Cơ cấu và nguồn vốn kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 2 (Trang 65 - 66)

Q trình tăng vốn của tập đồn FLC

6.2.3. Cơ cấu và nguồn vốn kinh doanh du lịch

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào thì yếu tố tiên quyết khơng thể thiếu chính là vốn. Nguồn vốn là nguồn hình thành nên các tài sản cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn trong doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Tỷ lệ giữa nợ phải trả (có thể là tổng nợ hoặc nợ dài hạn) và tổng vốn đầu tư (hoặc vốn chủ sở hữu) được hiểu là cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Như vậy, thành phần và tỷ trọng từng nguồn vốn so với tổng nguồn vốn tại 1 thời điểm gọi là cơ cấu nguồn vốn. Một

cơ cấu nguồn vốn hợp lý phản ánh sự kết hợp hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay trong điều kiện nhất định.

Về bản chất, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là quan hệ về tỷ trọng giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thường biến động trong các chu kỳ kinh doanh và có thể ảnh hưởng tích cực đến lợi ích của chủ sở hữu.

Trong kinh doanh du lịch, vốn cũng được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Doanh nghiệp tiến hành xác định và lựa chọn các nguồn vốn phù hợp tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của mình. Nhìn chung, có thể xác định nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp du lịch theo hai giai đoạn, là vốn đầu tư ban đầu và vốn kinh doanh thường xuyên, mỗi giai đoạn này, vốn được hình thành từ các nguồn khác nhau.

Đối với đầu tư ban đầu hoặc bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ các nguồn như sau:

- Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn tự có của doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối, vốn bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh hoặc vốn tài trợ của Nhà nước.

- Nguồn vốn vay bao gồm: Vay ngân hàng, phát hành trái phiếu của cơng ty, hình thức thuê tài chính, vay của các tổ chức tài chính khác...

Ngồi ra, doanh nghiệp có thể huy động vốn trong nội bộ ngành hoặc doanh nghiệp.

Đối với hoạt động kinh doanh thường xuyên, doanh nghiệp huy động vốn từ các nguồn: Vốn tự có của doanh nghiệp; vốn coi như tự có; quỹ tạm sử dụng (quỹ lương, phúc lợi, khen thưởng); vốn vay ngân hàng dưới hình thức ngắn hạn và vốn trong thanh tốn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 2 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)