Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 77 - 78)

- Cơ quan quản lý nhà nước Đối tượng khác

b. Phương pháp bình phương bé nhất

2.2.5. Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định

Theo tiêu thức phân loại này, chi phí của doanh nghiêp được chia thành 2 loại là chi phí kiểm sốt được và chi phí khơng kiểm sốt được.

Chi phí kiểm sốt được (Controllable cost): Là chi phí mà nhà

quản trị ở một cấp quản lý nào đó có thể ra quyết định ảnh hưởng tới chi phí đó.

Chi phí khơng kiểm sốt được (Uncontrollable cost): Là chi phí

mà nhà quản trị ở một cấp quản lý nào đó khơng có thẩm quyền chi phối và ra quyết định ảnh hưởng tới chi phí đó.

Chức năng kiểm sốt phụ thuộc vào quyền hạn của nhà quản trị vì thế chi phí kiểm sốt được hay khơng phụ thuộc vào mức độ phân quyền trong doanh nghiệp. Nhà quản trị cấp cao có phạm vi quyền hạn rộng hơn nên chi phí kiểm sốt được sẽ lớn hơn. Nhà quản trị cấp thấp có phạm vi quyền hạn hẹp hơn nên chi phí kiểm sốt được sẽ ít hơn. Bên cạnh đó, thời gian cũng là yếu tố tạo nên tính kiểm sốt của chi phí. Xét về lâu dài mọi chi phí của doanh nghiệp đều kiểm soát được bởi nhà quản trị cấp cao. Ví dụ, đối với người quản lý cửa hàng, tiền lương trả cho nhân viên bán hàng, chi phí tiếp khách, hoa hồng bán hàng là những khoản chi phí kiểm sốt được. Trong khi những khoản chi phí như khấu hao thiết bị cửa hàng, mặc dù cũng phát sinh ở bộ phận bán hàng nhưng lại là chi phí khơng kiểm sốt được vì quyền quyết định xây dựng cửa hàng và cách thức khấu hao thiết bị lại do nhà quản trị doanh nghiệp quyết định.

Việc phân biệt chi phí kiểm sốt được và chi phí khơng kiểm sốt được có ý nghĩa quan trọng trong tính tốn và lập báo cáo kết quả (lỗ, lãi)

bộ phận. Mặt khác, xem xét chi phí ở khía cạnh kiểm sốt cịn có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động, hiệu quả quản lý chi phí của từng bộ phận trong doanh nghiệp là tiền đề thực hiện kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. Trong quản lý hàng ngày, nhà quản trị phải nhận diện được các chi phí kiểm sốt được để đề ra các biện pháp kiểm sốt chi phí thích hợp. Đồng thời, nên bỏ qua những chi phí khơng thuộc phạm vi kiểm sốt của mình nếu khơng việc kiểm sốt chi phí sẽ khơng mang lại hiệu quả so với công sức và thời gian bỏ ra.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)