Khái niệm “Cán bộ”

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 46 - 47)

Thuật ngữ cán bộ được xuất hiện và sử dụng rộng rãi trong ngơn ngữ chính trị ở các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga 1917. Trong từ điển Tiếng Việt, cán bộ được định nghĩa: “1) Người làm cơng tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước; 2) Người làm cơng tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, người khơng có chức vụ” [122, tr.109]. Trong ngôn ngữ Anh - Pháp, tương đương có từ Cadre được sử dụng với nghĩa là: “Cán bộ, khung, lực lượng nịng cớt” [121, tr.249].

Trong các tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa về cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ này: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [74, tr.309]. Như vậy, cán bộ theo Hồ Chí Minh, là cầu nới giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân, góp phần làm cho người dân hiểu để tuân thủ chính sách, pháp luật của nhà nước và công việc của nhà nước được thực hiện hiệu quả hơn.

Những năm trước đây, những người làm việc trong các cơ quan của hệ thớng chính trị thường được gọi chung là cán bộ. Tuy nhiên, sau khi Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày

1/1/2010 thì khái niệm này được quy định rõ ràng. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức, quy định:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [100, tr.8]. Như vậy, cũng như hiện tượng chung của ngôn ngữ, thuật ngữ cán bộ khi được du nhập vào thực tiễn xã hội Việt Nam đã có nhiều biến đổi. Tuy nhiên, các hàm nghĩa: bộ khung, người làm nịng cớt, người chỉ huy là những ý nghĩa chính. Từ đó, có thể khái quát lại như sau: Cán bộ là khái niệm chỉ những người có chức vụ,

cương vị và có vai trị góp phần định hướng cho sự phát triển trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị… thuộc hệ thống chính trị. Các tổ chức, cơ quan này có nhiều cấp bậc khác nhau tùy vào phạm vi phụ trách, có thể là cấp trung ương, cấp địa phương hoặc cấp đơn vị cơ sở. Chính vì thế, người cán bộ cũng được phân thành các cấp bậc khác nhau tùy theo vị trí mà họ đảm nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)