Chính sách giá của DN,

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 101 - 105)

Đơn giá bán - Chính sách giá của đối thủ cạnh tranh. - Chính sách giá của DN,...

Khả năng thu tiền

của khách hàng - Chính sách thanh tốn của DN. - Mức độ uy tín của khách hàng đối với DN. - Khả năng tài chính của DN, của khách hàng,...

Phương pháp lập:

Dự tốn bán hàng có thể được lập cho từng mặt hàng hoặc cho tất cả các mặt hàng trong toàn DN và kỳ lập dự toán thường là quý hoặc năm.

Dự toán doanh thu =

Sản lượng

bán dự kiến x Đơn giá bán

Trong đó: Sản lượng hàng bán từng kỳ có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của sản phẩm, tính chất mùa vụ của sản phẩm,... Đơn giá bán sản phẩm từng kỳ cũng có thể khác nhau do các yếu tố từ thị trường và chính sách bán hàng trong từng kỳ của DN.

Dự toán tiền

thu trong kỳ = Dự toán số tiền thu nợ kỳ trước + hoạt động bán hàng trong kỳ Dự toán tiền thu ngay của

Số tiền thu ngay và khả năng thu nợ khách hàng sẽ phụ thuộc chính sách thanh tốn của DN trong từng thời điểm và có thể khác nhau đối với từng khách hàng, từng mặt hàng.

Ví dụ 3.1: Tại Cơng ty Cổ phần dệt may N&G, khối lượng hàng

bán dự kiến của các quý trong năm N lần lượt là: 95.000 SP; 110.000 SP; 100.000 SP; 92.000 SP với giá bán quý I, II, III dự kiến là 340 ngđ/SP, trong 3 tháng cuối năm giá bán dự kiến giảm 3%.

Cơng ty lập dự tốn tiêu thụ theo Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Dự tốn doanh thu năm N của Cơng ty N&G

Cơng ty Cổ phần dệt may N&G

DỰ TỐN DOANH THU Năm N Năm N

Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm

Khối lượng bán (sp) 95.000 110.000 100.000 92.000 397.000 Đơn giá bán (1.000 đồng) 340 340 340 329,8 Doanh thu (1.000 đồng) 32.300.000 37.400.000 34.000.000 30.341.600 134.041.600

Trong quá trình lập dự tốn bán hàng, kế tốn quản trị cần phải dự kiến lịch thu tiền bán hàng để làm cơ sở cho việc lập dự toán tiền. Khi dự kiến lịch thu tiền bán hàng, ngoài việc căn cứ vào doanh thu bán hàng trong năm kế hoạch còn phải xem xét đến tiền bán hàng phải thu của kỳ trước chuyển sang và tiền bán hàng kỳ kế hoạch chuyển sang thu kỳ sau. Ví dụ, tại Cơng ty Cổ phần dệt may N&G, trong quý I/N, công ty dự kiến sẽ thu hồi công nợ năm N-1 chuyển sang số tiền 4.000.000 ngđ. công ty ký hợp đồng khung với khách hàng dự kiến số tiền bán hàng thu ngay trong quý I, II là 50%/doanh thu; số còn lại thu hồi trong quý tiếp theo; Trong quý III, IV công ty dự kiến thu ngay trong quý là 50%/doanh thu; số tiền còn lại khách hàng trả đều trong 2 quý tiếp theo. Kế toán lập dự tốn thu tiền cho cơng ty theo Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Dự tốn thu tiền của Cơng ty N&G

Công ty Cổ phần dệt may N&G

DỰ TOÁN THU TIỀN Năm N Năm N

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm

Phải thu 31/12/N-1 4.000.000 4.000.000

Tiền thu từ hoạt động

bán hàng quý I 16.150.000 16.150.000 32.300.000 Tiền thu từ hoạt động

bán hàng quý II 18.700.000 18.700.000 37.400.000 Tiền thu từ hoạt động

bán hàng quý III 17.000.000 8.500.000 25.500.000 Tiền thu từ hoạt động

bán hàng quý IV 15.170.800 15.170.800

3.3.2. Dự toán sản xuất

Để đáp ứng nhu cầu bán hàng, DN cần có đủ lượng hàng hóa, sản phẩm cho nhu cầu bán và dự trữ. Vì vậy, sau khi xây dựng dự tốn bán hàng, các bộ phận có liên quan cần lập kế hoạch sản xuất hoặc mua ngoài để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ theo dự kiến - chính là q trình DN lập dự toán sản xuất. Về nội dung, khi xây dựng dự toán sản xuất, DN sẽ xác định sản lượng sản phẩm cần sản xuất và chi phí sản xuất phát sinh (đối với DN sản xuất) hoặc sản lượng sản phẩm mua ngoài và giá trị hàng mua (đối với DN thương mại).

3.3.2.1. Dự toán sản lượng sản xuất

Dự toán sản lượng sản xuất là bản kế hoạch chi tiết xác định sản lượng sản phẩm cần sản xuất (đối với DN sản xuất) hoặc sản lượng hàng hóa cần mua (đối với DN thương mại) nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và nhu cầu dự trữ trong tương lai của DN.

Mục đích: Dự tốn sản lượng sản xuất (đối với DN sản xuất) hay

dự toán sản lượng hàng mua (đối với DN thương mại) được thiết lập sẽ giúp DN chủ động trong hoạt động tiêu thụ hàng hóa cũng như hoạt động dự trữ, tránh những biến động về nguồn hàng, về giá cả có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng.

Nội dung: Trong dự toán sản lượng sản xuất (mua ngoài), DN sẽ

xác định sản lượng sản phẩm cần sản xuất (hoặc mua ngoài) để đảm bảo mức độ an toàn cho hoạt động tiêu thụ.

Cơ sở lập:

Dự toán sản lượng sản xuất (mua ngồi) được xây dựng trên cơ sở dự tốn bán hàng và kế hoạch dự trữ của DN.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng dự toán sản lượng sản xuất:

Việc xây dựng dự toán sản lượng sản xuất sẽ chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến hoạt động bán hàng, dự trữ, cụ thể:

Chỉ tiêu Nhân tố ảnh hưởng

Sản lượng hàng bán dự kiến trong kỳ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)