Nghiên cứu về xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 34 - 38)

cách trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các tác giả rút ra:

Từ nhận thức, quan niệm khoa học trên bình diện lý thuyết, Hồ Chí Minh áp dụng vào công tác giáo dục, xây dựng con người, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ. Hồ Chí Minh đề xuất quan điểm giáo dục con người một cách toàn diện, nhưng trước hết phải chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống để đạt được mục tiêu cao cả của việc học là để làm việc, làm người, làm cán bộ [4, tr.75].

Như vậy có thể thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách đã và đang được tiếp cận theo từng nội dung trong phạm trù này. Có hai nội dung hay được bàn tới là vấn đề đạo đức và phong cách; các yếu tớ cịn lại của nhân cách thường được phân tích đan xen với hai nội dung trên. Tuy nhiên, các cơng trình đi sâu vào phân tích từng mặt của khái niệm này cũng đã tạo những tiền đề cho tác giả luận án tiếp thu và hệ thống một cách cụ thể, rõ ràng hơn trong luận án của mình.

1.4. Nghiên cứu về xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Ćn Trí tuệ và bản lĩnh văn hóa Hồ Chí Minh của Bùi Đình Phong,

Nxb.Cơng an nhân dân, 2009, tuy khơng có mục nào trực tiếp đề cập đến nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng qua nội dung các bài viết: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chớng tham ơ, lãng phí, quan liêu; lắng nghe ý kiến của quần chúng…tác giả nêu ra những vấn đề mang tính thời sự của đất nước gắn với nhiệm vụ của đới với đội ngũ cán bộ lãnh đạo; từ đó, chúng ta nhận thấy những yếu tớ cấu

thành nhân cách và sự cần thiết phải trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay.

Ćn Nhân cách Hồ Chí Minh do Mạch Quang Thắng chủ biên, Nxb.Chính trị q́c gia, Hà Nội, 2010, ở phần nội dung Giá trị nhân cách Hồ Chí Minh trong thời

đại ngày nay, đã đi sâu phân tích việc cần thiết phải học tập tư tưởng Hồ Chí Minh

về nhân cách, đặc biệt với các cán bộ lãnh đạo. Từ việc đánh giá thực trạng nhân cách cán bộ được chỉ ra trong các văn kiện của Đảng, với các biểu hiện đáng báo động như: suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức lới sớng, bệnh cơ hội, thực dụng, thối hóa biến chất…, tác giả nhấn mạnh việc xây dựng nhân cách người cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo là khâu trọng yếu trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bởi: “Đảng ta xác định cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Bởi vì nguy cơ lớn nhất của Đảng cầm quyền là quan liêu, xa dân, thối hóa, biến chất, đi đến mất phương hướng về chính trị. Khi chúng ta bàn tới thực hành tiết kiệm, nâng cao ý thức trách nhiệm, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, vơ trách nhiệm thì chủ yếu nói tới từng cá nhân cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu. Vì vậy, xét đến cùng, việc rèn luyện nhân cách cá nhân đóng vai trị quyết định trong tất cả các khâu của tiến trình đổi mới” [110, tr.148]. Từ đó, tác giả khẳng định: Đổi mới là động lực, ổn định, là tiền đề; phát triển nhanh và bền vững là mục đích và “để hồn thành sự nghiệp đổi mới to lớn, vinh quang đó, cán bộ đảng viên cần phải phát huy giá trị nhân cách Hồ Chí Minh”[110, tr.149].

Thống nhất với việc phân tích về các nội hàm nhân cách Hồ Chí Minh ở chương 1, tác giả đưa ra các yêu cầu về xây dựng nhân cách với người cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng trên các phương diện: nhân cách đạo đức và nhân

cách trí tuệ để đi đến nhận định: “Chỉ trên cơ sở phát triển và từng bước hoàn thiện

nhân cách những chiến sỹ tiên phong của dân tộc thì sự nghiệp đổi mới mới đi tới thắng lợi cuối cùng” [110, tr.170]. Tuy tác giả mới chỉ dừng ở dạng bàn một cách tổng thể về các vấn đề, nội dung xây dựng nhân cách, nhưng đây cũng là những gợi ý vơ cùng hữu ích và sát thực cho tác giả luận án khi triển khai nội dung đề tài.

