yếu

tớ góp phần dẫn đến kết quả, trong thời gian qua, công tác thanh tra đã phát hiện 670 vụ với 1.815 đới tượng có hành vi, biểu hiện tham nhũng với số tiền, tài sản liên quan là 1.022 tỷ đồng, 73,6 ha đất; chuyển cơ quan điều tra 274 vụ, 429 đới tượng có dấu hiệu tội phạm tham nhũng. Qua giải quyết 86.463 vụ việc tố cáo về tham nhũng thuộc thẩm quyền đã chuyển cơ quan điều tra 653 vụ việc với 1.172 người có dấu hiệu tội phạm tham nhũng [104, tr.21].

Đi liền cùng đó, các vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý với số lượng lớn; trong đó đã khởi tớ 2.530 vụ án tham nhũng với 5.447 bị can; truy tố 2.959 vụ, 6.935 bị can; xét xử 2.628 vụ, 5.870 bị cáo. Đặc biệt, “kiểm toán Nhà nước đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính hơn 187.530 tỷ đồng, chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý tổng sớ 477 vụ việc (trong đó chuyển cơ quan điều tra 73 vụ với 159 người có hành vi tham nhũng); thiệt hại do các vụ án, vụ việc tham nhũng đã gây ra được phát hiện là 59.750 tỷ đồng và trên 400 ha đất. Số tiền đã thu hồi cho nhà nước là 4.676,6 tỷ đồng và trên 219 ha đất” [104, tr.21].

Việc thực hiện Nghị quyết sớ 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về

“Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý” chưa nghiêm túc; tình trạng mở rộng quy mơ đào

tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ này chưa chú trọng việc gắn liền với nâng cao chất lượng. Nội dung, chương trình đào tạo và bồi dưỡng chậm đổi mới, bổ sung, cập nhật, còn nhiều vấn đề trùng lặp, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, phong cách cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Phương pháp giảng dạy, học tập cịn theo lới cũ, nặng về truyền đạt kiến thức, chưa thực sự phát huy được tính tích cực, chủ động hay sáng tạo của học viên... Cơng tác quản lý đào tạo cịn bộc lộ nhiều yếu kém, nhất là việc quản lý tự học của học viên; trong khi đó, chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo còn nhiều hạn chế, dẫn tới chất lượng đào tạo chưa đạt được như mục tiêu đề ra.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII cũng một lần nữa nêu ra và khẳng định, cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng dạy và học tập các nghị quyết của Đảng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên

trong đó có các cán bộ lãnh đạo chưa được coi trọng đúng mức, hiệu quả đạt được còn yếu kém. Nội dung và phương pháp giáo dục, truyền đạt còn chậm đổi mới, chưa bắt kịp xu thế của thế giới. Những tồn tại, hạn chế đó dẫn đến việc chưa tạo được sự đồng thuận cao trong nhận thức về mức độ suy thoái, về những biểu hiện của việc "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", về những hậu quả gây ra... Hiện nay, vẫn còn tồn tại tương đối phổ biến quan niệm cho rằng, trước mắt cứ tập trung giải quyết tốt việc phát triển kinh tế, sau đó mới tính đến vấn đề giáo dục đạo đức; hoặc nghiêm trọng hơn khi khẳng định rằng, khi nền kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức trong xã hội nói chung và của người cán bộ lãnh đạo nói riêng sẽ tự động được nâng lên.

Công tác giáo dục đạo đức truyền thống, giáo dục đạo đức cách mạng tại các nhà trường, học viện, các trung tâm bồi dưỡng chính trị… cịn đơn điệu về hình thức, coi nhẹ tính thiết thực về nội dung nên hiệu quả mang lại thấp. Tình trạng suy thối phẩm chất đạo đức, xa rời đạo đức cách mạng, vi phạm các chuẩn mực đạo đức của một sớ khơng ít cán bộ lãnh đạo một mặt là do quá trình thiếu tu dưỡng, rèn luyện của bản thân mỗi người; mặt khác, là do hậu quả của việc coi nhẹ công tác giáo dục đạo đức cách mạng. Không những thế, hiện nay đã xuất hiện những quan niệm phủ nhận việc cần thiết phải giáo dục lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng. Đây là tình trạng đáng báo động và phải có biện pháp để giải quyết một cách kịp thời.

Thứ hai, từ phía bản thân người cán bộ lãnh đạo: Những hạn chế trong quá

trình tự rèn luyện, tu dưỡng nhân cách của người cán bộ lãnh đạo biểu hiện cụ thể như sau:

Về phẩm chất đạo đức: Bên cạnh số đông cán bộ lãnh đạo giữ vững phẩm chất

đạo đức cách mạng, vẫn cịn bộ phận khơng nhỏ cán bộ lãnh đạo có biểu hiện suy thối về phẩm chất đạo đức, lới sớng. Mặc dù sự suy thối đó chưa dẫn đến khủng hoảng chính trị, chưa làm thay đổi bản chất chế độ xã hội như ở các nước Đông Âu

và Liên Xô, song những biểu hiện này đang diễn ra ngày càng trầm trọng và đang có nguy cơ gia tăng ở một sớ mặt.

Một bộ phận cán bộ lãnh đạo có biểu hiện suy giảm tính tích cực chính trị, suy giảm nhiệt tình cách mạng; độc đoán, chuyên quyền, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân; trong khi đó, một bộ phận cán bộ lãnh đạo khác thối hóa, biến chất về lới sớng. Họ lợi dụng chức quyền để tham nhũng, tham gia vào việc buôn lậu, làm giàu bất chính, gây lãng phí của cơng; với tính gia trưởng, độc đốn, lại mắc bệnh quan liêu nên họ có những hành động ức hiếp nhân dân. Một số người do bị chi phới bởi tham vọng cá nhân, tính cục bộ địa phương, kèn cựa địa vị, mắc bệnh chủ nghĩa cơ hội nên có những hành động sai trái. Nhiều cán bộ lãnh đạo không nghiêm túc trong việc tự phê bình và phê bình, khơng lắng nghe, tiếp thu ý kiến phê bình; cịn tình trạng nể nang, né tránh, khơng nói thẳng, nói thật, bằng mặt nhưng không bằng lịng, gây mất đồn kết nội bộ nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra ngay trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Số cán bộ lãnh đạo giàu lên bất thường đang tăng nhanh và đi cùng với đó là tình trạng lợi ích cá nhân chi phới, lấn át lợi ích tập thể, lợi ích cục bộ, bộ phận, lấn át lợi ích tồn cục. Do thiếu rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng, nên một số cán bộ lãnh đạo, sa ngã trước sự cám dỗ của tiền tài, vật chất trong nền kinh tế thị trường và trước sự dụ dỗ, mua chuộc của các thế lực phản động. Bộ phận cán bộ thối hóa, biến chất đó đã suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lới sớng, thậm chí trở thành những kẻ tiếp tay cho kẻ thù phá hoại Đảng từ bên trong.

Nạn tham nhũng tại các cơ quan công quyền hiện nay đang có xu hướng gia tăng. Chỉ tính trong 5 năm, nhất là 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, tồn Đảng đã đưa ra xử lý, kỷ luật gần 1.400 tổ chức đảng và hơn 74.000 đảng viên ở các cấp. Trong số đảng viên đã bị kỷ luật, có 82 tỉnh ủy viên và tương

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 109 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)