Khái niệm và bản chất của hiệu quả

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 2 (Trang 130 - 132)

- Điện thoại, fax Internet

HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DU LỊCH

8.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả

Hiểu một cách chung nhất, hiệu quả là phạm trù kinh tế - xã hội, là chỉ tiêu phản ánh trình độ của con người sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia các hoạt động để đạt được kết quả với mục đích của mình. Đây là một khái niệm rộng, bao trùm mọi mặt đời sống xã hội, từ sản xuất kinh doanh đến y tế, giáo dục, quốc phòng,... Về cơ bản, hiệu quả được phản ánh trên 2 mặt: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh mức độ tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng nguồn lực sản xuất và mức độ hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền sản xuất xã hội. Có thể xem xét hiệu quả kinh tế với nhiều quan điểm khác nhau:

Thứ nhất, hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được của hoạt động kinh tế. Hiểu theo quan điểm này thì:

Hiệu quả = Doanh thu

Ưu điểm của quan điểm này là xác định hiệu quả đơn giản, nhanh gọn, phản ánh được quy mô hoạt động kinh tế; hạn chế của quan điểm

này là chỉ tiêu xác định không phản ánh được chất lượng hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, hiệu quả kinh tế là mối quan hệ so sánh (mối tương quan tuyệt đối) giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó trong hoạt động kinh tế. Hiểu theo quan điểm này thì:

Hiệu quả = Kết quả - Chi phí = Lợi nhuận

Ưu điểm của quan điểm này là chỉ tiêu hiệu quả dễ xác định, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế; hạn chế của quan điểm này là chỉ tiêu khơng mang tính tổng hợp, khó có thể dùng chỉ tiêu này để so sánh (giữa các bộ phận, giữa các doanh nghiệp), mặt khác do dễ đồng nhất giữa kết quả với hiệu quả nên không phân định được rõ ràng giữa hiệu quả và kết quả.

Thứ ba, hiệu quả kinh tế là mối tương quan tối ưu (mối tương quan tương đối) giữa các yếu tố đầu ra và các yếu tố đầu vào cần thiết của hoạt động kinh tế đó. Hiểu theo quan điểm này thì:

Hiệu quả = Kết quả/Chi phí

Ưu điểm của quan điểm này là chỉ tiêu phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế, cho phép đánh giá được hiệu quả ở nhiều góc độ khác nhau, có thể dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau; hạn chế của quan điểm này là việc xác định hiệu quả phức tạp và khó khăn, địi hỏi phải xác định được mối quan hệ tương thích giữa các yếu tố đầu ra và các yếu tố đầu vào, nói cách khác là phải có quan điểm thống nhất để xác định kết quả đầu ra và tính tốn được các khoản chi phí đầu vào.

Như vậy, trong kinh doanh du lịch, để đo lường hiệu quả kinh tế thường sử dụng quan điểm thứ ba. Bản chất của hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế hoặc trong doanh nghiệp; là việc sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm nhất.

Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù khách quan, phản ánh trình độ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế - xã hội đặt ra với chi phí thấp nhất trong mỗi thời kỳ

xác định. Vì vậy, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp.

Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu của xã hội, phản ánh mức độ ảnh hưởng của các kết quả đạt được đến xã hội và môi trường. Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội; mức độ tạo việc làm cho xã hội; cải thiện điều kiện lao động; việc bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, hạn chế sự ô nhiễm môi trường; năng suất lao động xã hội, mức sống của người dân, mức phân phối lại thu nhập của ngành cho xã hội,... Để xem xét hiệu quả xã hội, có thể xem xét sự tương quan giữa các kết quả (mục tiêu) đạt được về mặt xã hội và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập, đây là mối quan hệ hữu cơ gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời. Đối với một doanh nghiệp bao giờ cũng phải gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 2 (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)