Bài viết Rèn luyện nhân cách người cán bộ lãnh đạo quản lý theo tư tưởng Hồ

Chí Minh [133] của Mạch Quang Thắng đã phân tích các yêu cầu về việc xây dựng

nhân cách với người cán bộ lãnh đạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo đó, học Hồ Chí Minh về nhân cách với người cán bộ lãnh đạo phải đảm bảo 3 yếu tố: 1) Trung với nước, hiếu với dân; 2) Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; 3) Thường xun nói đi đới với làm, thành tấm gương sáng cho những người xung quanh noi theo. Đây cũng chính là 3 yếu tố quan trọng trong quan niệm của Người về nhân cách người cán bộ lãnh đạo đã bàn ở trên. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng ở việc chỉ ra các tiêu chí mà cán bộ lãnh đạo phải làm theo mà không đưa ra thực trạng cũng như các giải pháp cần có để đạt được mục tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, có một sớ cơng trình đi sâu nghiên cứu một sớ khía cạnh cấu thành nhân cách như: đạo đức, phong cách, bản lĩnh… Có thể kể đến ćn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay của Nguyễn Thế Thắng. Trong đó, tác giả đã tổng

kết về thực trạng của phong cách của đội ngũ cán bộ lãnh đạo qua thời kỳ đổi mới và quan điểm của Đảng về vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra những phân tích sát thực về thực trạng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo không chỉ trên phương diện phong cách làm việc:

Một thực trạng đáng buồn hiện nay là có một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý thối hóa, biến chất về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống và phong cách. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp còn chưa quan tâm đến cơng tác chính trị, tư tưởng, chưa coi trọng lợi ích q́c gia… Chính vì sa sút những phẩm chất đó nên khơng ít cán bộ đã thờ ơ với nỗi khổ của dân, mất đi lòng nhân ái trước cộng đồng. Thậm chí có một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý có chức có quyền thối hóa biến chất ngày cáng nghiêm trọng nhất là những cán bộ trực tiếp lãnh đạo, quản lý về tài chính, tiền tệ, đất đai, đầu tư, xây dựng, cơ quan bảo vệ pháp luật…[112, tr.46].

Từ thực trạng nêu trên, tác giả khẳng định việc xây dựng phong cách làm việc của người cán bộ lãnh đạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết, đã được thể hiện rõ nét trong các quan điểm của Đảng; cần đề ra các nội dung xây dựng phong cách làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh một cách hiệu quả, để đưa đội ngũ cán bộ ngày một hồn thiện hơn, thực hiện tớt các nhiệm vụ mà Đảng mà nhân dân giao phó. Tác giả luận án có thể kế thừa một phần trong những luận giải của tác giả về vấn đề mang nhiều tính thời sự này.

Trên phương diện đạo đức, Nguyễn Thế Kiệt trong Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay, thực trạng và giải pháp cũng đã chỉ ra tầm quan trọng

của đạo đức người cán bộ lãnh đạo trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Từ việc khẳng định: “Xuất phát điểm của đổi mới là gì nếu khơng phải là từ con người, bởi vì khơng có sự đổi mới nào nếu khơng có sự đổi mới từ con người. Vì thế, việc xây dựng con người có đủ đức và tài, đồng thời phát huy nhân tố con người trong công cuộc đổi mới hiện nay là điều cấp bách. Ở đây, vai trò của đội ngũ cán bộ có ý nghĩa quyết định”[57, tr.40], tác giả đã chỉ ra 8 đóng góp quan trọng của việc xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, hướng đến mục tiêu phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Từ thực trạng đáng báo động của đạo đức người cán bộ lãnh đạo dưới tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với những biểu hiện suy thối như: đầu óc địa vị gia trưởng, hiếu danh; tư tưởng cục bộ địa phương; tư tưởng trọng nam khinh nữ; thói đạo đức giả…một trong những yêu cầu đầu tiên tác giả nêu ra là phải quay trở lại với những giá trị đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua việc phân tích các mới quan hệ của người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tiêu chuẩn đạo đức cách mạng mà Hồ Chí Minh đề ra trong tác phẩm

Đường Cách mệnh qua 23 điều răn, thể hiện trong 3 mối quan hệ: với mình, với

người, với công việc, tác giả đã làm sáng rõ tầm ảnh hưởng và những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề trọng tâm này.

Cùng nghiên cứu trên phương diện đạo đức, Luận án tiến sỹ triết học Vấn đề đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay của Mai Xuân Hợi, 2005, cũng đã nêu

lên thực trạng đáng báo động và việc cần thiết phải xây dựng, rèn luyện đạo đức cho

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)