Phương pháp cực đại cực tiểu: còn được gọi là phương pháp

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 70 - 73)

- Cơ quan quản lý nhà nước Đối tượng khác

a. Phương pháp cực đại cực tiểu: còn được gọi là phương pháp

chênh lệch. Đặc trưng của phương pháp cực đại - cực tiểu là nhằm xác định biến phí đơn vị trên cơ sở chênh lệch chi phí ở 2 mức độ hoạt động cao nhất và thấp nhất. Do đó, kế tốn phải quan sát các chi phí phát sinh ở hai mức độ hoạt động cao nhất và thấp nhất trong phạm vi phù hợp.

- Trình tự thực hiện phương pháp:

+ Thu thập thông tin về chi phí hỗn hợp ở các mức độ hoạt động khác nhau trong phạm vi phù hợp.

y1= F + vx1 y2= F + vx2 ................. yn= F + vxn

+ Chọn 2 điểm có mức độ hoạt động cao nhất và thấp nhất, giả sử: Điểm có mức độ hoạt động thấp nhất là xmin và chi phí tương ứng là ymin.

Điểm có mức độ hoạt động cao nhất là xmax và chi phí tương ứng là ymax

Khi đó có:

ymin = F + vxmin (1) ymax = F + vxmax (2)

Giải hệ phương trình (1) và (2) tính được biến phí đơn vị theo công thức:

v = ymax - ymin xmax - xmin

+ Thay v vào phương trình (1) hoặc (2) để tìm tổng định phí (F) Trường hợp dữ liệu có số quan sát lớn việc tìm thấy những giá trị cực đại, cực tiểu gặp khó khăn và dễ nhầm lẫn, việc sử dụng các hàm thống kê trong Excel sẽ cung cấp cách thức nhanh chóng để tìm chính xác điểm cực trị.

* Ưu, nhược điểm của phương pháp:

- Phương pháp thực hiện đơn giản, dễ áp dụng.

- Do chỉ khảo sát tại 2 điểm (cực đại và cực tiểu) để xác định phương trình biến thiên của chi phí nên phương pháp cho kết quả thiếu chính xác. Trong một số trường hợp, mức độ hoạt động lớn nhất và nhỏ nhất của doanh nghiệp lại không phải là mức độ có chi phí lớn nhất và nhỏ nhất.

Ví dụ 2.6: Tại phân xưởng sản xuất sản phẩm quả cầu gió của

Cơng ty sản xuất thiết bị cơ khí gia dụng NQT, để xây dựng phương trình dự tốn chi phí bảo dưỡng thiết bị theo yếu tố biến phí và định phí, kế tốn đã dựa vào số liệu thống kê trong 8 tháng đầu năm N như sau:

Bảng 2.2. Bảng kê chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị cơng ty NQT theo giờ máy chạy

Tháng Số giờ máy chạy

(giờ) Tổng chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị

1 550 24,5 2 500 23,0 3 800 35,0 4 700 31,5 5 900 40,0 6 860 38,5 7 600 28,0 8 890 32,0 Tổng cộng 5.800 252,5

Theo phương pháp cực đại, cực tiểu, ta có:

- Chênh lệch chi phí bảo dưỡng thiết bị giữa mức cao nhất và thấp nhất:

40 - 23 = 17 (triệu đồng)

- Chênh lệch mức độ hoạt động căn cứ (số giờ máy chạy): 900 - 500 = 400 (giờ)

- Bộ phận biến phí trong chi phí bảo dưỡng tính trên 1 giờ máy chạy sẽ là:

v = 17: 400 = 0,0425 (triệu đồng) - Tổng định phí:

F = 23 - 0,0425 x 500 = 1,750 (triệu đồng)

Như vậy, phương trình dự tốn chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị (y) có dạng:

y = 1,750+ 0,0425 * x (Trong đó: x là số giờ máy hoạt động). Giả sử sang tháng 9/N, số giờ máy hoạt động dự kiến là 720 giờ. Chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị của cơng ty được dự đốn:

y = 1,750 + 0,0425 * 720 = 32,350 (triệu đồng)

Phạm vi phù hợp của biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp trong ví dụ này chỉ phù hợp trong mức độ hoạt động từ 500 giờ đến 900 giờ hoạt động. Ngoài phạm vi này, biến phí và định phí tìm được sẽ khơng phù hợp, độ tin cậy thấp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)