Phân loại chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 75 - 77)

- Cơ quan quản lý nhà nước Đối tượng khác

b. Phương pháp bình phương bé nhất

2.2.4. Phân loại chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí

Đối tượng chịu chi phí chính là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí, có thể là nơi phát sinh chi phí (các phân xưởng sản xuất, các bộ phận chức năng trong đơn vị), cũng có thể là sản phẩm, dịch vụ hoặc hoạt động trong doanh nghiệp. Dựa trên mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí, chi phí trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại là chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

Chi phí trực tiếp (Direct cost): Là những khoản chi phí có quan hệ

trực tiếp với đối tượng chịu chi phí. Khi phát sinh các khoản chi phí này, kế toán sẽ tiến hành căn cứ vào chứng từ để tập hợp trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí.

Chi phí gián tiếp (Indirect cost): Là những khoản chi phí phát sinh

liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Chi phí gián tiếp có liên quan cùng lúc với nhiều đối tượng chịu chi phí, do đó, khi phát sinh không hạch tốn tồn bộ cho 1 đối tượng chịu chi phí mà tập hợp chung sau đó phân bổ cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức phân bổ phù hợp.

Thông thường, trong doanh nghiệp chi phí NVLTT và chi phí NCTT là các khoản mục chi phí trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí gián tiếp.

Hình 2.9. Các loại chi phí và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong DNSX

Phân biệt chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp chỉ có tính tương đối vì chúng thay đổi tùy theo đối tượng chịu chi phí. Lấy ví dụ tại Cơng ty sản xuất thiết bị cơ khí gia dụng NQT nói trên. Ngồi sản phẩm quả cầu gió, tại các nhà máy của Cơng ty cịn sản xuất nhiều loại sản phẩm khác (cửa nhôm, cửa sắt, thiết bị nhà bếp...). Trong trường hợp này, tiền lương của giám đốc nhà máy sản xuất là một khoản chi phí chung được trả để quản lý tồn bộ hoạt động của nhà máy, khơng phải để sản xuất bất kỳ một loại sản phẩm cụ thể nào. Nếu đối tượng tập hợp chi phí là nhà máy thì tiền lương của giám đốc là chi phí trực tiếp. Nếu đối tượng tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm thì tiền lương của giám đốc nhà máy là chi phí gián tiếp.

Trong quản trị chi phí theo hoạt động, khi đối tượng chịu chi phí được xác định là các hoạt động thì thì mọi khoản chi phí trên phạm vi

Tổng chi phí của đối tượng tính giá Kết chuyển Kết chuyển Phân bổ Nguyên liệu Các yếu tố đầu vào SX khác Lao động CPNVLTT CPSXC Gián tiếp Trực tiếp Gián tiếp Trực tiếp CPNCTT

doanh nghiệp đều có thể tính trực tiếp đó chính là điều kiện và tiền đề cho phương pháp xác định chi phí theo hoạt động.

Phân loại chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí giúp doanh nghiệp lựa chọn phương pháp thích hợp để tập hợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng, tạo điều kiện tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm, dịch vụ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)