Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 87 - 90)

- Cơ quan quản lý nhà nước Đối tượng khác

DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

3.1.2. Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh

Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh trong DN đa dạng và có thể chia thành nhiều loại theo các tiêu thức phân loại khác nhau.

* Theo nội dung dự toán

Căn cứ vào nội dung phản ánh của dự toán, hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh trong DN được chia thành các loại sau:

- Dự toán bán hàng là bản dự toán xác định khối lượng hàng bán và doanh thu bán hàng dự kiến.

- Dự toán sản xuất là bản dự toán khối lượng hàng cần sản xuất (mua ngồi) và chi phí sản xuất liên quan.

- Dự toán hàng tồn kho là bản dự toán nhằm xác định sản lượng, giá trị hàng tồn kho của DN.

- Dự toán giá vốn hàng bán là bản dự toán xác định trị giá vốn hàng bán trong kỳ.

- Dự tốn về chi phí phục vụ quá trình hoạt động kinh doanh của DN như: Dự tốn chi phí bán hàng, dự tốn chi phí quản lý DN.

Sơ đồ 3.1. Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

Dự toán hàng tồn kho Dự tốn chi phí sản xuất chung Dự tốn bán hàng Dự toán sản lượng sản xuất Dự tốn chi phí nhân cơng trực tiếp

Dự tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN Dự tốn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Dự toán giá vốn hàng bán Dự toán tiền Dự tốn kết quả kinh doanh Dự tốn tình hình tài chính

- Dự tốn tiền là bản dự toán xác định số tiền thu, chi từ các hoạt động trong kỳ và số tiền tồn quỹ cuối kỳ của DN.

- Dự tốn tình hình tài chính, dự tốn kết quả kinh doanh là các bản dự tốn xác định lợi nhuận và tình hình tài chính của doanh nghiệp được lập trên cơ sở các bản dự toán tiêu thụ, dự tốn giá vốn, dự tốn chi phí bán hàng, chi phí quản lý và các dự tốn khác có liên quan.

Mỗi dự tốn được lập cho từng kỳ trong tương lai, thường là năm, sau đó có thể chia thành các kỳ nhỏ theo yêu cầu kiểm soát như quý hoặc tháng.

Trong các loại dự toán, dự toán bán hàng được coi là dự toán quan trọng nhất, được lập đầu tiên và chi phối tới các dự toán khác. Sau khi lập dự toán bán hàng, DN sẽ xây dựng các dự tốn có liên quan như: Dự tốn sản xuất, dự tốn hàng tồn kho, dự tốn chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán tiền,... Trên cơ sở các dự toán đã lập, doanh nghiệp lập dự tốn báo cáo tình hình tài chính và dự tốn kết quả hoạt động kinh doanh nhằm dự kiến kết quả hoạt động và tình hình tài chính của DN. Các loại dự tốn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, dự tốn này là cơ sở để lập các dự toán khác nên kế toán cần lập đầy đủ hệ thống dự toán. Các loại dự toán và mối quan hệ giữa các loại dự toán sản xuất kinh doanh thể hiện theo Sơ đồ 3.1

* Theo tính chất biến động của dự tốn

Theo cách phân loại này, hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh trong DN gồm:

- Dự toán tĩnh: Là dự toán được lập dựa trên một mức hoạt động cụ thể. Dự toán tĩnh được chuẩn bị vào đầu kỳ dự toán, trước kỳ kế hoạch và xây dựng cho một mức độ hoạt động nhất định, phù hợp với kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Trong dự toán tĩnh biến phí và định phí được phản ánh tại một mức độ hoạt động dự kiến.

- Dự toán linh hoạt: Dự tốn linh hoạt là sự tính tốn chi phí, doanh thu và lợi nhuận tại nhiều mức độ hoạt động khác nhau. Dự tốn linh

hoạt chính là một chuỗi dự toán tĩnh tại các mức độ hoạt động khác nhau. Trong dự tốn linh hoạt biến phí, định phí được xác định tại các mức độ hoạt động khác nhau mà doanh nghiệp có thể thực hiện trong tương lai nhưng vẫn trong phạm vi phù hợp.

Dự tốn linh hoạt có thể lập trước hoặc sau kỳ kế hoạch. Khi dự toán linh hoạt được soạn thảo trước kỳ kế hoạch thì chúng là một bộ phận không thể thiếu trong q trình hoạch định và được xem là cơng cụ của hoạch định. Nếu dự toán linh hoạt được lập sau kỳ kế hoạch, chúng sẽ chỉ ra những kết quả đạt được trong quá khứ là gì, khi đó đây sẽ là một cơng cụ của kiểm sốt.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)