Về năng lực trí tuệ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 138 - 142)

Trong bới cảnh nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ cùng với quá trình hội nhập sâu rộng của đất nước, năng lực trí tuệ là một trong những phảm chất vô cùng quan trọng với người cán bộ lãnh đạo để họ có thể nắm bắt, phân tích một cách khoa học tình hình, góp phần làm cơ sở cho những quyết sách đúng đắn.

Thứ nhất, người cán bộ lãnh đạo phải nâng cao trình độ học vấn, cả về chuyên

môn và lý luận cũng như khả năng cải tạo thực tiễn; tự trang bị cho mình phương pháp, tư duy biện chứng duy vật. Việc không ngừng học tập, trau dồi là yêu cầu tất yếu để người cán bộ lãnh đạo nâng cao năng lực trí tuệ, khả năng hoạch định chủ trương đường lối sao cho đúng đắn, phù hợp với thực tiễn; để tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện có hiệu quả cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh tồn cầu hố và xu thế hội nhập q́c tế như hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nước đứng trước nhiều thời cơ thuận lợi, nhưng cũng phải đới mặt với khơng ít khó khăn, thách thức. Vì vậy, nếu thiếu tri thức, kém ngoại ngữ, không làm chủ được khoa học, cơng nghệ, khơng có khả năng phân tích, tổng kết thực tiễn, nhanh nhạy trong việc nắm bắt các vấn đề đặt ra, người cán bộ lãnh đạo sẽ không phát huy được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, không đưa ra được những quyết sách phù hợp, kịp thời, dẫn đến việc bỏ lỡ thời cơ, làm chậm nhịp phát triển cũng như hạn chế tiềm năng phát triển của đất nước.

Thứ hai, mỗi người cán bộ lãnh đạo tùy vào vai trị, vị trí được phân cơng đảm

nhiệm trong cơ quan, tổ chức mà có các u cầu, địi hỏi khác nhau về năng lực trí tuệ. Tuy nhiên, với những người cán bộ lãnh đạo cấp cao, đặc biệt cán bộ chủ chớt

của Đảng, phải có hiểu biết đúng đắn, toàn diện và sâu sắc về chủ trương, đường lối chiến lược, sách lược của Đảng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; phải có sự hiểu biết sâu sắc về quy luật vận động và phát triển xã hội; về những yếu tố và điều kiện phát triển xã hội trên cơ sở các ngành khoa học, nhất là khoa học xã hội, từ đó mới có thể đáp ứng được các yêu cầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý.

Thứ ba, năng lực trí tuệ ở người cán bộ lãnh đạo còn thể hiện trong yêu cầu về

việc học tập, nắm bắt khoa học và nghệ thuật chính trị. Khoa học chính trị thể hiện trong sự lựa chọn mục tiêu chính trị cho đến tổ chức hệ thớng chính trị, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở từng giai đoạn, từng khâu, từng lĩnh vực; thể hiện trong việc hình thành và đưa vào vận hành cơ chế của hệ thớng chính trị, để đạt được mục tiêu. Ći cùng, khoa học và nghệ thuật chính trị đới với người cán bộ lãnh đạo chính là việc sử dụng các yếu tớ, đặc biệt là nhân tố con người để vận hành hệ thớng chính trị hoạt động hiệu quả nhất.

