Phương pháp lập dự toán sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 90 - 92)

- Cơ quan quản lý nhà nước Đối tượng khác

DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

3.1.3. Phương pháp lập dự toán sản xuất kinh doanh

Kế tốn quản trị có thể lập dự tốn sản xuất kinh doanh theo các phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp có những đặc điểm, ưu, nhược điểm khác nhau, cụ thể:

Lập dự toán theo phương pháp gia tăng (Lập dự toán trên cơ sở quá khứ)

Lập dự toán theo phương pháp gia tăng là phương pháp lập dự toán truyền thống, được lập căn cứ vào dự toán của kỳ hiện tại hoặc kết quả hoạt động thực tế với số lượng gia tăng được thêm vào kỳ lập dự tốn mới; ví dụ như điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát hoặc tăng trưởng dự kiến để xác định cho kỳ tiếp theo.

Phương pháp này được gọi là phương pháp gia tăng vì liên quan chủ yếu đến sự gia tăng của chi phí và doanh thu sẽ phát sinh trong kỳ tiếp theo. Lập dự toán gia tăng sẽ là hợp lý nếu các hoạt động ở kỳ hiện tại đang có hiệu quả, đạt năng suất và kinh tế. Phương pháp này dễ lập, dễ hiểu và được thực hiện nhanh, dễ phân cấp công việc cho các nhân viên cấp dưới. Bên cạnh đó, có thể ngăn chặn xung đột giữa các trưởng bộ phận vì phương pháp này được áp dụng nhất quán trong toàn bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, do phương pháp được lập trên cơ sở quá khứ với một số dấu hiệu tăng lên nên tính khơng hiệu quả trong q khứ sẽ bị

kéo dài sang các kỳ sau do chi phí thường khơng được xem xét một cách kỹ lưỡng. Chính vì điều đó, phương pháp này có thể khơng mang lại hiệu quả mong muốn.

Lập dự tốn xuất phát từ cấp số khơng

Phương pháp lập dự tốn từ cấp số khơng là phương pháp đảm bảo loại bỏ tính khơng hiệu quả của phương pháp gia tăng. Q trình lập dự tốn theo phương pháp này bắt đầu từ cấp không và không liên quan đến dự toán của các kỳ trước hay kết quả hoạt động thực tế; tất cả các khoản mục của dự toán sẽ được bắt đầu từ con số khơng, mỗi khoản mục chi phí phải được điều chỉnh tách biệt trong dự toán cho kỳ tiếp theo. Từng chức năng của bộ phận sau đó sẽ được đánh giá toàn diện bằng việc phê duyệt tồn bộ các chi phí dự kiến phát sinh chứ khơng chỉ những phần chi phí tăng thêm. Chi phí phát sinh được so sánh với lợi nhuận kỳ vọng đạt được để đảm bảo rằng các nguồn lực sẽ được phân bổ hiệu quả nhất có thể.

Phương pháp này cho thấy tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều được đánh giá lại hàng năm từ con số 0 nên các hoạt động không hiệu quả và lạc hậu sẽ bị loại bỏ và hạn chế phát sinh các chi phí khơng cần thiết, giúp doanh nghiệp ứng phó với sự thay đổi của môi trường kinh doanh từ năm này qua năm khác và giúp các nguồn lực được phân bổ một cách có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, phương pháp này lại tốn khá nhiều thời gian nếu phải lập dự toán cho nhiều khoản mục.

Lập dự toán trên cơ sở điều chỉnh liên tục

Lập dự toán trên cơ sở điều chỉnh liên tục thường được gọi là lập dự toán liên tục. Khi doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng khơng chắc chắn dẫn đến khó khăn trong lập một kế hoạch hoặc dự tốn chính xác. Lập dự tốn liên tục là lập các kế hoạch và mục tiêu thực tế chắc chắn hơn.

Dự toán thường niên lập cho cả một kỳ dự toán đầy đủ (cả năm), nhưng loại dự tốn này có thể gặp nhiều khó khăn trong q trình lập do

nhu cầu về thơng tin khá lớn. Chính vì vậy, DN có thể lập dự tốn trên cơ sở điều chỉnh liên tục - là việc lập kế hoạch và kiểm soát dựa trên kế hoạch gần đây thay vì lập cả năm và thường chỉ lập trong một khoảng thời gian ngắn hơn (3 tháng, 6 tháng...). Mỗi bản dự toán được lập ở hiện tại sẽ nối tiếp dự tốn của kỳ trước có cập nhật, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với thời điểm lập dự toán tạo nên các bản dự toán liên tục.

Dự toán này sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được các yếu tố khơng chắc chắn trong q trình lập dự tốn. Nếu có các thay đổi về điều kiện thị trường hay bất kỳ sự thay đổi nào mà doanh nghiệp khơng thể có được độ thơng tin chính xác thì dự tốn liên tục sẽ tập trung vào kiểm sốt và lập kế hoạch chi tiết trong các hồn cảnh và tình huống khác nhau và ln ln có dự toán cho nhiều tháng tiếp theo. Tuy nhiên, phương pháp này lại yêu cầu một hệ thống dự toán liên tục cần phải được thực hiện thường xuyên trong suốt nhiều năm tài chính nên dẫn đến mất nhiều thời gian, nhân cơng và chi phí cho việc lập dự toán.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)