Về bản lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 61 - 65)

Với Hồ Chí Minh, trước hết, bản lĩnh của người cán bộ lãnh đạo là phải xác

định được đúng vị trí, vai trị và nhiệm vụ của mình; xác định được trọng trách của mình trước Đảng và nhân dân, phải loại bỏ hoàn toàn sự mưu cầu danh lợi của bản thân. Đây khơng chỉ là u cầu với các cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng mà chính bản thân Người đã nêu gương mình với vai trị người lãnh đạo điển hình khi xác định được rõ ràng: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đầy tớ cho dân” [75, tr.434]. Người đã dành trọn vẹn cả cuộc đời mình vì một mục đích duy nhất là phấn đấu cho độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.

Thứ hai, bản lĩnh của người cán bộ lãnh đạo được thể hiện qua việc kiên quyết

đi theo cái đúng và nỗ lực, kiên trì sửa chữa cái sai. Với Hồ Chí Minh, đó là bản lĩnh của người cán bộ lãnh đạo cần có để có thể xác định một con đường đi đúng, mưu cầu cho lợi ích cho nước cho dân; kiên quyết chống thực dân, đế quốc; nhưng

đồng thời Người cũng tìm hiểu và khai thác giá trị của các nền văn minh mình đã đi qua để làm giàu tri thức cho mình, hồn thiện mình để xứng đáng là người lãnh đạo, người cơng bộc mẫu mực của nhân dân. Trong tình thế đất nước hiểm nghèo, nhất là sau ngày độc lập, giữa bộn bề cơng việc đới nội và đới ngoại, Hồ Chí Minh vẫn kiên định vào con đường cách mạng Việt Nam theo chủ nghĩa cộng sản, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua mọi sóng gió, từng bước đi đến thắng lợi. Bên cạnh đó, trong lãnh đạo và chỉ đạo đôi lúc không tránh khỏi sai lầm, song Người luôn thẳng thắn nhận lỗi và kiên quyết cùng toàn Đảng sửa chữa những sai lầm đó.

Thứ ba, bản lĩnh của người cán bộ lãnh đạo là phải biết ra quyết định đúng

thời điểm và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Theo Hồ Chí Minh, một người dù tài giỏi đến đâu cũng không thể nắm được hết mọi mặt của một vấn đề, cũng không thể biết hết được mọi việc xảy ra trong thực tiễn. Cho nên, người cán bộ lãnh đạo cần phải biết phát huy trí tuệ của tập thể, của đơng đảo quần chúng nhân dân nhằm tập trung được tối đa nguồn sức mạnh nội lực trong việc hoàn thành sự nghiệp cách mạng. Tuy nhiên, có những thời điểm nhất định, người cán bộ lãnh đạo phải kịp thời và dũng cảm ra quyết định; đồng thời, phải thực hiện tới cùng quyết định của mình để khơng bỏ lỡ thời cơ cách mạng như những quyết định của Người trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong thời kỳ bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng 1945-1946...

2.2.1.4. Về phong cách lãnh đạo

Có một sớ u cầu trong phong cách lãnh đạo mà Hồ Chí Minh hay nhắc tới,

đó là:

Thứ nhất, phong cách lãnh đạo dân chủ: Người cán bộ lãnh đạo có phong

cách lãnh đạo dân chủ là người biết dựa vào quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng, không quan liêu, hách dịch, coi thường quần chúng; biết quan tâm đến đời sống của nhân dân, quan tâm đến việc nhân dân đang nghĩ và đang mong ḿn những gì. Mỗi lời nói, mỗi hành động của người cán bộ lãnh đạo phải phù hợp với quần chúng, phản ánh đúng, kịp thời khát vọng của quần chúng nhân dân; nắm được những băn khoăn trăn trở của nhân dân để kịp thời đưa ra các giải pháp tháo gỡ.

Người phê bình cách lãnh đạo của một sớ cán bộ khơng dân chủ, dẫn đến tình trạng người có ý kiến khơng dám nói, người ḿn phê bình khơng dám phê bình, tạo nên sự cách biệt lớn giữa cấp trên và cấp dưới, làm cho mối quan hệ giữa quần chúng với Đảng xa rời; làm hạn chế sáng kiến, suy giảm, thậm chí làm mất tinh thần hăng hái trong khi làm việc. Người chỉ rõ: “Người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của mình, ḿn biết cơng tác của mình tớt hay xấu, khơng gì bằng khuyên cán bộ mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình. Như thế chẳng những khơng phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo mà lại tỏ ra dân chủ thật thà trong Đảng” [74, tr.319]. Hơn nữa, người cán bộ lãnh đạo, cán bộ, đảng viên hay quần chúng im lặng có nghĩa là “khơng phải họ khơng có gì nói, nhưng vì họ khơng dám nói, họ sợ. Thế là mất hết dân chủ trong Đảng. Thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lịng uất ức, khơng dám nói, do uất ức mà hóa ra ốn ghét, chán nản” [74, tr.320]. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái và người khác cũng học theo”[74, tr.284].

