Khái niệm “Cán bộ lãnh đạo”

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 47 - 49)

Lãnh đạo là một từ Hán - Việt, chỉ những người nắm vai trò chỉ đạo, người đứng đầu. Trong Nho giáo, vai trị đó được gắn liền với các bậc đại phu, quan phụ mẫu… Theo từ điển Bách khoa tồn thư Liên Xơ, cán bộ lãnh đạo có hai nghĩa như sau: 1) Cán bộ lãnh đạo là những người đứng đầu của một tổ chức, một phong trào. 2) Cán bộ lãnh đạo là người làm thức tỉnh hành vi của người khác. Trong ngôn ngữ Anh văn, người ta hay dùng thuật ngữ Leadership để chỉ “nhóm những người lãnh đạo, sự làm người cầm đầu, sự lãnh đạo, trách nhiệm, đức tính, tiềm năng của người lãnh đạo” [121, tr. 992].

Giải thích rõ hơn về đới tượng này, trong tác phẩm “Bệnh ấu trĩ của chủ nghĩa

cộng sản”, Lênin đã chỉ ra rằng: “Trong phần nhiều các trường hợp, hay ít nhất

đạo, rằng thơng thường các chính đảng đều đặt dưới quyền lãnh đạo của những nhóm ít nhiều có tính chất ổn định, gồm những người có nhiều uy tín, nhiều ảnh hưởng, nhiều kinh nghiệm hơn cả, được bầu vào những trách nhiệm trọng yếu nhất và người ta gọi đó là những lãnh tụ” [64, tr. 47].

Ở nước ta hiện nay, trên cơ sở hiểu lãnh đạo là những người đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức thực hiện chúng; đồng thời, lãnh đạo là hoạt động đặc trưng của một loại hình cán bộ, có thể đi đến một định nghĩa về đối tượng này như sau:

Cán bộ lãnh đạo là những cán bộ giữ cương vị chủ chốt ở các cấp bậc khác nhau trong hệ thống các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, có chức năng nhiệm vụ đề ra đường lối, chính sách, chủ trương và tổ chức thực hiện chúng theo phạm vi lãnh đạo của mình; đồng thời là người chỉ đạo, quản lý toàn diện tổ chức mà họ phụ trách, đảm bảo cho tổ chức đó hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ chính trị được phân cơng.

Đi đôi với khái niệm cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý cũng đang được sử dụng phổ biến. Sự khác nhau giữa cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý có tính chất tương đới, nhưng việc phân biệt hai khái niệm này có ý nghĩa tránh sự chồng chéo và rối loạn trong công tác cán bộ. Nội hàm khái niệm cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý có những điểm giớng nhau: họ đều là những chủ thể ra quyết định, điều khiển khách thể trên cơ sở những đặc điểm, thuộc tính, những quy luật của khách thể nhằm thực hiện mục đích nhất định. Trong thực tế, hoạt động lãnh đạo không tách rời quản lý; người cán bộ lãnh đạo cũng phải thực hiện một số chức năng quản lý và người cán bộ quản lý cũng phải thực hiện một số chức năng lãnh đạo. Người lãnh đạo khi thực hiện các chức năng của mình đồng thời cũng thực hiện các thao tác quản lý như: bớ trí cơng việc, giao nhiệm vụ cho người dưới quyền và thường xuyên đôn đốc kiểm tra việc thực hiện; ngược lại, người có năng lực quản lý giỏi phải là người có tầm lãnh đạo, chỉ đạo, chứ khơng chỉ thuần túy tác nghiệp, sự vụ.

Tuy nhiên, cần phải phân biệt hai khái niệm này trên một sớ phương diện. Đó là, khi nói đến lãnh đạo chủ yếu nhấn mạnh đến quá trình định hướng cho khách

chức, sắp xếp, bớ trí để thực hiện định hướng của lãnh đạo. Quá trình lãnh đạo là quá trình thức tỉnh nhận thức, hành vi của con người, định hướng hoạt động cho con người và xã hội thông qua hệ thống cơ chế, đường lới, chủ trương, chính sách. Trong lãnh đạo, con người vừa là khách thể, vừa là chủ thể của mọi tác động. Nhưng đối tượng tác động của quản lý vừa có thể là con người, vừa có thể là cơng cụ, bởi trong quản lý, người cán bộ tác động mang tính điều khiển, vận hành thơng qua những thiết chế mang tính pháp quy đã được định sẵn. Với ý nghĩa đó, chức năng quản lý là sự tiếp tục của chức năng lãnh đạo, là bước đi kế tiếp của lãnh đạo, là yếu tố, là khâu tất yếu để hiện thực hóa được mục tiêu lãnh đạo đề ra.

Trong cán bộ lãnh đạo, có một nhóm được gọi là cán bộ chủ chớt - đó là những người đứng đầu quan trọng nhất, có khả năng, quyền hạn chi phới tồn bộ hoạt động của một tổ chức nhất định. Trước hết, đó là các cán bộ lãnh đạo cao cấp, các nhà hoạt động chính trị, các chính khách - những người có trách nhiệm và chức vụ điều hành, tổ chức, định hướng sự phát triển của quốc gia ở tầm chiến lược vĩ mơ, tiêu biểu cho lợi ích của giai cấp, của dân tộc, của chính đảng và đồn thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 47 - 49)