Phẩm chất này đòi hỏi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo phải hoàn thiện từng bước nhưng cần tranh thủ thời cơ để nhanh chóng nắm bắt kiến thức khoa học hiện đại, trước hết là trong lĩnh vực hoạt động của mình; bắt kịp những thành tựu mới trong lĩnh vực chun mơn mà mình đảm nhiệm. Chỉ như vậy, người cán bộ lãnh đạo mới có thể làm chủ kiến thức, nghiệp vụ tinh thông, sáng tạo trong tư duy lao động để nâng cao năng suất, hiệu quả, tìm ra phương thức triển khai mới, tránh được giáo điều, rập khuôn, hoặc kinh nghiệm chủ nghĩa. Việc khơng ngừng học tập, nâng cao trình độ là điều kiện tiên quyết để người cán bộ lãnh đạo không bị lỗi thời, lạc hậu, ngược lại cịn ln đi đầu về trí tuệ, có đủ khả năng, uy tín cũng như sức mạnh để lãnh đạo quần chúng nhân dân . Phẩm chất này cũng đòi hỏi mỗi người cán bộ lãnh đạo phải chống lại tâm lý thoả mãn với kiến thức đã có, thái độ ngại học tập nâng cao trình độ, coi thường khoa học, lý luận; đề cao kinh nghiệm chủ nghĩa, chống lại lối “học giả, bằng giả” và “học giả, bằng thật”; chớng lại tình trạng cán bộ lãnh đạo không thành thạo chuyên môn, chức trách, công việc được giao, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Với Việt Nam, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ một nền kinh tế lạc hậu, phổ biến là sản xuất nhỏ, chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh, càng đòi hỏi sự nỗ lực học tập, nâng cao trình độ mọi mặt của toàn Đảng, tồn qn, tồn dân nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói riêng để đạt được mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phát triển nhanh, mạnh và bền vững hơn nữa.

4.2.3. Về bản lĩnh

Bản lĩnh là địi hỏi cơ bản và trực tiếp đới với từng người cán bộ lãnh đạo, gắn liền với tính ổn định của xã hội và sự vững vàng của Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay. Vì vậy, người cán bộ lãnh đạo phải đặc biệt coi trọng yêu cầu này trong việc rèn luyện nhân cách.

Thứ nhất, người cán bộ lãnh đạo phải có lịng tin và ý chí. Đây là tớ chất bên trong nhưng lại là cơ sở của mọi hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo; là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến kết quả của cơng việc. Lịng tin và ý chí của người cán bộ lãnh đạo có tác dụng khích lệ tinh thần và có sức mạnh quy tụ quần chúng nhân dân, phát huy được tính tích cực cũng như khai thác được trí tuệ và các tiềm lực để khắc phục khó khăn, hồn thành nhiệm vụ xây dựng và đổi mới đất nước. Chỉ khi người cán bộ lãnh đạo có sự tin tưởng tuyệt đới vào sự nghiệp chung, có ý chí, lập trường kiên định mới có thể giữ vững được con đường mà Đảng đã lựa chọn; có đủ sức mạnh tinh thần để vượt qua khó khăn, tìm ra đới sách và phương pháp giải quyết mọi vấn đề, để đạt được mục tiêu ći cùng vì sự phát triển của đất nước, hạnh phúc của nhân dân. Tuy nhiên, niềm tin vững vàng và sự kiên định trong ý chí chỉ có được khi xây dựng trên nền tảng của tư duy khoa học, hình thành trong q trình nhận thức chính xác về bản chất của sự vật cũng như những dự đốn khoa học đới với xu thế phát triển nên khác với thái độ bảo thủ và duy ý chí.

Làm việc trong mơi trường chính trị, là lĩnh vực liên quan đến người dân, đến vận mệnh quốc gia, dân tộc; là nơi gặp gỡ, va chạm sâu sắc và thường xun giữa các nhóm lợi ích; thường xuyên nẩy sinh những mâu thuẫn và xung đột, giữa nguyên tắc và vô nguyên tắc, giữa sự cứng rắn và nhượng bộ... do đó, người cán bộ

