Khái niệm “Nhân cách người cán bộ lãnh đạo”

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 49 - 51)

Như đã nói ở trên, nhân cách vừa là chủ thể của các quan hệ xã hội vừa được hình thành và biểu hiện ra bằng hoạt động và giao tiếp mà các quan hệ xã hội đã hòa quyện vào trong đó. Người cán bộ lãnh đạo với cương vị, chức vụ, chức năng, vị thế… của mình, có những quyền hạn, chuẩn mực, quy cách làm việc nhất định. Các hoạt động của cá nhân người cán bộ lãnh đạo trong mối quan hệ với tổ chức, với nhân dân và hiệu quả công việc mà họ đạt được trong việc đóng góp cho sự phát triển xã hội là cơ sở để đánh giá nhân cách của người cán bộ lãnh đạo. Do đó: Nhân

cách người cán bộ lãnh đạo được hiểu là khái niệm chỉ những phẩm chất của cá nhân người cán bộ lãnh đạo trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và giao tiếp với tổ chức, với cấp dưới, với nhân dân, phản ánh những giá trị xã hội của người cán bộ lãnh đạo đó trong cộng đồng.

Với vai trị, tầm ảnh hưởng đặc biệt đới với tổ chức cũng như sự phát triển của xã hội, nên sự tác động hai chiều từ nhân cách người cán bộ lãnh đạo đến xã hội và

ngược lại là rất lớn. Do đó, họ khơng chỉ phải hồn thành tớt nhiệm vụ được giao phó mà cịn phải trở thành tấm gương cho tổ chức, cho cấp dưới cũng như quần chúng nhân dân. Muốn vậy, nhân cách của người cán bộ lãnh đạo phải được thường xuyên xây dựng, rèn luyện để ngày càng hồn thiện và mang tính mẫu mực.

Để người cán bộ lãnh đạo hồn thành tớt được vai trị, trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó, xứng đáng vừa là người lãnh đạo vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân, trong nhân cách của họ cần có các yếu tớ sau:

Thứ nhất, về phẩm chất đạo đức. Phẩm chất đạo đức là hệ thống những tiêu

chuẩn, nguyên tắc, chuẩn mực về hành vi được xã hội thừa nhận, quy định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Các tiêu chí về phẩm chất đạo đức xuất hiện và phát triển, đáp ứng nhu cầu tất yếu khách quan của đời sống xã hội trong việc điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con người, làm hài hịa giữa những lợi ích của cá nhân với lợi ích tập thể và của xã hội bằng các cách thức khác nhau.

Thứ hai, về năng lực trí tuệ. Năng lực trí tuệ là trình độ, sự hiểu biết về tri thức

chung cũng như tri thức chuyên môn; khả năng đề ra, nắm bắt, tổ chức, triển khai thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thứ ba, về bản lĩnh. Bản lĩnh là đức tính kiên định và khả năng tự quyết định

một cách độc lập thái độ, hành vi, hành động của người cán bộ lãnh đạo; khơng vì tác động, áp lực bên ngồi làm thay đổi quan điểm, chí hướng của mình; bằng ý chí và với năng lực của chính mình, quyết tâm thực hiện mục đích của bản thân, của tổ chức, của xã hội.

Thứ tư, về phong cách lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo là sự biểu hiện ra bên

ngoài của những giá trị cốt lõi, đặc trưng của phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ, bản lĩnh,…của mỗi cá nhân người cán bộ lãnh đạo, được thể hiện ra trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, trong cách giải quyết cơng việc và trong cách xử trí các mới quan hệ xã hội. Phong cách lãnh đạo là tổng hợp những phương pháp, biện pháp, cách thức riêng, tiêu biểu mà người lãnh đạo sử dụng hằng ngày để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Hồn thiện bớn yếu tớ trong nhân cách nêu trên là cơ sở, tiền đề; đồng thời cũng là điều kiện cần và đủ để người cán bộ lãnh đạo có đủ năng lực trí tuệ, phẩm chất đạo đức, sự tự tin, quyết đốn để khơng chỉ đề ra mà còn thu hút và tập hợp được quần chúng nhân dân, tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 49 - 51)