Biến phí (Variable cost)

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 61 - 69)

- Cơ quan quản lý nhà nước Đối tượng khác

CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP

2.2.3.1. Biến phí (Variable cost)

Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi. Biến phí tồn tại khá phổ biến và phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc, đặc điểm hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Biến phí của doanh nghiệp có các đặc điểm:

- Biến phí chỉ phát sinh khi doanh nghiệp có hoạt động;

- Xét về tổng số, biến phí tăng khi mức độ hoạt động tăng trong phạm vi phù hợp và ngược lại.

Biến phí của doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau và không phải tất cả các khoản biến phí đều có “cách ứng xử” như nhau khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi. Xét theo tính chất tác động, biến phí gồm 2 loại là biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc.

Biến phí tỷ lệ: Là những khoản biến phí mà tổng chi phí có quan hệ

tuyến tính với mức độ hoạt động trong phạm vi phù hợp nhưng biến phí tính trên 1 đơn vị mức độ hoạt động thì khơng đổi.

Thuộc loại biến phí tỷ lệ thường là các yếu tố chi phí trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, hoa hồng bán hàng, giá vốn hàng bán...) vì chúng biến đổi cùng một tỷ lệ khi mức độ hoạt động thay đổi.

Ví dụ 2.2: Cũng tại Công ty Cổ phần dệt may N&G nói trên, nguyên phụ liệu thực tế để sản xuất 1 sản phẩm áo sơ mi nam bao gồm:

STT Tên nguyên phụ liệu ĐVT Số lượng/ Sản phẩm Đơn giá (đồng) Thành tiền NVL chính 1 Vải Mét 1,3 135.000 175.500 Vật liệu phụ 1 Nhãn Chiếc 1 3.000 3.000 2 Mex Mét 0,2 18.000 3.600 3 Chỉ Cuộn 0,08 28.000 2.240 4 Cúc Chiếc 12 300 3.600 Tổng chi phí vật liệu phụ 12.440 Tổng chi phí nguyên phụ liệu 187.940

Trong ví dụ này, chi phí nguyên phụ liệu là biến phí tỷ lệ. Chi phí ngun phụ liệu tính bình qn để sản xuất một sản phẩm áo sơ mi nam là 187.940 đồng (Trong đó: 175.500 đồng là chi phí NVL chính, 12.440 đồng là chi phí vật liệu phụ). Chi phí này sẽ tăng, giảm tuyến tính theo số lượng áo được sản xuất.

Về mặt toán học, tổng biến phí tỷ lệ được biểu diễn bằng phương trình: y = v.x Trong đó: y là tổng biến phí; v là biến phí đơn vị; x là mức độ hoạt động.

Đồ thị biểu diễn tổng biến phí tỷ lệ (Hình 2.2), đồ thị biểu diễn biến phí đơn vị (Hình 2.3)

Hình 2.2. Đồ thị tổng biến phí tỷ lệ Hình 2.3. Đồ thị biến phí đơn vị

Biến phí cấp bậc: Là những khoản chi phí mà tổng chi phí thay đổi

tỷ lệ thuận nhưng khơng tuyến tính với sự thay đổi mức độ hoạt động. Đặc điểm của biến phí cấp bậc:

- Tổng chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều, rõ ràng (tới phạm vi giới hạn).

- Tổng chi phí khơng thay đổi khi mức độ hoạt động chưa thay đổi vượt qua điểm giới hạn.

Trong doanh nghiệp, biến phí cấp bậc thường là những khoản như chi phí th ngồi, chi phí bảo trì máy móc thiết bị...

Tiếp tục ví dụ tại Cơng ty Cổ phần dệt may N&G nói trên, các cuộn vải mua về phải qua xử lý (giặt, là) để loại trừ co ngót vải trước khi đưa xuống nhà máy sản xuất. Công ty đã ký hợp đồng thuê ngoài dịch vụ giặt, là với Xí nghiệp giặt là T&N theo từng đợt với bảng giá dịch vụ như sau: y=v y = vx 0 q1 q2 x (q) y v 0 q1 q2 x (q) y y2 y1

Nội dung hợp đồng Chi tiết Giá thành (1.000 đồng) Giặt thường Dưới 50.000 mét vải 25.000 Từ 50.000 - 100.000 mét vải 30.000 Trên 100.000 mét vải 50.000 Giặt mềm Dưới 50.000 mét vải 40.000 Từ 50.000 - 100.000 mét vải 50.000 Trên 100.000 mét vải 60.000 Giặt có enzym Dưới 50.000 mét vải 60.000 Từ 50.000 - 100.000 mét vải 75.000 Trên 100.000 mét vải 100.000

