Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 119 - 122)

Một là, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành chức năng và của

tự bản thân mỗi cán bộ đảng viên về việc phải thường xuyên giáo dục và xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chưa được coi trọng; trong đó, phải kể đến việc bng lỏng cơng tác giáo dục đạo đức truyền thống, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên nói chung, cho cán bộ lãnh đạo quản lý nói riêng.

Ngay từ Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định: nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay xét về chất lượng, sớ lượng và cơ cấu chưa ngang tầm với địi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều này có ngun nhân từ cơng tác cán bộ. Bước vào thời kỳ đổi mới, một mặt, do phải tập trung toàn bộ sức lực để ổn định và phát triển kinh tế đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội; mặt khác, do ảnh hưởng của kinh tế thị trường đã xuất hiện những tư tưởng coi trọng lợi ích vật chất, xem nhẹ giáo dục lý tưởng, chỉ nhấn mạnh, đề cao năng lực mà xem nhẹ đạo đức, nên đã xuất hiện khuynh hướng coi nhẹ công tác giáo dục đạo đức, nhất là công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý. Khi nói về tình trạng này trong những năm đổi mới, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn q́c lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Đảng còn chưa chú ý đúng mức vấn đề giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức đới với cán bộ, đảng viên" [17, tr.137].

Hiện nay, đã xuất hiện những quan niệm cho rằng, chỉ cần tập trung giáo dục đạo đức cách mạng cho quần chúng, giáo dục đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ trong gia đình, trong nhà trường và trong xã hội; cịn đới với những cán bộ lãnh đạo nhất là cán bộ cấp chiến lược thì khơng cần thiết, bởi là cán bộ lãnh đạo nghĩa là đã "vừa hồng, vừa chuyên". Đây là một quan niệm phiến diện, lệch lạc, bởi lẽ, một mặt cơng tác tuyển chọn, bớ trí đề bạt cán bộ khơng phải lúc nào cũng đảm bảo không để "lọt lưới" những kẻ cơ hội; mặt khác, cán bộ lãnh đạo cũng là con người, vì vậy họ cũng khơng hồn tồn "miễn dịch" trước những ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường, của thời kỳ mở cửa giao lưu, hội nhập.

Hai là, việc buông lỏng kiểm tra, giám sát, quản lý của các cấp, các ngành đối

với cán bộ và công tác cán bộ, cũng như việc xử lý những hiện tượng cán bộ thối hóa biến chất chưa kịp thời và nghiêm minh; nhất là, chưa hoàn toàn triệt tiêu được “vùng cấm” trong công tác giám sát, xử lý, kỷ luật cán bộ; vẫn còn tư tưởng bao che cho các cán bộ lãnh đạo mắc sai lầm, khuyết điểm do sợ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, của người đứng đầu các cấp.

Ba là, hệ thống pháp luật nước ta còn nhiều bất cập. Việc triển khai thực hiện

còn thiếu triệt để, nghiêm túc nên tình trạng suy thối về nhân cách, đặc biệt tệ quan liêu, tham ô, tham nhũng của các cán bộ lãnh đạo vẫn có chiều hướng gia tăng. Việc giải quyết, thi hành pháp luật đối với một số vụ án liên quan đến cán bộ lãnh đạo vẫn mang nặng tính hình thức nên khơng có tác dụng răn đe. Trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo, tâm lý coi thường pháp luật, coi thường dư luận xã hội vẫn có xu hướng gia tăng. Nhiều trường hợp cán bộ lãnh đạo đương chức hay đã nghỉ chế độ, có vi phạm được đánh giá là nghiêm trọng nhưng chỉ bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng cũng như niềm tin của nhân dân vào Đảng. Trong khi đó, có một sớ chính sách hiện nay vừa theo cơ chế thị trường lại vừa duy trì theo chế độ bao cấp; một sớ cơ quan, đơn vị, tổ chức vừa có nhiệm vụ quản lý, hoạt động cơng ích, lại vừa kinh doanh, theo đuổi mục đích lợi nhuận, vừa được ngành dọc cấp trên cấp kinh phí và lại được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương...

Tình trạng đan xen, trộn lẫn giữa hai cơ chế như vậy đã tạo ra các kẽ hở và điều kiện cho nhiều cán bộ lãnh đạo tham nhũng, lợi dụng chức vụ làm giàu bất chính.

Bốn là, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu về tổ chức và cơng

tác cán bộ cịn chồng chéo, chậm được đổi mới. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác cán bộ chưa đạt được yêu cầu; trong đó, năng lực, phẩm chất, uy tín của một sớ cán bộ đảm nhận cơng tác này cịn chưa đáp ứng được nhiệm vụ. Việc coi nhẹ các khâu công tác sơ kết, đánh giá, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng và phát triển lý luận đối với cán bộ và cơng tác cán bộ vẫn cịn đang diễn ra. Các tổ chức và cá nhân đảm nhiệm khâu công tác đặc biệt này chưa ý thức được một cách rõ ràng về tầm quan trọng, về việc cần thiết phải tiến hành công tác cán bộ một cách thường xuyên, liên tục, không được để bị gián đoạn. Công tác đối với cán bộ phải được quan tâm, theo dõi và đánh giá trong thời gian dài, thậm chí trong cả vòng đời của một con người, từ khi họ bắt đầu được chú ý, phát hiện đến khi họ trưởng thành; từ trạng thái phát triển một cách bình thường đến việc vượt qua các bước ngoặt, thử thách khi được cất nhắc, bớ trí, đề bạt. Khâu công tác này phải được chú trọng ngay từ hoạt động phát hiện tạo nguồn đến các quy trình đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sau đó là việc bớ trí, sử dụng cán bộ sao cho phù hợp và phát huy tối đa khả năng của họ. Hiện nay, trong các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ và về tổ chức cán bộ vẫn còn tồn tại những thói quen, cách nghĩ chưa đúng đắn như việc chỉ tập trung vào làm “công tác nhân sự” trước ngay mỗi kỳ đại hội mà coi nhẹ hoặc lơ là trong các thời điểm khác. Các tổ chức làm công tác cán bộ cũng đang trong tình trạng hoạt động thiếu thường xuyên, bền bỉ, chưa có sự tận tâm, tận lực cũng như thể hiện trách nhiệm cao nhất của cấp ủy, của người đứng đầu cấp ủy và các cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ.

Năm là, sự thiếu ý thức tự tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tư cách người cán bộ

cách mạng của chính các cán bộ lãnh đạo. Ḿn có đạo đức cách mạng, trước hết và quyết định nhất là bản thân mỗi người phải chiến thắng "kẻ thù bên trong" - đó chính là chủ nghĩa cá nhân. Do đó, điều quan trọng nhất là mỗi cán bộ phải tự giác nỗ lực rèn luyện, khắc phục chủ nghĩa cá nhân trong chính bản thân mình. Trong

cơng cuộc xây dựng, phát triển và hội nhập ngày nay, những nguy cơ, thách thức ngày càng nhiều, đòi hỏi việc tự rèn luyện, tu dưỡng của cán bộ lãnh đạo càng phải cao hơn nữa, tích cực hơn nữa mới có thể khơng sa vào chủ nghĩa cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)