Thứ hai, phong cách lãnh đạo sâu sát: Hồ Chí Minh cho rằng, đới với những

người cán bộ lãnh đạo, cách lãnh đạo hiệu quả nhất là phải biết học tập từ những con người cụ thể, từ những bộ phận tham gia thiết thực, trực tiếp; từ những việc làm thực tế của cấp dưới. Trong cách lãnh đạo, mỗi người cán bộ lãnh đạo cần có các chính sách phù hợp với từng đới tượng, hồn cảnh, khơng nên chỉ đạo chung cho tất cả các bộ phận trên tinh thần “cán bộ lãnh đạo phải đi sâu sát, phải động viên liên tục, phải gương mẫu” [76, tr.500].

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương về phong cách lãnh đạo sâu sát. Theo thống kê của Bảo tàng Hồ Chí Minh, chỉ tính trong 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1955-1965), mặc dù tuổi cao, công việc bề bộn, Người đã thực hiện hơn 700 chuyến đi thăm các địa phương, cơng trường, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị bộ đội…, từ miền núi đến hải đảo. Mục đích của các chuyến đi bên cạnh

việc thăm hỏi chiến sĩ, đồng bào, Người cịn ḿn trực tiếp xem xét tình hình, kiểm tra, đơn đớc cơng việc. Mỗi năm, có hơn 60 lượt Người đi x́ng cơ sở, trung bình mỗi tháng có khoảng 6 lần Người gặp gỡ quần chúng. Ngoài ra, hằng ngày Người dành thời gian nhất định đọc báo, đọc thư của nhân dân. Khi thấy có những ý kiến hay, cần tiếp thu, gặp những việc gấp, Người đều dùng bút đỏ đánh dấu lại, yêu cầu chuyển tới các cơ quan có trách nhiệm để nghiên cứu và giải quyết kịp thời. Những việc Người làm, những điều Người nghĩ đều thể hiện rõ phong cách một vị lãnh đạo gần dân, dân chủ, sâu sát thực tiễn.

Thứ ba, phong cách lãnh đạo khoa học, năng động, sáng tạo: Công việc

chung chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi người cán bộ lãnh đạo có phong cách lãnh đạo khoa học và dựa trên cơ sở các tri thức khoa học. Thực tiễn cách mạng cho thấy, người cán bộ lãnh đạo nếu thiếu tri thức khoa học sẽ dễ dẫn tới sai lầm, chệch hướng, làm hỏng đường lới, chính sách; dẫn đến những hành động trái quy luật, thậm chí phá hoại một cách vơ thức. Những chương trình, dự án, kế hoạch với nhiều ý tưởng tốt đẹp, nhưng nếu được tổ chức một cách tùy tiện, thiếu hiểu biết sẽ dẫn đến thất bại, gây ra những tổn thất nặng nề. Việc ít nghiên cứu lý luận và thực tiễn sẽ dẫn đến căn bệnh chủ quan, tự mãn, khi thuận lợi thường rơi vào trạng thái lạc quan, gặp thành công dễ sinh bệnh kiêu ngạo. Tuy nhiên, với những người này, khi khó khăn dễ làm họ lúng túng, bị động, thường dẫn đến bi quan, tư tưởng dao động, lập trường cách mạng khơng vững vàng… Vì vậy, để có tri thức khoa học, người cán bộ lãnh đạo phải nỗ lực học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ về chính trị, văn hố, chun mơn, nghiệp vụ cũng như cập nhật một cách kịp thời tình hình chính trị trong và ngồi nước. Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo phải luôn nỗ lực học hỏi, vì: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với cơng tác thực tế. Khơng ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân” [79, tr.377] và Người chính là một tấm gương mẫu mực của tinh thần học tập suốt đời.

Trong mọi cơng tác, tùy theo từng hồn cảnh cụ thể, người cán bộ lãnh đạo có thể sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình nhưng lãnh đạo khoa học nghĩa là trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo phải thường xuyên: “So đi sánh lại, phân tích rõ ràng là cách làm việc có khoa học. Mỗi cơng việc, chúng ta đều phải làm như thế. Làm như thế mới tránh khỏi cái độc đoán, mới tránh khỏi sai lầm” [74, tr.337] để đạt được mục đích ći cùng là lợi ích của đất nước, của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 61 - 65)