Trong ví dụ này, chi phí th ngồi của dịch vụ giặt là biến phí cấp bậc. Chi phí này tăng lên khi mức độ hoạt động vượt quá quy mơ ở một phạm vi giới hạn nào đó. Chẳng hạn, đối với dịch vụ giặt thường, trong 1 đợt cần thuê giặt dưới 50.000 mét vải, Cơng ty N&G sẽ phải trả cho Xí nghiệp T&N 25.000.000 đồng. Chi phí này sẽ tăng lên 30.000.000 đồng cho 1 đợt cần thuê giặt từ 50.000 - 100.000 mét vải. Và đối với những đợt thuê ngoài dịch vụ giặt trên 100.000 mét vải thì chi phí th giặt phải trả cho T&N là 50.000.000 đồng. Tương tự như vậy, các chi phí liên quan đến th ngồi dịch vụ giặt mềm và giặt có enzym cũng là biến phí cấp bậc.

Về tốn học, tổng biến phí cấp bậc có thể biểu diễn bằng phương trình:

y = vi.xi

Trong đó:

y là tổng biến phí;

vi là biến phí đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vi i; x là mức độ hoạt động ở phạm vi i.

Đồ thị biểu diễn biến phí cấp bậc (Hình 2.4): Hình 2.4. Đồ thị biến phí cấp bậc 2.2.3.2. Định phí (Fixed cost)

Định phí là những khoản chi phí khơng thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp.

Trong doanh nghiệp, định phí thường bao gồm một số khoản như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí quảng cáo, tiền lương bộ phận quản lý, chi phí th văn phịng...

Định phí của doanh nghiệp có các đặc điểm:

- Định phí của doanh nghiệp sẽ ln tồn tại cho dù doanh nghiệp có hay khơng có hoạt động.

- Trong phạm vi phù hợp, tổng định phí khơng thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhưng nếu xem xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì định phí đơn vị tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động.

- Khi mức độ hoạt động vượt quá phạm vi phù hợp thì định phí cũng phải tăng lên cho phù hợp với sự thay đổi của mức độ hoạt động.

Ví dụ 2.3: Cũng tại Cơng ty Cổ phần dệt may N&G nói trên. Cơng

ty đang sở hữu 1 nhà máy (diện tích 1.000 m2) với một dây chuyền sản xuất gồm 250 máy may và các thiết bị khác. Với năng lực đang có, khả năng sản xuất tối đa là 500.000 sản phẩm/năm. Trong những năm gần đây, năng lực sản xuất hàng năm của công ty dao động trong khoảng từ 350.000 - 460.000 sản phẩm thì chi phí khấu hao nhà xưởng, thiết bị

y y3 y2 y1 0 x1 x2 x3 x y = vi.xi

(công ty áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính) vẫn cố định là 1.400.000 ngđ/năm. Nếu muốn mở rộng quy mô sản xuất, tăng mức độ hoạt động lên trên 500.000 sản phẩm/năm (vượt khỏi phạm vi phù hợp) thì bắt buộc cơng ty phải mở rộng diện tích nhà xưởng, đầu tư thêm máy móc, thiết bị cho phù hợp. Khi đó chi chi phí khấu hao nhà xưởng, thiết bị sản xuất sẽ tăng thêm mà không cố định ở mức 1.400.000 ngđ/năm như trước.

Về tốn học, định phí được biểu diễn bằng phương trình: y = F

Trong đó: F: Là hằng số.

Đồ thị biểu diễn tổng định phí và đồ thị biểu diễn định phí đơn vị trong các Hình 2.5 và 2.6.

Hình 2.5. Đồ thị tổng định phí Hình 2.6. Đồ thị định phí đơn vị

Theo cách ứng xử, định phí của doanh nghiệp được chia thành 2 loại là định phí bắt buộc và định phí tùy ý.

Định phí bắt buộc: Là những khoản định phí khơng thể thay đổi

được nhanh chóng bằng hành động quản trị. Định phí bắt buộc có hai đặc điểm:

+ Thời hạn ảnh hưởng của định phí bắt buộc đến hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian dài (nhiều năm).

+ Khơng thể cắt giảm định phí bắt buộc tới bằng khơng trong thời gian ngắn, ngay cả khi mức độ hoạt động giảm xuống vì loại chi phí này

Y= F y 0 q1 q2 x (q) y= F/x 0 q1 q2 x (q) y

thường liên quan đến cấu trúc cơ bản có tính pháp lý và tài sản cố định của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp.

