ĐỊNH MỨC CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH 1 Khái niệm và phân loại định mức chi phí

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 94 - 96)

- Cơ quan quản lý nhà nước Đối tượng khác

DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

3.2. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH 1 Khái niệm và phân loại định mức chi phí

3.2.1. Khái niệm và phân loại định mức chi phí

Các doanh nghiệp thường phải lập các bản dự toán hàng kỳ, các dự toán bao gồm: các số tổng hợp của các khoản phí tổn dự kiến. Khi xây

dựng dự tốn về các chi phí sản xuất kinh doanh dự kiến mà doanh nghiệp sẽ chi ra, trước hết phải căn cứ vào định mức chi phí tiêu chuẩn xây dựng. Định mức được sử dụng rộng rãi trong KTQT và được hiểu là những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa liên quan đến việc sản xuất một đơn vị sản phẩm, dịch vụ ở điều kiện nhất định (Ray Garrison và cộng sự, 2017). Định mức chi phí là những chi phí được xác định trước trên cơ sở phân tích những điều kiện giá cả và điều kiện hoạt động tương lai.

Do đó, định mức chi phí là việc xác định chi phí cần thiết cho việc

sản xuất, hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc đơn vị khối lượng sản xuất, một công việc nhất định.

Định mức chi phí tiêu chuẩn chính là định mức chi phí để sản xuất cho một đơn vị sản phẩm, đây là căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Định mức chi phí và dự tốn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng giống nhau là ước tính hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Định mức chi phí được xây dựng trên cơ sở các dự báo kỹ thuật về mức sử dụng nguyên vật liệu, lao động và các hoạt động chung tiêu hao cho sản xuất một sản phẩm, trong khi đó dự tốn được xây dựng trên tổng sản lượng sản phẩm của từng bộ phận và của tồn doanh nghiệp. Xây dựng định mức chi phí khoa học, hợp lý sẽ góp phần giúp DN kiểm sốt chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Định mức chi phí được xây dựng cho các khoản mục cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ. Định mức chi phí tập trung vào tổng chi phí đơn vị, bao gồm cả 3 yếu tố chi phí sản xuất: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

Độ lớn của chi phí bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố là lượng và giá nên định mức chi phí của một loại sản phẩm, dịch vụ được xây dựng từ hai yếu tố là định mức về giá và định mức về lượng.

- Định mức lượng: Là lượng các đơn vị đầu vào như vật tư, máy móc thiết bị,... mà doanh nghiệp dự tính cho quy trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)