Quan điểm Hồ Chí Minh về nhân cách người cán bộ lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 53 - 56)

Vận dụng và phát triển sáng tạo những quan điểm có liên quan đến cán bộ và cơng tác cán bộ của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể

của Việt Nam, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã có nhận thức đúng đắn, đầy đủ, tồn diện về vị trí của cơng tác cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói riêng.

Ngay từ tháng 6/1923, trong bức thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp, Người đã sớm đề cập tới vấn đề cán bộ cho cách mạng Việt Nam: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập” [70, tr.309]; và hai tháng sau, trong một bài viết về tình hình Đơng Dương, Hồ Chí Minh đã nêu chương trình hành động bớn điểm, trong đó có nêu rõ: “2.Tập hợp những phần tử dân tộc cách mạng, 3. Cố gắng đưa những thanh niên bản xứ đi Matxcơva”[70, tr.221]. Tiếp đó, trong nhiều báo cáo, tác phẩm, bài viết sau đó, Người đều đề cập đến vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Qua đó, có thể thấy được trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ và cơng tác cán bộ có vị trí, tầm quan trọng lớn lao, được coi là yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược của sự nghiệp cách mạng.

Theo Người, việc xác định đúng vị trí của cán bộ vừa thể hiện sự nhạy bén của Đảng, Chính phủ, vừa là tiền đề để có thể lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đúng; từ đó có chính sách, chế độ phù hợp để giúp cán bộ phát huy được tối đa năng lực, phục vụ tốt cho mọi công việc của cách mạng với ý nghĩa: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành cơng và thất bại của chính sách đó là do cách tổ chức cơng việc, do nơi lựa chọn cán bộ, do nơi kiểm tra”[74, tr.636]. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng khẳng định vai trò của người cán bộ trong chế độ xã hội mới không phải là “ông quan cách mạng”, “cha mẹ dân”, càng khơng phải là người có “quyền sinh, quyền sát” như vua chúa thời phong kiến mà là những người đại diện, người đại biểu của nhân dân, có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ mà nhân dân giao phó; trong đó, cán bộ lãnh đạo (cán bộ chủ chớt) là nịng cớt, với trọng trách kép: vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân.

Như vậy, có thể thấy rằng, Hồ Chí Minh đã đặt cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng ở vị trí, vai trị hết sức quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Với Người, việc xây dựng được một đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo đáp

ứng đủ các yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ trong sự nghiệp cách mạng là vấn đề cấp bách của Đảng và Nhà nước; trong đó, phải đặc biệt chú trọng đến nhân cách và việc xây dựng nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo.

Bàn về những vấn đề liên quan đến nhân cách, gần với nhân cách thì có khá nhiều, song khái niệm nhân cách được Hồ Chí Minh sử dụng 3 lần trong các bài

nói, bài viết của Người đã được in trong Hồ Chí Minh tồn tập, xuất bản năm 2011 (bộ 15 tập).

Lần thứ nhất, trong bài viết “Thư gửi ơng Utơrây” - người đã cơng kích, phê

phán các bài báo và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. Sau khi vạch rõ những vô lý của Utơrây, Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh: “Tơi đốn trước được chiến thuật của ơng và tôi làm cho nó mất hiệu lực ngay từ đầu: ông đừng trốn nấp đằng sau thái độ trịch thượng và khinh bỉ. Nhân cách của ông và của tơi đều khơng liên quan gì đến vấn đề này: đây chỉ là việc xác minh sự thật và chỉ có sự thật mà thơi”[70, tr.23].

Lần thứ hai, trong bài viết “Sao cho được lòng dân” với bút danh Chiến

Thắng, Người đề cập tình trạng chính quyền ở một sớ địa phương khơng được lịng dân chúng do thói lạm dụng quyền lực, do không làm đúng với chủ trương, chính sách của tổ chức, của những người đứng đầu. Từ đó, Người nhấn mạnh: ḿn cho được lịng dân, cần phải quan tâm đến nhân dân, chú ý giải quyết các vấn đề của dân và đi đến kết luận: “Ngồi ra, đới với tất cả mọi người trong các tầng lớp dân chúng, ta phải có một thái độ mềm dẻo, khôn khéo, biết nhân nhượng, biết trọng

nhân cách của người ta” [73, tr.52].

Lần thứ ba, trong “Bài nói chuyện với bộ đội, cơng an và cán bộ trước khi vào

tiếp quản thủ đơ”, Người nhắc nhở các thói hư tật xấu mà mỗi người dễ mắc phải khi thay đổi môi trường từ chiến khu vào thành phớ. Trả lời câu hỏi: “Khi về xi thì đạo đức và nhân cách của mình phải thế nào?”[78, tr.46], Người nhấn mạnh:

“Bom đạn địch không nguy hiểm bằng “đạn bọc đường” vì nó làm hại mình mà khơng trơng thấy. Ḿn giữ vững nhân cách, tránh khỏi hủ hóa, thì phải ln thực hành bớn chữ mà Bác thường nói. Đó là Cần, Kiệm, Liêm, Chính” [78, tr.47]. Theo đó, khái niệm nhân cách trong lần thứ ba được Người sử dụng gần với quan niệm về

đạo đức; mặt khác, các chuẩn mực về đạo đức lại được Người coi như là cốt lõi của nhân cách thể hiện trong nhiều bài nói, bài viết....

Cũng như các khái niệm khác, khi Hồ Chí Minh đề cập một cách trực tiếp đến nhân cách khơng có nghĩa là nội hàm khái niệm chỉ gói gọn trong các hồn cảnh cụ thể đó. Việc nghiên cứu, xem xét các khái niệm gắn với tư tưởng Hồ Chí Minh phải dựa trên tồn bộ q trình nghiên cứu trước tác và sự nghiệp cách mạng của Người; đặc biệt, các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Người với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì thế, mặc dù chỉ được nêu ra cụ thể trong 3 lần và mang nội hàm khác nhau, song có thể nhận thấy, quan điểm của Hồ Chí Minh về nhân cách người cán bộ lãnh đạo thể hiện rõ trong 4 nội dung cụ thể như đã nêu về các yếu tố hợp thành nhân cách của đối tượng đặc biệt này. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)