Kết quả các cơng trình nghiên cứu đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 38 - 41)

Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Xây dựng nhân cách người cán

bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã đề cập những vấn đề sau: Thứ nhất, qua các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước, có thể thấy, nhân cách là vấn đề đã và đang được quan tâm. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu về nhân cách chủ yếu thuộc lĩnh vực tâm lý học. Các nhà nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của nhân cách trong sự phát triển của xã hội, các yếu tớ tác động đến việc hình thành nhân cách và việc xây dựng, giáo dục, rèn luyện, hướng tới hoàn thiện nhân cách là điều cần thiết.

Thứ hai, qua các cơng trình nghiên cứu, các tác giả đều đi đến khẳng định tư

tưởng về đạo đức là một bộ phận vô cùng quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là sự tiếp thu, kế thừa những yếu tố hợp lý từ tư tưởng đạo đức truyền thớng của dân tộc, tinh hoa văn hóa phương Đông và những quan niệm về đạo đức, nhân cách của chủ nghĩa Mác – Lênin, được áp dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, lãnh đạo nhân dân vượt qua nhiều thử thách để đi đến thắng lợi cuối cùng. Đạo đức (hay Đức) là một trong hai yếu tố cấu thành nên nhân cách gồm: Đức và Tài.

Thứ ba, các nhà nghiên cứu nhận định, Hồ Chí Minh khơng đưa ra một hệ

thống quan điểm riêng về nhân cách, song thông qua những lời dạy của Người, nhân cách được hiện lên một cách cụ thể, với các tiêu chí rõ ràng, nhất quán. Mặc dù đây là khái niệm Người đề cập đến trực tiếp rất ít, tuy nhiên, khi đi sâu phân tích các giá trị về Đức và Tài theo quan niệm của Người, lại thấy sự tương đồng về nội hàm và đó chính là những yếu tớ cơ bản cấu thành nên nhân cách, nhất là đối với người cán bộ lãnh đạo.

Thứ tư, các nhà nghiên cứu đều thớng nhất Hồ Chí Minh là hình mẫu về nhân

cách, là điển hình của một người lãnh đạo suốt đời đấu tranh cho độc lập của đất nước, hạnh phúc của nhân dân; của trí tuệ mẫn tiệp, sắc sảo; của phong cách lãnh đạo sâu sát, nói đi đơi với làm; của bản lĩnh chính trị kiên định, với phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Những yêu cầu, quan niệm về nhân cách với cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng Hồ Chí Minh đặt ra đều được chính Người thực hiện một cách triệt để, trong mọi hoàn cảnh và mọi thời điểm. Những câu chuyện trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh: từ tình thương u, sự gần gũi, sâu sát đối với các tầng lớp nhân dân, với các cán bộ, đảng viên,v.v.. và sự quan tâm đến cả những người phía bên kia chiến tuyến đã khơng chỉ làm cho đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh trở nên vĩ đại, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc mà còn là một tấm gương mẫu mực cho các cán bộ lãnh đạo ngày nay noi theo

Thứ năm, các cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách

Chí Minh về nhân cách nói chung, chủ yếu tập trung về hai yếu tố đạo đức và phong cách. Các yếu tớ cịn lại cấu thành nên nhân cách như năng lực trí tuệ hay bản lĩnh chưa được chú ý nghiên cứu mà thường chỉ được lồng ghép vào hai yếu tớ

trên. Thực tế, các cơng trình đã nêu trên phân tích, nhìn nhận các yếu tớ cấu thành nhân cách trong tư tưởng Hồ Chí Minh một cách rời rạc, chưa hệ thống nên việc nghiên cứu, học tập tư tưởng của Người với việc xây dựng nhân cách cho cán bộ lãnh đạo hiện nay cũng chưa được đề cập một cách nhất quán. Các tác giả mới chỉ đi sâu vào từng yếu tố riêng lẻ, trong đó vấn đề về đạo đức được chú trọng hơn cả.

Thứ sáu, mặc dù vấn đề nhân cách vô cùng quan trọng trong xã hội ngày nay,

đặc biệt đối với các cán bộ lãnh đạo, tuy nhiên lại chưa được nghiên cứu một cách có hệ thớng. Các cơng trình nghiên cứu hiện nay mới tập trung vào một số hiện tượng nổi cộm trong xã hội như nạn tham nhũng, quan liêu… và chỉ ra các biện pháp nhằm khắc phục các hiện tượng đó, coi đó là giải pháp góp phần hồn thiện nhân cách người cán bộ lãnh đạo, chứ chưa đưa ra được cái nhìn tổng thể cũng như giải pháp cho tất cả các yếu tố cấu thành nên nhân cách.

Thứ bảy, từ thực trạng phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay, các nhà

nghiên cứu đều khẳng định vai trò quan trọng của người cán bộ lãnh đạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ, phát triển đất nước thời kỳ đổi mới và hội nhập. Đồng thời, cũng khẳng định việc cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt về nhân cách để cán bộ lãnh đạo có thể hồn thành tớt nhiệm vụ của mình trong hồn cảnh mới, trở thành tấm gương cho quần chúng nhân dân noi theo.

Đây là những vấn đề sẽ được tác giả luận án tiếp thu và trình bày một cách có hệ thớng để làm rõ về khái niệm nhân cách cũng như các yếu tố cấu thành nên nhân cách và tầm quan trọng đặc biệt của việc xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 38 - 41)