Cung lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 2 (Trang 27 - 34)

LAO ĐỘNG VÀ VỐN KINH DOANH DU LỊCH

6.1.2.1. Cung lao động

Nguồn cung lao động cho nền kinh tế nói chung, cho từng ngành riêng biệt và cho mỗi doanh nghiệp đều chịu sự tác động của ba yếu tố: sự tham gia của lực lượng lao động, thời gian làm việc và trình độ của lực lượng lao động.

Sự tham gia của lực lượng lao động

Về dài hạn, quy mơ tổng lực lượng lao động (những người có khả năng và sẵn sàng làm việc) sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ tham gia vào lực lượng lao động của từng nhóm dân cư khác nhau. Điều này thể hiện theo "mức độ hoạt động" (activity rate) của từng nhóm lứa tuổi hay giới tính. Một số nước trên thế giới, mức độ hoạt động của nam giới có khuynh hướng giảm. Hiện tượng này có liên quan đến việc kéo dài thời gian học tập của nam thanh niên, trong khi những người đứng tuổi lại nghỉ hưu sớm hơn. Ngược lại, mức độ hoạt động của phụ nữ lại cho thấy khuynh hướng tăng trưởng. Bên cạnh đó, hoạt động lao động của nữ còn thể hiện những dao động ngắn hạn lớn.

Tại sao mức độ hoạt động dài hạn của phụ nữ có chiều hướng gia tăng?

- Phụ nữ bị lôi cuốn vào lực lượng lao động trong các thời kỳ kinh tế tăng trưởng.

- Sự mở rộng các nghề nghiệp cho nữ giới, rất nhiều công việc trong các ngành dịch vụ có nhu cầu lao động nữ.

- Các cơ hội làm việc bán thời gian hoặc theo thời vụ cũng thu hút nhiều phụ nữ vào lực lượng lao động.

- Đứng về khía cạnh cung lao động, ngày càng nhiều phụ nữ có khả năng và sẵn sàng tham gia vào lực lượng lao động khi văn minh xã hội ngày càng cao.

- Những người phụ nữ có nghề nghiệp đem lại thêm một nguồn thu nhập nữa cho gia đình. Xu hướng tiền lương ngày càng tăng là động cơ không nhỏ để phụ nữ tham gia vào lao động xã hội.

Trong ngành du lịch, tỷ lệ lao động nữ so với nam giới là vào khoảng 2:1. Ngược lại, ở các ngành công nghiệp chế tạo khác, nữ giới chỉ chiếm 1/3 tổng số lao động và tầm quan trọng của lao động nữ trong các ngành này cũng không lớn như trong các ngành dịch vụ. Một số ngành dịch vụ như bán lẻ, khách sạn, nhà hàng, giáo dục và y tế có tỷ trọng lao động nữ tương đối cao. Thông thường trong các ngành dịch vụ lao động nữ đều lớn hơn 60% tổng lực lượng lao động.

Hiện tượng tăng trưởng lực lượng lao động nữ gắn liền với việc tăng trưởng các cơ hội nghề nghiệp bán thời gian. Trong ngành du lịch, hiện tượng này cịn có mối liên hệ với việc ra đời và phát triển các cơng việc có mức lương thấp ở khu vực dịch vụ này.

Thời gian làm việc

Cung lao động của một nền kinh tế nói chung, của từng ngành và từng doanh nghiệp nói riêng khơng chỉ phụ thuộc vào “mức độ hoạt động” của từng nhóm lao động, mà còn chịu ảnh hưởng bởi số giờ làm

việc của lực lượng lao động. Theo thời gian, số giờ lao động có xu hướng giảm dần. Trong ngắn hạn, do một số ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mơ thì số giờ làm việc có thể tăng hoặc giảm tuỳ từng thời kỳ, nhưng xu hướng dài hạn là số giờ làm việc trong tuần cũng sẽ ngày càng ngắn lại.

Khi thu nhập của người lao động tăng, thì giá việc nghỉ ngơi cũng tăng lên, theo nghĩa là mỗi một giờ không làm việc trị giá tương đương với một khoản thu nhập tiềm tàng bị mất đi. Điều này sẽ dẫn đến “hiệu ứng thay thế” (substitution effect), giờ làm việc có thể sẽ tăng lên do người lao động hy sinh thời gian nghỉ ngơi nhằm tăng thu nhập của mình. Bên cạnh đó, cũng có thể dẫn đến “hiệu ứng thu nhập” (income effect) làm cho số giờ lao động giảm đi vì khi thu nhập tăng, người lao động có thể quyết định tiêu dùng nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn, tăng cả thời gian nghỉ ngơi và tiêu dùng chúng.