Định phí tùy ý: Là những khoản định phí có thể thay đổi nhanh

chóng bằng hành động quản trị. Các nhà quản trị sẽ quyết định mức độ và số loại định phí này trong quyết định hàng năm. Định phí tùy ý có hai đặc điểm:

+ Thời hạn ảnh hưởng của định phí tùy ý đến hoạt động của doanh nghiệp là ngắn hạn.

+ Định phí tùy ý có thể cắt giảm trong một khoảng thời gian ngắn, thậm chí trong những trường hợp cần thiết có thể cắt giảm hồn tồn đến bằng 0.

Ví dụ 2.4: Tại Công ty Cổ phần dệt may N&G, hiện tại công ty dành một khoản ngân sách cố định là 150.000 ngđ/quý cho việc quảng cáo sản phẩm. Đối với khoản chi phí này, khi cần thiết, cơng ty có thể cắt giảm một phần hoặc toàn bộ. Bên cạnh chi phí quảng cáo, trong các doanh nghiệp may, một số khoản chi phí khác cũng có thể coi là định phí tùy ý như: chi phí đào tạo, tuyển dụng... Trong khi đó, chi phí khấu hao nhà xưởng, thiết bị lại là định phí bắt buộc. Khoản chi phí này khơng thể cắt giảm cho dù năng lực sản suất của Công ty đang ở mức nào, công ty đang đạt đươc lợi nhuận cao hay đang trong tình trạng thua lỗ và nó cứ tồn tại cho đến khi Công ty quyết định thanh lý, nhượng bán nhà xưởng.

Việc phân chia định phí bắt buộc và tùy ý chỉ có tính tương đối vì phụ thuộc vào quan điểm và chiến lược của nhà quản trị.

Ngồi việc phân biệt định phí tùy ý với định phí bắt buộc cũng cần nhận thức rõ sự khác nhau giữa định phí tùy ý và biến phí cấp bậc. Về hình thức 2 loại chi phí này có những biểu hiện giống nhau và chúng chỉ biến động trong một phạm vi nhất định. Tuy nhiên, giữa chúng có những điểm khác nhau cần phân biệt, đó là:

Thứ nhất: Biến phí cấp bậc có thể được điều chỉnh rất nhanh khi

nhất cũng hết kỳ kế hoạch mới điều chỉnh được. Chẳng hạn, tại Công ty Cổ phần dệt may N&G, chi phí th ngồi của dịch vụ giặt là (biến phí cấp bậc) có thể được điều chỉnh tăng hay giảm một cách dễ dàng theo quy mô sản xuất, trong khi đó chi phí quảng cáo (định phí tùy ý) khi đã quyết định thì sẽ khó thay đổi hơn vì bị rằng buộc bởi hợp đồng không được hủy ngang đã ký kết với nhà cung cấp dịch vụ (thời hạn hợp đồng quý).

Thứ hai: Độ rộng của bậc thang miêu tả biến phí cấp bậc (Hình 2.4)

nhỏ hơn độ rộng của bậc thang miêu tả định phí (Hình 2.5) vì độ rộng này tương ứng với mức độ hoạt động. Về cơ bản, độ rộng của bậc thang biến phí cấp bậc thường rất hẹp nên trong phần lớn các trường hợp chúng được coi như biến phí nhưng độ rộng của bậc thang định phí lại khá lớn nên chúng được xem như bất biến trong phạm vi phù hợp.

Trong sản xuất hiện đại, các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng định phí nhiều hơn biến phí do ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng tự động hóa để tăng năng lực sản xuất. Xu hướng tăng dần tỷ trọng định phí so với biến phí có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp nhưng xu thế này cũng khiến nhà quản trị dễ bị động khi lập kế hoạch và có ít sự lựa chọn trong các quyết định hàng ngày.

Như vậy, theo mức độ hoạt động định phí và biến phí có cách ứng xử khác nhau (Bảng 2.1). Nhận biết được cách ứng xử của từng loại chi phí với mức độ hoạt động giúp nhà quản trị có thể lập kế hoạch, kiểm sốt và chủ động điều tiết chi phí.

Bảng 2.1. Cách ứng xử của chi phí trong phạm vi phù hợp

Chi phí Tổng số Đơn vị Biến phí Tổng biến phí thay đổi (tăng

hoặc giảm) theo sự thay đổi của mức độ hoạt động

Biến phí đơn vị giữ nguyên khi mức độ hoạt động thay đổi.

Định phí Tổng định phí khơng thay đổi theo sự thay đổi mức độ hoạt động trong phạm vi phù hợp.

Định phí đơn vị giảm khi mức độ hoạt động tăng và tăng khi mức độ hoạt động giảm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)