Những yêu cầu về nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 133 - 138)

Trong công cuộc đổi mới, hội nhập, mục tiêu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra là xây dựng đất nước thành một nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; đời sống vật chất và tinh thần cao; q́c phịng, an ninh vững chắc; dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.

Cơng nghiệp hóa khơng chỉ là phát triển nền cơng nghiệp mà là phát triển mọi lĩnh vực từ sản xuất vật chất và dịch vụ của nền kinh tế đến các khâu trang thiết bị, phương thức và phương pháp quản lý, kỹ năng sản xuất, tác phong lao động. Hiện đại hóa cũng khơng có nghĩa chỉ đưa những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế mà là quá trình vận dụng tất cả các thành tựu đó vào tồn bộ hệ thớng chính trị, kinh tế, xã hội. Điều đó địi hỏi phải thực hiện thay

đổi trong toàn bộ cơ cấu kinh tế, xã hội một cách hợp lý, cân đối, tạo lập cơ chế quản lý xã hội ở trình độ chun mơn cao với phương pháp quản lý hiện đại.

Để đáp ứng với yêu cầu mới của công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, người cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào cũng phải là những chủ thể hội đủ các phẩm chất nhân cách tương ứng, đảm bảo tính sáng tạo, biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa khoa học và nghệ thuật lãnh đạo; có sự nhìn nhận, phân tích, liên kết, tổng hợp, điều hịa các mới quan hệ để không chỉ đề ra chủ trương, đường lới, chiến lược, sách lược mà cịn chỉ đạo, điều hành hệ thống và tổ chức thực hiện công việc nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Trong bới cảnh đó, những u cầu về nhân cách với người cán bộ lãnh đạo vẫn cần đảm bảo các tiêu chí về phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ, bản lĩnh và phong cách lãnh đạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong nội hàm khái niệm nhân cách, cần có thêm nhiều yếu tớ mới để phù hợp với điều kiện hiện nay.

4.2.1. Về phẩm chất đạo đức

Thực tiễn cho thấy, mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi thời kỳ cách mạng cần phải có đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo có khả năng thích ứng, có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Về cơ bản, yêu cầu đạo đức người cán bộ lãnh đạo hiện nay vẫn cần đảm bảo những yêu cầu đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do điều kiện và hoàn cảnh đất nước đã có nhiều thay đổi, địi hỏi đạo đức người cán bộ lãnh đạo cũng phải phù hợp với sự phát triển của xã hội. Có thể khái quát những yêu cầu đó như sau:

Thứ nhất, trung thành với Tổ quốc, với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, với sự

nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. Nếu như trong giai đoạn trước đây, khi cách mạng giải phóng dân tộc đang được đặt lên hàng đầu thì lịng trung thành được đánh giá bằng sự hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Ngày nay, trong công cuộc phát triển của đất nước, trung thành là tuyệt đối tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải là đội ngũ đi đầu, luôn kiên định việc học tập, vận dụng, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong lý luận cũng như trong

thực tế công tác về đường lối phát triển của đất nước. Ngoài ra, người cán bộ lãnh đạo với vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng của mình cịn phải tích cực hơn nữa trong việc đóng góp khả năng, cơng sức của mình để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện dao động, xa rời mục đích, lý tưởng, đường lới của Đảng, hồn thành một cách hiệu quả nhất sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ hai, gắn bó với nhân dân, lấy dân làm gớc, vì nhân dân phục vụ. Điều này

trong thời kỳ cách mạng đã là một yếu tố vô cùng quan trọng nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, càng phải thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để. Cán bộ từ nhân dân mà ra, được nhân dân trao cho quyền lực để thay mặt dân giải quyết các vấn đề của nhà nước, do đó, người cán bộ lãnh đạo có chức vụ cao, quyền lực, trách nhiệm lớn càng phải tự giác rèn luyện nhân cách, tránh mắc phải bệnh xa dân, quan liêu, mất dân chủ. Đặc biệt trong bới cảnh đất nước có nhiều biến động và tác động từ bên ngoài như hiện nay, việc phải luôn giữ mối quan hệ mật thiết với nhân dân, biết dựa vào nhân dân, xác định được mục tiêu duy nhất vì nhân dân, vì đất nước mà phục vụ chính là kim chỉ nam cho các cán bộ lãnh đạo.

Thứ ba, khiêm tốn, ham học hỏi, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,

dám chịu trách nhiệm. Người cán bộ lãnh đạo, nhất là cán bộ cấp chiến lược phải luôn luôn khiêm tốn, ham học, nỗ lực học tập không ngừng để nâng cao trình độ về mọi mặt, đặc biệt là nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý; nâng cao năng lực tham gia xây dựng đường lới, chủ trương, chính sách. Xã hội phát triển, hội nhập sâu rộng với việc bùng nổ, đa dạng các nguồn thơng tin, do vậy, địi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa của người cán bộ lãnh đạo trong việc tiếp thu, kiểm soát, làm chủ tri thức, kiến thức để mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Bên cạnh đó, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm cũng cần được phát huy một cách tối đa. Vào những thời khắc quan trọng, họ cần phải dám đưa ra quyết định và dám chịu trách nhiệm đến cùng về quyết định của mình.

