Đối tượng của kế toán quản trị

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 29 - 31)

TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.1. Đối tượng của kế toán quản trị

Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế tốn nói chung nên đối tượng nghiên cứu cũng là tài sản, sự vận động của tài sản và các quan hệ kinh tế pháp lý ngoài tài sản của các doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp được sử dụng trong các hoạt động bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động hỗ trợ như marketing, quan hệ khách hàng,... nhằm đạt mục tiêu đã đề ra là tối đa hóa lợi nhuận. Kế tốn quản trị cung cấp thông tin chủ yếu cho các nhà quản trị phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động doanh nghiệp nên không chỉ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin thực hiện trong quá khứ mà còn bao gồm cả những thơng tin mang tính chất dự báo tương lai. Ngồi ra, do chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể của kế toán quản trị là phục vụ quản trị doanh nghiệp nên đối tượng của kế toán quản trị được xác định cụ thể gồm:

- Kế toán quản trị phản ánh tài sản của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản hữu hình, tài sản vơ hình. Các loại tài sản này được theo dõi chi tiết theo từng loại, nhóm, cơng dụng từ khi hình thành, sử dụng đến khi khơng cịn trong doanh nghiệp - chu kỳ sống của tài sản. Với mục đích là cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ doanh

nghiệp kế toán quản trị sẽ hướng đến những tác động của tài sản đến quá trình tạo ra giá trị hơn là những tác động trực tiếp đến tài sản. Trong đó, kế tốn quản trị cũng quan tâm đến một loại tài sản đặc biệt là nhân lực - người lao động. Kế toán cần theo dõi đối tượng này về số lượng, chất lượng nhân lực, chi phí chi cho nhân lực như chi cho tuyển dụng, đào tạo, chi lương,... Kế toán quản trị cũng phải theo dõi, phản ánh các nguồn hình thành tài sản là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Để phục vụ cho quản trị doanh nghiệp thông tin về tài sản, nguồn hình thành tài sản là các thông tin q khứ, hiện tại và có cả thơng tin có tính chất tương lai.

- Kế toán quản trị phản ánh các hoạt động của doanh nghiệp, trong đó căn bản nhất là sự vận động của tài sản theo q trình hoạt động có liên quan trực tiếp đến quy trình cơ bản tạo giá trị. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhiều giai đoạn khác nhau trong đó sản xuất để hình thành sản phẩm mới là hoạt động phức tạp, đóng góp lớn cho việc tạo ra giá trị cho đơn vị nên thường được tập trung nhiều hơn. Mỗi bộ phận, hoạt động của doanh nghiệp sẽ huy động các nguồn lực nhất định và sử dụng theo cách thức phù hợp nên kế toán sẽ theo dõi cách thức huy động cũng như sử dụng các nguồn lực. Kế toán phải theo dõi, tính tốn xác định chi phí của từng loại sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ bao gồm sản phẩm đã hoàn thành, chưa hoàn thành theo địa điểm phát sinh chi phí, đối tượng chịu chi phí. Ngồi ra, doanh thu từ q trình bán hàng cũng được theo dõi chi tiết tương ứng với chi phí để có cơ sở xác định kết quả kinh doanh chi tiết theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Từng hoạt động được theo dõi, kiểm soát đánh giá thành quả trên các khía cạnh tổ chức, cơng nghệ, chi phí và doanh thu. Khi theo dõi, phản ánh quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để triển khai, thực hiện cơng việc kế tốn quản trị có thể dựa trên các trung tâm hoạt động được xác định như trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.

Kế toán quản trị cũng cần làm rõ các nguyên nhân dẫn đến sự biến động chi phí, doanh thu, lợi nhuận giữa dự tốn với thực tế. Từ đó, đề

xuất biện pháp với nhà quản trị cấp thích hợp giúp doanh nghiệp phát huy thế mạnh, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hạn chế, vi phạm nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Như vậy, tuy nghiên cứu các đối tượng kế tốn nói chung nhưng kế toán quản trị tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu thơng tin quản trị doanh nghiệp, góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. Các đối tượng này bao gồm tài sản, nguồn vốn, các hoạt động đang hiện hữu và tiềm ẩn trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)