Các loại chi phí khác sử dụng trong lựa chọn phương án kinh doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 78 - 81)

- Cơ quan quản lý nhà nước Đối tượng khác

b. Phương pháp bình phương bé nhất

2.2.6. Các loại chi phí khác sử dụng trong lựa chọn phương án kinh doanh

kinh doanh

Trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản trị thường xuyên phải lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu trong rất nhiều phương án dự kiến. Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, phương án kinh doanh tối ưu là phương án sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận nhất điều đó cũng tương đương với phương án có chi phí thấp nhất. Do vậy, thơng tin về chi phí là nguồn thơng tin quan trọng giúp nhà quản trị lựa chọn phương án kinh doanh và chìa khóa cho việc ra quyết định một cách hiệu quả là phân tích chênh lệch chi phí giữa các phương án có thể xảy ra.

Chi phí chênh lệch (Differential cost): Là những chi phí có sự

khác biệt khi so với các phương án khác (chi phí có ở phương án này nhưng khơng có hoặc có 1 phần ở phương án khác). Thuật ngữ chi phí tăng thêm và chi phí có thể tránh được cũng thường được sử dụng để phản ánh chi phí chênh lệch.

Chi phí chìm(Sunk cost): Là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu và

sẽ phải chịu cho dù doanh nghiệp chọn phương án hay hành động nào. Chi phí chìm đã phát sinh bởi một quyết định trong quá khứ và không thể thay đổi bằng quyết định khác ở tương lai. Chi phí chìm gắn với định phí bắt buộc trong doanh nghiệp, được xem như là khoản chi phí khơng thể tránh được cho dù nhà quản trị quyết định lựa chọn thực hiện theo bất kỳ phương án nào thậm chí ngay cả khi doanh nghiệp khơng hoạt động. Chi

phí chìm là những chi phí được ghi chép trên hệ thống sổ kế toán nhưng là chi phí giống nhau ở mọi phương án (khơng có tính chênh lệch) nên không phù hợp cho việc ra quyết định và không phải cân nhắc đến khi lựa chọn phương án.

Chi phí cơ hội (Opportunity cost): Là lợi ích tiềm tàng bị mất đi vì

lựa chọn phương án này thay cho phương án khác. Chi phí cơ hội khơng được ghi nhận trên sổ sách kế tốn vì nó chưa thực sự xảy ra nhưng nó là khoản chi phí có tính chênh lệch và phải được tính đến trong mọi quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp. Phương án được lựa chọn là phương án tối ưu có lợi ích lớn nhất (chi phí cơ hội cao nhất) so với các phương án cịn lại.

Ví dụ 2.7: Cơng ty sản xuất thiết bị cơ khí gia dụng NQT có 1 nhà

kho chưa sử dụng đang được Công ty HBN thuê với hợp đồng 1 năm. Mỗi năm ký lại hợp đồng 1 lần. Nhà kho đã được xây dựng 2 năm trước đây với tổng chi phí xây lắp là 400.000.000 đồng, dự định sử dụng trong 5 năm. Thu nhập từ việc cho thuê nhà kho là 85.000.000 đồng/năm. Công ty đang nghiên cứu phương án cải tạo nhà kho thành nhà máy sản xuất mới nhằm tăng cơng suất. Chi phí cải tạo dự định là 100.000.000 đồng. Trong trường hợp này, chi phí đầu tư nhà kho: 400.000.000 đồng là chi phí chìm, Cơng ty NQT sẽ phải chịu chi phí này thơng qua việc hạch toán khấu hao hàng năm (theo phương pháp tuyến tính) là 80.000.000 đồng trong 5 năm cho dù công ty tiếp tục sử dụng nhà kho để cho thuê hay cải tạo thành nhà máy sản xuất. Thu nhập từ việc cho thuê nhà kho 85.000.000 đồng/năm là chi phí cơ hội mà Công ty NQT phải xem xét trong phương án cải tạo nhà kho thành nhà máy sản xuất. Công ty NQT chỉ chấp nhận phương án cải tạo nhà kho trong trường hợp phương án này tạo ra dòng tiền thuần cho đơn vị hàng năm lớn hơn 85.000.000đ/năm.

Chi phí chất lượng (Quality cost): Là khoản chi phí đầu tư cho chất lượng nhằm làm cho sản phẩm phù hợp với mục đích và yêu cầu của khách hàng trong phạm vi nguồn lực của doanh nghiệp. Chi phí chất lượng gồm bốn loại:

Chi phí phịng ngừa: Là các chi phí phát sinh do thực hiện các biện

pháp phòng ngừa giảm thiểu sai hỏng. Chi phí phịng ngừa bao gồm chi phí cho các hoạt động thiết lập kế hoạch chất lượng tổng thể, chi phí kiểm tra thử nghiệm trong quá trình sản xuất, chi phí đánh giá chất lượng, chi phí huấn luyện cho nhân viên liên quan đến chất lượng.

Chi phí thẩm định: Là các chi phí phát sinh do thực hiện các hoạt

động đo lường và đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất hoặc sản phẩm cuối cùng để đảm bảo sự phù hợp với thông số kỹ thuật của sản phẩm.

Chi phí sản phẩm lỗi trong doanh nghiệp: Là các chi phí phát sinh

liên quan đến các sản phẩm lỗi được phát hiện trước khi chuyển đến người tiêu dùng. Chi phí thất bại nội bộ bao gồm: chi phí về phế phẩm, chi phí làm lại hoặc khắc phục lỗi các sản phẩm sai hỏng, chi phí phân tích, xác nhận nguyên nhân gây ra sai hỏng

Chi phí sản phẩm lỗi bên ngồi doanh nghiệp: Là các chi phí phát

sinh liên quan đến các sản phẩm lỗi được phát hiện sau khi chuyển đến người tiêu dùng. Chi phí này bao gồm: chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí giải quyết thắc mắc, khiếu nại của khách hàng về sản phẩm lỗi.

Chi phí chất lượng giúp nhà quản lý nhận biết các cơ hội cải tiến chất lượng và thực hiện các hoạt động khắc phục sai hỏng đảm bảo chất lượng sản phẩm tối ưu trong điều kiện chi phí chất lượng là thấp nhất.

Tóm lại, kế tốn quản trị xem xét chi phí theo nhiều khía cạnh để phục vụ cho các mục đích khác nhau của nhà quản trị. Chi phí của doanh nghiệp được phân loại dựa trên chức năng hoạt động bao gồm: chi phí sản xuất và chi phí ngồi sản xuất. Việc xem xét chi phí ở giác độ kiểm sốt được hay khơng kiểm soát được là điều kiện tiền đề cho việc thực hiện kế toán trách nhiệm. Với mục đích hạch tốn chi phí cho các đối tượng chịu phí, chi phí được phân thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí khi được nhận thức và phân loại thành chi phí thích hợp và khơng thích hợp cho việc ra quyết định có ý nghĩa quan trọng đối với q trình phân tích thơng tin, ra quyết định của nhà quản trị. Được sử dụng

phổ biến nhất trong kế tốn quản trị là cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí nhằm thấy rõ một mối quan hệ rất căn bản trong quản lý: mối quan hệ chi phí với mức độ hoạt động. Các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí giúp nhà quản trị có thể kiểm soát và dự đoán sự biến động của chi phí trong tương lai cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)