Thứ tư, cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư; nâng cao ý thức tự rèn luyện bản

bệnh tham ô, tham nhũng, quan liêu, lãng phí, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trong điều kiện hiện nay, “cần” khơng chỉ đơn thuần mang ý nghĩa là đức tính cần cù, chịu khó trong lao động mà cịn là tích cực, chủ động, sáng tạo, nhằm mục đích mang lại hiệu quả cao trong cơng việc, bởi tính hiệu quả là yêu cầu quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường. Kiệm ở phương diện cao hiệu quả nhất là khơng hoang phí thời gian, của cải của chính mình và của nhân dân, tiết kiệm trong đời sống, trong sinh hoạt, tránh xa hoa, lãng phí. Tuy nhiên, “kiệm” khơng có nghĩa là phải thắt lưng buộc bụng, không được sử dụng những phương tiện, kỹ thuật hiện đại… mà quan trọng nhất trong việc thực hành “kiệm” chính là tránh lới sớng xa xỉ, lãng phí, chạy theo hư danh, thị hiếu không lành mạnh, nhất là về văn hóa và đạo đức. “Liêm” là không tham ô, tham nhũng, biết giữ gìn, bảo vệ, tơn trọng tài sản của công và của nhân dân. Nếu các cán bộ lãnh đạo khơng nghiêm, vi phạm các thói hư tật xấu như tham ơ, móc ngoặc, hới lộ, tư lợi bất minh… không chỉ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nước mà còn làm suy giảm niềm tin đối với quần chúng nhân dân, làm suy yếu xã hội. “Chính” là yêu cầu về việc giữ đức tính thẳng thắn, trung thực, làm theo lẽ phải. Ở giai đoạn hiện nay, Chính cịn là thái độ đấu tranh chống lại sự giả dối, cơ hội, lạm dụng chức quyền, ln giữ mình ở vị thế của người phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân của người cán bộ lãnh đạo. “Chí cơng vô tư” là mọi suy nghĩ và hành động của người cán bộ lãnh đạo, trước hết phải vì mục tiêu chung của đất nước là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, khi chủ nghĩa cá nhân chưa hồn tồn bị xóa bỏ, chủ nghĩa tập thể chưa hoàn toàn được xác lập, u cầu về phẩm chất Chí cơng vơ tư càng cần được đề cao bởi đó chính là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng con người vì cơng việc, vì tập thể.

Hơn ai hết, người cán bộ lãnh đạo phải biết hy sinh quyền lợi của mình vì nhân dân, vì đất nước; khơng coi mình là “quan cách mạng” mà phải ln có tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến của nhân dân, luôn tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân; ý thức một cách sâu sắc vị trí, vai trị mình là “cơng bộc”, là “đày tớ” của nhân dân. Vì vậy, đạo đức cách mạng trong giai đoạn mới vẫn địi hỏi mỗi người cán bộ

lãnh đạo phải tích cực chống lại chủ nghĩa cá nhân, xây dựng chủ nghĩa tập thể, đặt lợi ích chung lên trên hết và trước hết nhưng khác biệt ở mục tiêu vươn tới và cách thức để thực hiện một cách triệt để mục tiêu đó vì sự phát triển của đất nước.

Thứ năm, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức tự phê bình và phê bình

trong bản thân mỗi người cán bộ lãnh đạo. Thực tế cho thấy, chiến thắng tiêu cực ở ngoài xã hội dễ hơn nhiều so với việc chiến thắng các căn bệnh trong chính bản thân mỗi người, đặc biệt là với những người nắm giữ các trọng trách quan trọng như cán bộ lãnh đạo. Nếu như trước đây, Hồ Chí Minh nói tự phê bình và phê bình phải như rửa mặt hàng ngày thì ngày nay, có những thời điểm, cơng việc này địi hỏi người cán bộ lãnh đạo thực hiện trong từng giây, từng phút bởi đó là phương thức hữu hiệu nhất nhắc nhở họ tránh xa căn bệnh cá nhân chủ nghĩa, tránh xa các vi phạm về đạo đức, nhân cách. Vì vậy, đây chính là yếu tớ quan trọng để người cán bộ lãnh đạo tự rèn luyện bản thân, góp phần tăng cường đồn kết trong nội bộ Đảng, tăng cường mới quan hệ gắn bó giữa nhân dân với Đảng.

Thứ sáu, có tinh thần, ý thức trong việc hội nhập q́c tế. Mặc dù tình hình thế

giới có nhiều diễn biến phức tạp, địi hỏi việc thiết lập cũng như duy trì mới quan hệ song phương và đa phương với các nước có các thể chế chính trị khác nhau, song Đảng, Nhà nước Việt Nam vẫn coi trọng phát triển quan hệ với các nước láng giềng, các nước có quan hệ truyền thống và các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên đồng thời tích cực mở rộng các mới quan hệ cùng có lợi trong hợp tác và phát triển. Gìn giữ và phát huy tinh thần hợp tác quốc tế một cách đúng đắn sẽ giúp các cán bộ lãnh đạo trong thời kỳ hiện nay phát huy được vai trị của mình, góp phần tăng cường hơn nữa mới quan hệ đồn kết với các lực lượng cách mạng, tiến bộ và u chuộng hịa bình thế giới. Từ đó, góp phần tích cực vào cơng cuộc đấu tranh cho các mục tiêu chung: hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Như vậy, có thể thấy, trong cơng cuộc đổi mới và hội nhập ngày nay, hơn lúc nào hết, người cán bộ lãnh đạo cần phát huy tới đa lịng trung thành với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phấn đấu hết mình vì sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Điều đó khơng chỉ được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm trước cơng việc mà cịn qua hiệu quả của hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước, cho nhân dân; qua lòng trung thực, qua vai trò tiên phong trong việc đấu tranh cho lẽ phải, giữ lời nói đi đơi với việc làm. Người cán bộ lãnh đạo phải là người luôn nghiêm khắc với bản thân; không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chớng tham nhũng; có lới sớng trong sáng, mẫu mực, biết hy sinh lợi ích cá nhân, ln biết đặt lợi ích của tập thể, của dân tộc lên trên hết và trước hết.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 133 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)