lãnh đạo phải cẩn trọng trong suy nghĩ và hành động, quả quyết nhưng khơng phiêu lưu, chín chắn nhưng khơng rụt rè. Nói cách khác, người cán bộ lãnh đạo phải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng; khi thuận chiều không lạc quan, ln biết lường trước những khó khăn phức tạp; khi khó khăn khơng bng xi, phó mặc, ln nhìn thấy cơ hội, nhận biết được các yếu tớ thuận lợi đang nẩy sinh ngay trong khó khăn. Trong hồn cảnh khó khăn, người cán bộ lãnh đạo phải biết nhận định tình hình để bình tĩnh ứng phó, từng bước ổn định tình hình, tạo thời cơ, giành thế chủ động để mang lại hiệu quả thiết thực. Đặc biệt, vào những thời điểm quan trọng, mang tính bước ngoặt của q́c gia, dân tộc thì bản lĩnh, niềm tin càng trở nên cần thiết, quan trọng đối với người cán bộ lãnh đạo, nhất là lãnh đạo cấp chiến lược để có thể nắm cơ hội, kịp thời ra quyết sách chính xác nhằm đưa đất nước phát triển đúng tiềm năng, ngày càng khẳng định được vị thế trên trường chính trị thế giới.

Thứ hai, người cán bộ lãnh đạo phải dám đối mặt với những sai lầm, khuyết

điểm trong mọi mặt công tác. Trong điều kiện hội nhập và phát triển hiện nay, với sự hợp tác, giao lưu sâu rộng, mặt trái của kinh tế thị trường; sự du nhập của lối sống phương Tây; sự chống phá của các thế lực thù địch qua các chiêu bài dụ dỗ, mua chuộc… dễ tạo điều kiện cho một bộ phận cán bộ lãnh đạo có chức, có quyền thối hố, biến chất. Vì vậy, thái độ kiên quyết của người cán bộ lãnh đạo đối với những sai lầm khuyết điểm của mình, dám tự nhận lỗi, dám đấu tranh chớng lại sai lầm khuyết điểm của mình và người khác là tiêu chuẩn cần và đủ của bản lĩnh chính trị; là tiêu chí để đánh giá người cán bộ lãnh đạo trong việc thực hiện các trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó. Trong đó, việc dám cơng khai thừa nhận sai lầm, biết phân tích hồn cảnh dẫn đến sai lầm và chủ động tìm biện pháp sửa chữa khắc phục là dấu hiệu quan trọng của người cán bộ lãnh đạo có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáng tin cậy.

Thứ ba, năng lực quyết định trong lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị. Năng lực đưa ra các quyết định trong lãnh đạo, chỉ đạo là sản phẩm lao động tư duy chủ yếu và quan trọng nhất của người cán bộ lãnh đạo; là cốt lõi của công tác lãnh đạo và quản lý. Chất lượng các quyết định là một trong những

yếu tố căn bản quy định hiệu quả lãnh đạo, do vậy, đối với người cán bộ lãnh đạo, yêu cầu quan trọng hàng đầu về năng lực cơng tác chính là đưa ra được những quyết định đúng đắn, kịp thời, có tính khả thi cao, đáp ứng và giải quyết hiệu quả với yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, khi đưa ra quyết định, người cán bộ lãnh đạo phải đặt lợi ích của nhân dân, sự phát triển của đất nước lên trên hết và trước hết. Khi tính đến hiệu quả, họ phải đặt trong tính hệ thớng, khơng lấy các mục tiêu cá nhân cũng như các mục tiêu địa phương, vùng miền, ngành, tổ chức… làm chủ đạo mà phải đặt dưới sự định hướng của các mục tiêu xã hội chung, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Trong xã hội ngày nay, đặc biệt trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp 4.0, nếu ra quyết sách chậm trễ, người cán bộ lãnh đạo sẽ không chỉ bỏ lỡ thời cơ mà cịn “vơ tình” tạo ra những mâu thuẫn, bất lợi nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Thậm chí, nếu ra quyết định khi điều kiện chưa chín muồi, nóng vội sẽ dẫn đến hỏng việc, thậm chí gây ra những hậu quả khó lường. Ra quyết định là lúc hiện thực hố tầm nhìn xa kết hợp với sự tính tốn thực tế và tư duy sáng tạo của người cán bộ lãnh đạo. Do đó, bản thân mỗi người cán bộ lãnh đạo phải phân tích chính xác tình hình hiện tại, dự đoán đúng xu thế phát triển của sự vật trong tương lai, lấy đó là cơ sở cho việc chỉ đạo hoạt động thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)