- Cơ quan quản lý nhà nước Đối tượng khác
DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
3.3.1. Dự toán bán hàng
Hệ thống dự toán trong DN thường được bắt đầu xây dựng từ dự tốn bán hàng vì hoạt động bán hàng được coi là hoạt động cơ bản, các hoạt động khác chịu sự chi phối và bị ảnh hưởng bởi hoạt động bán hàng.
Dự toán bán hàng là bản kế hoạch chi tiết xác định khối lượng, doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa dự kiến phát sinh trong tương lai của DN.
Mục đích: Dự tốn bán hàng được lập nhằm cung cấp thông tin về
hoạt động bán hàng của DN, về khối lượng hàng bán và đơn giá bán dự kiến cũng như tình hình thu tiền bán hàng. Việc xây dựng dự toán bán hàng sẽ giúp DN chủ động trong hoạt động bán hàng và trên cơ sở mục tiêu DN đề ra, dự toán bán hàng sẽ cho DN biết được khả năng tiêu thụ của mình để từ đó có những hành động quản trị phù hợp thúc đẩy quá trình bán hàng.
Nội dung: Trong hoạt động bán hàng, kế toán cần phản ánh thơng
hàng và thời điểm thu tiền có thể khác nhau nên kế tốn cũng phải phản ánh tình hình cơng nợ và thu tiền của khách hàng.
Vì vậy, liên quan đến dự toán bán hàng, kế toán cần xây dựng các dự toán liên quan gồm: Dự toán doanh thu, dự toán thu tiền.
Cơ sở lập:
- Dự toán doanh thu được lập dựa trên khối lượng hàng bán dự kiến và đơn giá bán dự kiến của sản phẩm, hàng hóa.
- Dự tốn thu tiền được lập dựa trên dự toán doanh thu, kế hoạch thu tiền của DN.
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng dự toán bán hàng:
Dự toán bán hàng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: các hoạt động bán hàng của kỳ trước, kế hoạch bán hàng của các kỳ tiếp theo, các điều kiện cụ thể của thị trường, hoạt động của đối thủ cạnh tranh,... cụ thể:
Chỉ tiêu Nhân tố ảnh hưởng
Sản lượng hàng bán - Thị hiếu tiêu dùng.