Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 54 - 58)

- Cơ quan quản lý nhà nước Đối tượng khác

CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP

2.2.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Căn cứ vào cách thức chi phí được sử dụng để thực hiện các chức năng hoạt động trong doanh nghiệp, chi phí của doanh nghiệp bao gồm 2 loại là chi phí sản xuất và chi phí ngồi sản xuất (Hình 2.1).

Hình 2.1. Các loại chi phí theo chức năng hoạt động

Chi phí sản xuất (Manufactoring cost): Là tồn bộ chi phí có liên

quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Xét theo cơng dụng của chi phí khi tham gia vào q trình sản xuất, chi phí sản xuất gồm 3 yếu tố cơ bản là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Direct material cost): Là chi phí

về nguyên liệu, vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ. Chi phí nguyên vật liệu chính thường được nhận diện trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, dịch vụ) dựa trên định mức nguyên vật liệu trực tiếp. Khi hạch tốn khoản chi phí này cần căn cứ chứng từ gốc để ghi nhận trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Chi phí vật liệu phụ thường không được nhận diện trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí vì số lượng vật liệu phụ tham gia ít, giá trị thấp. Trong trường hợp này kế toán phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức phù hợp.

Chi phí nhân cơng trực tiếp (Direct labor cost): Là chi phí phải trả

về tiền lương, tiền công, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Chi phí nhân cơng trực tiếp có thể nhận diện cho từng đối tượng chịu chi phí dựa trên định mức hao phí lao động.

CP hoạt động SXKD CPSX C SXC CP sản xuất CP NCTT CPNVL TT CP ngoài SX CP QLDN CP khác CP tài chính CP bán hàng

Trong trường hợp cùng một quy trình cơng nghệ sản xuất chế tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau thì để hạch tốn khoản mục chi phí này cho từng loại sản phẩm, kế toán cũng phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức phù hợp. Doanh nghiệp chỉ hạch toán vào chi phí nhân cơng trực tiếp những khoản phải trả cho người lao động trực tiếp trong khoảng thời gian người lao động tham gia chế tạo sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ. Khơng hạch tốn vào chi phí nhân cơng trực tiếp những khoản phải trả cho người lao động trực tiếp trong khoảng thời gian sau:

 Thời gian ngừng sản xuất vì lý do khách quan (thiết bị hỏng, hết nguyên vật liệu...).

 Thời gian người lao động phải làm thêm giờ ngồi định mức.

Chi phí sản xuất chung (Manufactoring overhead): Là tất cả các

chi phí sản xuất ngồi chi phí ngun vật liệu trực tiếp và nhân cơng trực tiếp. Chi phí sản xuất chung là một khoản mục chi phí phức tạp bao gồm nhiều yếu tố chi phí có đặc điểm, tính chất biến đổi khác nhau. Trong trường hợp phân xưởng (công đoạn) sản xuất chỉ thực hiện sản xuất một loại sản phẩm thì chi phí sản xuất chung là chi phí trực tiếp. Trong trường hợp phân xưởng (công đoạn) sản xuất thực hiện sản xuất nhiều loại sản phẩm thì chi phí sản xuất chung là chi phí gián tiếp, do đó để hạch tốn chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng chịu chi phí kế tốn cũng phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức phù hợp.

Ngoài việc phân chia chi phí sản xuất theo chức năng, công dụng cụ thể như trên, để quản lý và kiểm sốt chi phí sản xuất theo q trình, kế tốn quản trị cịn nhận diện chi phí sản xuất bao gồm chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi.

Chi phí ban đầu (Prime cost): Là sự kết hợp giữa chi phí nguyên

vật liệu trực tiếp và chi phí nhân cơng trực tiếp. Chi phí ban đầu phản ánh mức chi phí đầu tiên, cơ bản cấu thành nên sản phẩm, có thể tính riêng biệt và cụ thể cho từng đơn vị sản phẩm. Do đó, chi phí ban đầu được sử dụng làm cơ sở lập định mức chi phí cơ bản cần thiết để sản xuất sản phẩm.

Chi phí chuyển đổi (Conversion cost): Là sự kết hợp giữa chi phí

nhân cơng trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí này phản ánh mức chi phí cần thiết để chuyển đổi vật liệu sang dạng thành phẩm, được sử dụng làm cơ sở lập định mức chi phí cần thiết để chế biến 1 lượng nguyên vật liệu nhất định thành thành phẩm.

Trong sản xuất hiện đại, việc áp dụng tự động hóa vào sản xuất dẫn đến lao động thủ công của người lao động được thay thế dần bằng lao động máy móc, robot... Do vậy, chi phí nhân cơng trực tiếp ngày càng có xu hướng chuyển dịch dần sang chi phí sản xuất chung, tỷ trọng chi phí nhân cơng trực tiếp giảm đi, chi phí sản xuất chung tăng lên trong cơ cấu chi phí sản xuất sản phẩm. Chi phí ban đầu cũng có xu hướng giảm và chi phí chuyển đổi có xu hướng tăng lên trong chi phí sản xuất sản phẩm.

Chi phí ngồi sản xuất (Nonmanufactoring cost): Là những chi phí

phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp, ngồi q trình sản xuất sản phẩm, bao gồm:

Chi phí bán hàng: Là các khoản chi phí liên quan đến việc tổ chức

lưu thơng và tiếp thị hàng hóa, có tác dụng đưa sản phẩm từ sản xuất đến người tiêu dùng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí liên quan đến

tổ chức hành chính và các hoạt động văn phịng của doanh nghiệp.

Chi phí tài chính: Bao gồm các khoản lỗ liên quan đến đầu tư tài

chính, chi phí đi vay, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, dự phòng giảm giá đầu tư, lỗ phát sinh bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái.

Chi phí khác: Bao gồm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá

trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá; Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế...

Giống như chi phí sản xuất chung các khoản mục chi phí ngồi sản xuất cũng là những khoản mục chi phí có nội dung phức tạp, nhiều yếu tố

chi phí có tính chất biến đổi khác nhau do đó trong quản lý cần phải kiểm sốt chặt chẽ các khoản mục chi phí này.

Việc phân loại chi phí theo chức năng là căn cứ để tập hợp chi phí, xác định giá thành sản phẩm, đồng thời cung cấp thơng tin có hệ thống cho việc lập báo cáo tài chính và kiểm sốt chi phí theo chức năng hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)