Sự nghiệp đổi mới đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải đổi mới phong cách lãnh đạo. Xây dựng phong cách của người cán bộ lãnh đạo ngày nay chính là việc hình thành, phát triển và rèn luyện tác phong làm việc sáng śt, nhanh nhạy nhưng đĩnh đạc, bình tĩnh; phương pháp làm việc khoa học, lấy hiệu quả cơng việc, lấy mục đích vì nhân dân làm chuẩn giá trị. Phong cách đó đới lập với cách làm việc bảo thủ, trì trệ và chậm đổi mới theo kiểu “sáng vác ô đi, tối vác về”. Yêu cầu về phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo trong thời kỳ đổi mới bao gồm các yếu tố:
Thứ nhất, thớng nhất lý luận với thực tiễn, nói đi đơi với làm. Đó là sự thớng
nhất biện chứng giữa nhận thức, trình độ học vấn, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ với năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực tiễn, giữa lời nói và hành
động. Người cán bộ lãnh đạo phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn trong tư duy và hoạt động; trong đó, chất lượng, hiệu quả hồn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị là thước đo phẩm chất, năng lực và kết quả công tác của người cán bộ lãnh đạo.
Thứ hai, khoa học, chuyên nghiệp, hiện đại. Người cán bộ lãnh đạo phải làm
việc có kế hoạch theo tiến trình cơng việc được sắp xếp, ngăn nắp, hợp lý, chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng. Việc coi trọng tính thiết thực và hiệu quả, có kỹ năng và phương pháp lãnh đạo, quản lý; có khả năng dự liệu được tiến trình phát triển và kết quả của công việc là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên hiệu quả công việc. Khi xây dựng kế hoạch, người cán bộ lãnh đạo phải có sự điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá đúng đặc điểm tình hình, u cầu nội dung cơng việc, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm rõ ràng; cân nhắc, xem xét kỹ các điều kiện, khả năng về nhân lực, vật lực để bảo đảm tính khả thi cao. Người cán bộ lãnh đạo phải luôn gắn chặt mình với tổ chức, tuân thủ kỷ luật, chấp hành tốt chủ trương, đường lới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ cương, nội quy của cơ quan, đơn vị; xây dựng và thực hiện nếp sớng, làm việc chính quy, văn minh; làm chủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong việc ứng dụng vào các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo.
Thứ ba, dân chủ, tôn trọng tập thể. Người cán bộ lãnh đạo phải coi trọng dân
chủ, tôn trọng các quyết định của tập thể; biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến, sáng kiến của đồng nghiệp, của tập thể cơ quan, đơn vị, của nhân dân. Sức mạnh và trí tuệ của người cán bộ lãnh đạo được nhân lên và phát triển từ những việc làm có tính tổ chức và mang tính tập thể; qua việc giải quyết tớt mối quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với việc đề cao và phát huy vai trị của cá nhân người chủ trì; có phương pháp, tác phong cơng tác mang tính dân chủ, tơn trọng tập thể, tơn trọng quần chúng nhân dân, loại trừ phong cách công tác theo kiểu áp đặt mệnh lệnh hành chính cứng nhắc, máy móc, quan liêu, độc đốn chun quyền, chủ quan duy ý chí, xa dân, dân chủ hình thức hoặc dân chủ cực đoan, tuỳ tiện.
Thứ tư, sâu sát cơng việc, có kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Người cán bộ lãnh
đạo khi giao và nhận nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng từng loại việc, quan tâm đến từng tổ chức, từng người theo đúng chức năng, nhiệm vụ của cá nhân và tổ chức;
đặc biệt phải sâu sát công việc. Với tư cách là người đứng đầu, người cán bộ lãnh đạo cần có sự kiểm tra, giám sát, đánh giá thường xuyên; nắm chắc từng đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ; nắm rõ tâm tư, nguyện vọng, phẩm chất, năng lực của cán bộ, nhân viên; từ đó, có sự phân cơng, sắp xếp để đảm bảo tiến độ, kế hoạch chất lượng, hiệu quả công việc. Phong cách công tác này của cán bộ lãnh đạo phải được thể hiện ở tất cả các khâu, các bước của quy trình lãnh đạo, quản lý.
Thứ năm, giản dị, khiêm tớn, gắn bó mật thiết với đồng nghiệp, với quần
chúng nhân dân. Đức tính giản dị, khiêm tớn làm người cán bộ lãnh đạo dễ gần gũi với quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, họ cũng cần có sự gắn bó, tin u, tơn trọng, quan tâm đến đồng nghiệp, đến nhân dân để thông qua các hoạt động thực tiễn họ có thể quy tụ và phát huy tới đa sức mạnh của tập thể trong việc làm giàu tri thức và năng lực lãnh đạo. Người cán bộ lãnh đạo cũng cần biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp, đặc biệt là các sáng kiến; nắm bắt và giải quyết kịp thời tâm tư, nguyện vọng của đồng nghiệp, của quần chúng nhân dân thông qua việc ban hành những chủ trương, biện pháp đúng đắn, sát với thực tiễn, để mỗi ngày một trưởng thành hơn.