Thực tế cho thấy, người lao động thường chọn việc nghỉ ngơi thư giãn khi mức lương thực tế tăng. Cung lao động của bất cứ một ngành hoặc một doanh nghiệp nào cũng có khả năng giảm sút khi thu nhập tăng và hiệu ứng thu nhập trội hơn hiệu ứng thay thế. Hình 6.1 cho thấy người lao động sẽ tăng giờ làm việc lên khi mức lương tăng cho tới điểm J. Từ điểm J trở đi, thời gian làm việc sẽ giảm khi mức lương vẫn tiếp tục tăng.

Mặt khác, đường cung lao động đối với lao động nam thường biểu hiện ở nửa trên (từ điểm J trở lên) vì tác động thu nhập lớn hơn tác động thay thế. Còn đường cung lao động đối với lao động nữ thường biểu hiện ở nửa dưới (từ điểm J trở xuống), đường cung có độ dốc dương.

Những thay đổi về thuế thu nhập cũng có thể tác động đến giờ làm việc. Khi thuế thu nhập tăng, thu nhập của người lao động giảm đi. Để đảm bảo sự tiêu dùng của mình thì người lao động có thể sẽ làm việc nhiều hơn để giữ được mức cân bằng trong chi tiêu như trước.

Khi nghiên cứu về thời gian làm việc trong ngành du lịch, một nội dung không thể không đề cập là lao động bán thời gian. Lao động bán thời gian tăng cũng có nghĩa là lực lượng lao động nữ tăng. Nhưng trên thực tế cả lao động nam và lao động nữ làm việc bán thời gian đều tăng. Lao động bán thời gian tập trung chủ yếu ở các ngành dịch vụ (chiếm 91% lực lượng bán thời gian của toàn nền kinh tế). Một tỷ lệ lớn lao động tại khách sạn và nhà hàng là làm việc bán thời gian (67% lao động nữ và 38,7% lao động nam). Xu hướng lao động bán thời gian được thể hiện rõ nét trong mọi mặt của ngành du lịch nên số lao động nữ bán thời gian lớn hơn lao động nữ làm việc cả ngày, còn lao động nam bán thời gian chỉ lớn hơn lao động nam làm việc cả ngày ở một số hoạt động như trong câu lạc bộ, cơ sở giải trí,...

Lao động bán thời gian của ngành du lịch là hệ quả tất yếu của nhu cầu đối với loại sản phẩm dịch vụ này. Đó là những khoảng dao động lớn về cầu trong một ngày, trong một tuần, trong một năm và lao động bán thời gian là cách thức hợp lý để đáp ứng nhu cầu trong những giờ cao điểm. Không giống như các ngành sản xuất khác là sản xuất ra sản phẩm và có thể dự trữ chúng để chờ bán ra vào thời điểm nhu cầu cao, sản phẩm của ngành du lịch hầu như khơng thể dự trữ, tồn kho vì sản xuất và tiêu dùng sản phẩm đồng thời cả về không gian và thời gian.

Lực lượng lao động bán thời gian tăng cịn có thể là do các chủ doanh nghiệp không tuyển dụng đủ số lao động toàn thời gian cần thiết.

Điều này có thể xảy ra cả khi tình trạng thất nghiệp cao, có thể do số lao động thất nghiệp không đáp ứng được nhu cầu lao động trong ngành, không tiếp cận được các thông tin về việc làm trong ngành hoặc có thể họ sống ở những khu vực địa lý xa với doanh nghiệp tuyển lao động.

Việc mở rộng quyền hạn và phúc lợi cho lao động bán thời gian đã góp phần làm tăng đáng kể lực lượng lao động nữ trong ngành du lịch và như vậy có nghĩa là các chủ doanh nghiệp trong ngành có được nguồn cung lao động bổ sung với giá thấp mà không cần quá nỗ lực thu hút lao động bằng cách đưa ra những mức lương hấp dẫn hơn.

Trình độ của lực lượng lao động

Cung lao động còn chịu tác động bởi trình độ của lực lượng lao động (chất lượng của lực lượng lao động). Giá trị đầu ra của mỗi lao động khác nhau tuỳ thuộc vào khả năng thiên bẩm, trình độ học vấn và việc đào tạo chuyên môn của doanh nghiệp. Ngồi ra, có thể kể đến những yếu tố bổ sung như số lượng và chất lượng máy móc, và việc tổ chức hiệu quả quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ.

Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực được coi là một khoản “đầu tư” dài hạn. Việc hoàn trả vốn đầu tư sẽ ở dưới dạng nâng cao trình độ của người lao động, tăng năng suất lao động và tăng sản phẩm đầu ra cho xã hội. Bên cạnh những lợi ích này cần phải tính đến các chi phí mà từng cá nhân và xã hội phải trả. Sau chương trình học phổ thông bắt buộc, những ai muốn tiếp tục học lên sẽ phải tốn một khoản chi phí khơng nhỏ đồng thời đánh mất cơ hội kiếm tiền trong khoảng thời gian đó và xã hội cũng hụt đi một lượng sản phẩm đầu ra. Bên cạnh đó, cịn các khoản chi phí mua sách vở, xây dựng trường,... (Hình 6.2). Nhưng hầu hết các sinh viên đều thấy đầu tư cho học hành ở bậc đại học và bậc cao hơn là một khoản đầu tư có lợi cho bản thân họ, bởi thực tế phần lớn các chi phí đều được Nhà nước thanh tốn, cá nhân họ chỉ phải trả một phần.

