TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.2. Nội dung của kế toán quản trị
Từ các đối tượng đã xác định kế toán quản trị cần thực hiện các nội dung phù hợp. Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung của kế tốn quản trị trong doanh nghiệp, đó là:
Theo mục tiêu của kế toán quản trị:
Kế toán quản trị phục vụ cho việc lập kế hoạch với các nội dung như phân loại chi phí, lập dự tốn sản xuất kinh doanh. Dự tốn sản xuất kinh doanh được coi là bản kế hoạch chi tiết về mục tiêu cần đạt được kết hợp với khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực trong tương lai giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động.
Kế toán quản trị phục vụ cho việc kiểm soát và đánh giá hoạt động gồm thực hiện kế toán các hoạt động liên quan đến tài sản, doanh thu, chi phí trong đó tập trung nhiều hơn cho chi phí do tính chất phức tạp của nội dung này. Mục đích là thu thập thơng tin chi phí, doanh thu, phân bổ chi phí chung cho các đối tượng có liên quan. Trên cơ sở thơng tin đã có thực hiện phân tích biến động, đánh giá hiệu quả hoạt động theo các trung tâm trách nhiệm, theo hoạt động.
Kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định thơng qua phân tích thơng tin theo các phương pháp thích hợp theo loại quyết định như phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, phân tích thơng tin thích hợp, phân tích và xác định giá trị hiện tại thuần của dự án,... để có cơ sở tư vấn cho nhà quản trị ra quyết định đúng đắn.
Theo nội dung thơng tin kế tốn quản trị cung cấp:
- Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm: Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý trước hết lập dự tốn chi phí, thực hiện tập hợp chi phí theo từng trung tâm phát sinh chi phí, như: Tổ, đội, phân xưởng hoặc cho từng công việc, từng sản phẩm, từng công đoạn sản xuất hoặc cho cả quá trình sản xuất và xác định các loại chi phí của doanh nghiệp theo các nội dung: Phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau, tập hợp chi phí theo phương pháp phù hợp và trung tâm chi phí. Trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng và kỳ tính giá thành đã xác định kế tốn quản trị thực hiện tính giá thành sản phẩm theo phương pháp thích hợp như tính giá thành theo cơng việc, sản phẩm, theo quá trình sản xuất,... Thông tin giá thành sản phẩm là cơ sở quan trọng để xác định giá bán sản phẩm cũng như kiểm soát và ra các quyết định liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm.
- Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh: Kế toán cần lập dự toán doanh thu, phản ánh doanh thu theo từng phương thức bán hàng và thanh tốn tiền (bán thu tiền ngay, bán trả góp, bán hàng thơng qua đại lý hàng đổi hàng), theo từng bộ phận bán hàng (khu vực), theo từng nhóm sản phẩm, loại hoạt động chủ yếu. Trong nội dung này kế toán quản trị còn phải định giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo nguyên tắc bù đắp đủ chi phí, có lợi nhuận. Từ các thông tin về chi phí, khối lượng, doanh thu kế tốn quản trị có thể phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó, xác định ảnh hưởng của chúng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Kế toán quản trị một số khoản mục khác: Kế toán quản trị tài sản cố định; Kế toán quản trị hàng tồn kho; Kế toán quản trị lao động và tiền lương; Kế toán quản trị các khoản nợ. Trong các nội dung này kế toán quản trị cần thu thập thông tin chi tiết về giá trị và hiện vật của từng loại tài sản cố định, hàng tồn kho, tiền lương và các khoản phải trả cho từng loại lao động tham gia trong từng loại hoạt động, công nợ chi tiết theo
chủ nợ, kỳ hạn nợ cũng như chất lượng các khoản nợ. Trên cơ sở đó thực hiện phân tích thơng tin, so sánh với dự tốn đã lập có liên quan làm cơ sở để kiểm soát, ra quyết định.
Theo q trình kế tốn: Nội dung kế toán quản trị gồm xây dựng
dự toán sản xuất kinh doanh, thu thập và xử lý thông tin, phân tích và cung cấp thơng tin cho các đối tượng có liên quan.
Các tiếp cận cho thấy các khía cạnh khác nhau của nội dung kế tốn quản trị trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, tổng kết lại những nội dung cơ bản, quan trọng của kế toán quản trị bao gồm:
- Xây dựng dự toán sản xuất kinh doanh cho các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
- Phân loại, thực hiện kế tốn chi phí theo phương pháp phù hợp làm cơ sở xác định giá thành sản phẩm. Phân tích biến động chi phí, xác định nguyên nhân gây chênh lệch chi phí.
- Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận làm cơ sở hình thành các quyết định điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
- Thực hiện kế toán trách nhiệm, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng trung tâm chi phí, doanh thu, lợi nhuận và đầu tư.
- Phân tích và cung cấp các thông tin cần thiết để tư vấn cho nhà quản trị có các quyết định kinh doanh ngắn hạn, đầu tư dài hạn đúng đắn.