Hình 6.2. Thu nhập và chi phí đầu tư của cá nhân cho học tập

- Lợi ích của đầu tư. Jt là thu nhập dự kiến trong tương lai tại thời điểm t của cá nhân. Tương tự Kt là thu nhập dự kiến trong tương lai của cá nhân có trình độ chun mơn cao hơn do đầu tư thêm vào giáo dục (thời gian đào tạo dài hơn, học thêm để nâng cao trình độ). Chênh lệch thu nhập Kt - Jt chính là lợi ích mà cá nhân nhận được khi đầu tư cho giáo dục (trong một năm).

- Chi phí của đầu tư bao gồm: Học phí + Sách vở + J0, J0 là chi phí cơ hội (thu nhập bị mất đi do thời gian đi học khơng làm việc). Do vậy, chi phí đầu tư = D0 + J0, trong đó D0 là chi phí trực tiếp (chi phí cho sách vở, học phí).

Tuy nhiên, thu nhập được tính là thu nhập trong tương lai (ví dụ, từ khi học xong cho tới khi về hưu). Còn với các khoản chi phí chỉ tính trong thời gian ngắn (ví dụ trong khoảng từ 1 đến 5 năm học đại học). Vì vậy, để so sánh được lợi ích và chi phí cần phải tính được giá trị hiện tại của các khoản lợi ích và chi phí đó.

Cá nhân người lao động sẽ quyết định đầu tư cho việc đi học nếu: Chi phí nhỏ hơn lợi ích thu được. Hay nói cách khác, cá nhân sẽ đầu tư cho giáo dục khi NPV (net present value) giá trị hiện tại ròng của khoản đầu tư này là lớn hơn 0.

Thu nhập của người tốt nghiệp đại học

Thu nhập

Chênh lệch thu nhập Thu nhập của người tốt

nghiệp phổ thông Chi phí cơ hội Chi phí trực tiếp J0 o D0 T Kt - Jt 4 Năm

        T t t t t r J K J D 1 0 0 1 Hoặc: 1   0 0 0 1        J D r J K NPV T t t t t

Các doanh nghiệp cần phải cân nhắc thận trọng cho mục đầu tư nhân sự này. Cử người lao động đi đào tạo hoặc mở các lớp bồi dưỡng tay nghề đều tốn những khoản chi phí lớn. Nhưng việc hồn trả “vốn đầu tư” này lại hoàn toàn phụ thuộc vào người lao động, liệu tay nghề có nâng cao đáng kể khơng? Liệu sau khi được đào tạo họ có ở lại doanh nghiệp làm việc khơng?... Một số doanh nghiệp có lợi khi khơng đào tạo lại lao động mà lựa chọn con đường tuyển dụng những người đã có tay nghề và trình độ của các doanh nghiệp khác hoặc chỉ mở các lớp đào tạo mang đậm nét đặc thù riêng của doanh nghiệp.

Hiện trong ngành du lịch có nhiều hình thức đào tạo khác nhau với những nội dung khác nhau, gồm cả các lớp nghiệp vụ và lớp nâng cao trình độ quản lý cho cả những người mới tuyển dụng và những người đang làm việc. Số liệu thống kê cho thấy, những người khơng có tay nghề hoặc bằng cấp chính thức chiếm khoảng 50 - 85%, bởi vậy, nhu cầu về đào tạo nội bộ là rất lớn.

Ngoài ra, cung lao động cịn có mối quan hệ chặt chẽ với sự lựa chọn của người lao động. Nếu người lao động tìm kiếm khả năng hồn trả cao nhất cho những đầu tư của bản thân thì họ sẽ cân nhắc đến các yếu tố như nghề nghiệp, ngành và cơng ty, mà những yếu tố này có thể mang lại cho họ nguồn thu nhập và sự thoả mãn nghề nghiệp lớn nhất. Trước tiên, người lao động xem xét đến mối tương quan giữa tiền lương và yêu cầu cơng việc. Ngồi ra, người ta cịn tính đến các khía cạnh phi vật chất, chẳng hạn có một số nghề nguy hiểm hoặc độc hại, hoặc có vị trí xã hội thấp kém, cịn một số nghề khác thì dễ chịu, có địa vị cao và xem xét các rủi ro thất nghiệp khác... Người lao động sẽ cân nhắc để có được “lợi ích rịng” - phối hợp cả các yếu tố vật chất và phi vật chất, từ đó lựa chọn nơi làm việc thích hợp cho bản thân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 2 (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)